Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không 'về đích' như kỳ vọng Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững? Chính phủ yêu cầu sửa đổi tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp lại

Không có sản phẩm ‘xấu’, chỉ có doanh nghiệp ‘xấu’

Các quốc gia nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã ban hành quy định pháp luật về gỗ hợp pháp ngày càng nghiêm ngặt. Theo đó, Hoa Kỳ có Đạo luật Lacey; EU có Quy chế gỗ (EUTR) và Quy chế không gây mất rừng (EUDR); Australia có Luật chống khai thác gỗ bất hợp pháp; Nhật Bản có Luật gỗ sạch; Hàn Quốc có Luật sử dụng gỗ bền vững; Anh có Quy chế sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ.

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ: Lúng túng trong triển khai - Bài 1
Dây chuyền sản xuất tại Công ty CP Woodsland Tuyên Quang. Ảnh. N.H

Cùng với đó, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU; Thỏa thuận về chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp với Hoa Kỳ nhằm cam kết loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung ứng. EU, Hoa Kỳ yêu cầu cơ quan chức năng của Việt Nam phải xác minh từng lô hàng trước khi xuất khẩu sang các thị trường này để đảm bảo là gỗ hợp pháp.

Ước tính hàng năm, Việt Nam xuất khẩu hàng triệu lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Cơ quan chức năng của Việt Nam không thể xác minh từng lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ trước khi xuất khẩu. Việc này sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU nhất trí rằng, thay cho việc xác minh từng ‘lô gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu’ sang EU thì Việt Nam chuyển sang xác minh sự tuân thủ của “doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng” để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của hệ thống Đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) và không ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Tường Vân - Chuyên gia VPA/FLEGT (Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản) - thông tin, việc phân loại doanh nghiệp nhằm đánh giá mức độ rủi ro của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng gỗ của Việt Nam về việc tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Hệ thống VNTLAS. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp xác minh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, cấp phép FLEGT cho lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU một cách phù hợp, hiệu quả và kịp thời. Việc phân loại giúp giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.

Theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam và Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, đối tượng phân loại doanh nghiệp là doanh nghiệp có hoạt động chế biến đồng thời với hoạt động xuất khẩu gỗ. Quy định này có hiệp lực từ 1/5/2022.

Tuy nhiên, theo Nghị định 120/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đã mở rộng đối tượng phân loại doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu và xuất khẩu gỗ. Ước tính (theo số liệu năm 2022) đối tượng phân loại doanh nghiệp theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 15/11/2024) là 3.921 doanh nghiệp (trong đó có 1.663 doanh nghiệp là đối tượng phân loại theo Nghị định 102/NĐ-CP).

Trong phân loại, doanh nghiệp đạt tiêu chí Nhóm I là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật trong việc thành lập và hoạt động doanh nghiệp; tuân thủ pháp luật về nguồn gốc gỗ hợp pháp… Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh hoặc lâm sản của doanh nghiệp nhóm I khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển không phải xác nhận Bảng kê lâm sản.

Ông Trịnh Xuân Dương - Chi hội trưởng Chi hội Gỗ dán Việt Nam (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) - thông tin, mỗi năm, có hàng triệu container lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ cần kiểm tra trước khi thông quan, cần rất nhiều nhân lực, nguồn lực để kiểm tra... Ngành gỗ hiện nay có hơn 1.600 doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu, khi đánh giá số lượng doanh nghiệp này sẽ nhanh hơn so với đánh giá từng container hàng.

"Như vậy, việc phân loại doanh nghiệp có tác dụng là đánh giá về sự uy tín của doanh nghiệp, bởi nguyên tắc khi tham gia hội nhập là đánh giá sản phẩm nhưng sản phẩm đó tốt hay xấu là do doanh nghiệp chứ không phải do sản phẩm; đồng thời tiết kiệm nhân lực, nguồn lực trong quá trình kiểm tra, tạo điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nhanh hơn" - ông Dương nói.

Khó khi bắt tay vào thực hiện

Nghị định 120/2024/NĐ-CP ngày 30/9/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102 khi làm thủ tục Hải quan để xuất khẩu các lô hàng; Nghị định 102/2020/NĐ-CP về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam; Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; Quyết định số 1303/QĐ-BNN-TCLN, ngày 13/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính, sửa đổi bổ sung Quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đều hướng tới mục tiêu đón trước yêu cầu của thị trường cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu ngành gỗ.

Tuy nhiên, khi bắt tay vào triển khai, doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn. Chia sẻ thực tế từ câu chuyện của doanh nghiệp mình, bà Đặng Thị Thái - Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thanh Hùng (Hà Nội) - cho hay, nhận thức được những lợi ích của việc phân loại doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan nếu doanh nghiệp được đánh giá thuộc Nhóm I nên công ty nộp hồ sơ và rất tự tin vì không chỉ đáp ứng đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường… mà công ty là một trong những đơn vị đã tham gia đánh giá thử nghiệm trước khi Thông tư 21 ra đời.

“Chúng tôi có cả bảo hiểm phòng cháy, chữa cháy; thành lập đội phòng cháy, chữa cháy, có báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường cũng đã làm xong, thuế cũng đã nộp đủ ở Hà Nội và 2 chi nhánh”, bà Đặng Thị Thái chia sẻ.

Tuy nhiên, dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng doanh nghiệp này đã bị từ chối sau 20 ngày nộp hồ sơ với lý do, doanh nghiệp mới chỉ nộp báo cáo hàng quý cho Hạt kiểm lâm Đông Anh (Chi cục Kiểm lâm Hà Nội) còn chưa nộp báo cáo quý cho Hạt kiểm lâm Bắc Ninh, Hưng Yên theo quy định.

“Phía Hạt kiểm lâm Đông Anh cũng gợi ý doanh nghiệp nên làm phân loại này tại Hưng Yên hay Bắc Ninh” - bà Đặng Thị Thái chia sẻ và cho biết, thực tế trước khi làm phân loại doanh nghiệp tại Hà Nội, doanh nghiệp cũng đã thử làm tại Bắc Ninh và Hưng Yên và bị từ chối, vì doanh nghiệp có trụ sở chính ở Hà Nội, tất cả bảo hiểm xã hội, hoạt động công đoàn, nộp phí công đoàn cũng diễn ra tại Hà Nội.

Dù không đạt được kết quả như kỳ vọng nhưng doanh nghiệp không bỏ cuộc. "Chúng tôi sẽ nộp báo cáo quý cho Hạt kiểm lâm Bắc Giang và Hưng Yên, sang năm sẽ tiếp tục nộp lại hồ sơ tại Hà Nội xem có bị từ chối nữa hay không?”, bà Đặng Thị Thái cho hay.

Còn theo ông Phạm Văn Thành - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Thanh Hóa, với các doanh nghiệp dăm gỗ hiện tại chưa yêu cầu phân loại doanh nghiệp, tuy nhiên, xu thế, các doanh nghiệp cùng phải tính đến khi Nghị định 120/2024/NĐ-CP có hiệu lực.

Về cơ bản, các doanh nghiệp đã nắm được quy trình thủ tục phân loại doanh nghiệp. Các thông tin là tương đối rõ ràng, tuy nhiên, theo ông Thành, các doanh nghiệp đang băn khoăn về tiêu chí "không vi phạm đến mức xử lý trên 25 triệu đồng", bởi hiện nay cơ quan thuế chỉ công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm lớn về thuế, nhưng khi thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm, doanh nghiệp có thể bị phạt với mức trên 25 triệu đồng, vậy lúc đó doanh nghiệp có bị đánh tụt hạng không?

Trong khi đó, một số doanh nghiệp cho biết, hồ sơ lâm sản, phân loại doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng rất ‘tù mù’, làm theo những cái mình hiểu và theo các đơn vị tư vấn chia sẻ. Một số doanh nghiệp lại cho rằng, doanh nghiệp không có ý định thực hiện phân loại doanh nghiệp bởi việc xuất khẩu vẫn tốt, phía đối tác cũng không yêu cầu, trong khi các yêu cầu thủ tục phân loại đang phát sinh thời gian, chi phí của doanh nghiệp... Trong khi đó, không ít doanh nghiệp cùng tỏ ra băn khoăn về việc doanh nghiệp được xếp Nhóm I thì khi làm chứng nhận xuất xứ (C/O) có phải xác minh lại không? Cơ quan thuế có truy suất đến F0, F1, F2… không?

Giải thích rõ hơn về quyền lợi doanh nghiệp, ông Phạm Văn Thái - Phòng Kiểm tra xử lý vi phạm - Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết việc phân loại doanh nghiệp hay không phân loại thì hồ sơ xuất khẩu như nhau (Điều 19, Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT), chỉ khác là doanh nghiệp được phân loại nhóm I được tự xác nhận bảng kê; doanh nghiệp thuộc nhóm II do cơ quan hải quan xác nhận.

Trong phân loại, doanh nghiệp đạt tiêu chí nhóm I phải đạt cả 4 tiêu chí: Tuân thủ pháp luật trong việc thành lập và hoạt động ít nhất 1 năm kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp; Tuân thủ quy định pháp luật về nguồn gốc gỗ hợp pháp theo Quy định của Nghị định 102/2020/NĐ-CP và quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản (nay là Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT); Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định 102/2020/NĐ-CP và lưu hồ sơ gốc theo quy định của pháp luật; Không vi phạm đến mức xử lý theo quy định tại Nghị định 102/2020/NĐ-CP (trên 25 triệu đồng). Doanh nghiệp không đạt 1 trong 4 tiêu chí này thuộc doanh nghiệp Nhóm II.

Bài 2: Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Cần có lộ trình phù hợp

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định VPA/FLEGT

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu

Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu

Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành một ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của dòng vốn FDI.
Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer

Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer

Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer nhập khẩu, trong đó có sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Đà Nẵng đang nỗ lực tăng ca để kịp xuất những container hàng cuối cùng trước năm mới 2025, hoàn thành vượt mục tiêu năm 2024.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các công cụ chính sách, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tăng 15,8%, cao gần gấp 3 lần so với mục tiêu Chính phủ giao.
Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Xuất khẩu hàng hóa đứng trước nhiều thách thức khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách nhập khẩu đòi hỏi sự chuẩn bị từ sớm, từ xa của các doanh nghiệp, ngành hàng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa tổ chức đoàn công tác sang thị trường Trung Quốc nhằm triển khai loạt hoạt động đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, 11 tháng năm 2024, xuất khẩu quế thu về gần 250 triệu USD.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Sau 11 tháng, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 185,4 tỷ USD, gần tiệm cận con số 200 tỷ USD kỷ lục từ trước đến nay.
Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu

Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu

Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng 15,4%, cán cân thương mại xuất siêu 24,31 tỷ USD. Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu
Xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2024 thu về 4,84 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2024 thu về 4,84 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 4,84 tỷ USD, giảm 15,4% về lượng, nhưng tăng 32,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội: Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Hà Nội: Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Từ ngày 12 đến 16/12, sẽ diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì năm 2024.
11 tháng năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt kết quả của năm 2023

11 tháng năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt kết quả của năm 2023

Theo Tổng cục Thống kê, sau 11 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt 122,4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu.
Xuất khẩu rau, quả đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Xuất khẩu rau, quả đạt mức cao nhất từ trước đến nay

11 tháng, xuất khẩu rau, quả đạt 6,66 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, cả năm 2024 có thể thu về 7,2 tỷ USD.
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) tăng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) tăng mạnh

11 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 3.933 tấn, tăng mạnh so với con số 129 tấn cùng kỳ năm trước.
Hiệp định EVFTA: Cơ hội rộng mở để nông sản Việt vào thị trường EU

Hiệp định EVFTA: Cơ hội rộng mở để nông sản Việt vào thị trường EU

Ngày 6/12, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp tham gia bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam.
Xúc tiến, quảng bá nông sản Yên Bái tại Hà Nội

Xúc tiến, quảng bá nông sản Yên Bái tại Hà Nội

Sáng 6/12, tại Hà Nội, diễn ra lễ Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD

Theo báo cáo Tổng cục Thống kê cập nhật sáng 6/12, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 11 tháng đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Lâm Đồng: Công bố mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng khu vực vùng sâu tại huyện Đam Rông

Lâm Đồng: Công bố mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng khu vực vùng sâu tại huyện Đam Rông

Lâm Đồng công bố mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa tại địa bàn huyện Đam Rông.
Vượt qua khó khăn, xuất khẩu sợi của Việt Nam tăng trưởng 2,85% trong năm 2024

Vượt qua khó khăn, xuất khẩu sợi của Việt Nam tăng trưởng 2,85% trong năm 2024

Năm 2024, xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam ước đạt 4,48 tỷ USD, tăng 2,85% so với năm 2023. Đây là con số rất tích cực trong bối cảnh quá khó khăn cho ngành.
Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin, Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký.
Xuất khẩu hạt điều sang Thuỵ Điển: Thương vụ khuyến cáo gì cho doanh nghiệp?

Xuất khẩu hạt điều sang Thuỵ Điển: Thương vụ khuyến cáo gì cho doanh nghiệp?

Hạt điều là một trong những sản phẩm Việt Nam được thị trường Thuỵ Điển ưa chuộng, song đây cũng là thị trường có nhiều đòi hỏi về chất lượng sản phẩm.
Xuất khẩu 2024 dự báo tăng cao nhất kể từ năm 2021

Xuất khẩu 2024 dự báo tăng cao nhất kể từ năm 2021

Báo cáo mới công bố của UOB dự báo xuất khẩu của Việt Nam năm nay sẽ tăng 18%, cao nhất kể từ năm 2021.
Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ: Bước đi chiến lược, cần làm ngay

Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ: Bước đi chiến lược, cần làm ngay

Với vị trí địa lý thuận lợi, việc thành lập Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ (Bà Rịa-Vũng Tàu) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho địa phương, vùng kinh tế, doanh nghiệp.
Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,3 tỷ USD

Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,3 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo đạt gần 8,5 triệu tấn với 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động