Thứ bảy, 07/01/2023 - 22:35(GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Tố

Trưởng ban Thường trực Quốc hội từ 1/1946 đến 11/1946
Ông Nguyễn Văn Tố

Họ và tên: Nguyễn Văn Tố

Ngày sinh: 05/6/1889

Ngày mất: 7/10/1947

Quê quán: Hà Đông (nay thuộc Hà Nội)

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- Thuở nhỏ ông học chữ Hán, sau sang Pháp học đỗ bằng Thành Chung (Trung học). Về nước ông làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. Ông từng làm Hội trưởng hội Trí Tri, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ trước năm 1945.

- Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Bộ trưởng Cứu tế Xã hội trong chính phủ lâm thời. Ông là Đại biểu Quốc hội, Trưởng ban thường trực Quốc hội khóa I,Quốc vụ khanh trong Chính phủ Liên hiệp quốc dân.

- Sau ngày toàn quốc kháng chiến (ngày 19 tháng 12 năm 1946, ông cùng Chính phủ rút lên Việt Bắc tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Ngày 7 tháng 10 năm 1947, trong 1 cuộc tấn công chớp nhoáng của quân đội Pháp vào chiến khu trong chiến dịch Việt Bắc, ông bị bắt, bị tra khảo và bị giết tại Bắc Cạn.

- Nguyễn Văn Tố nghiên cứu các vấn đề văn hóa, văn học, lịch sử; ông viết bài bằng tiếng Việt, tiếng Pháp, đăng trên tạp chí của Viện Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO), của Hội Trí tri (“Kỉ yếu của Hội Trí tri Bắc Kỳ”), “Tập san Trí tri”, “Đông Thanh”, “Tương lai Bắc Kỳ”, “Tri Tân”. Nhiều công trình khảo cứu sử học (“Đại Nam dật sử”, “Sử ta so với sử Tàu”, “Có nhà tiền Lý không?”, “Những ông nghè triều Lê”, “Đồ thờ của ta”, “Vết tích thành Đại La”, …), khảo cứu văn học sử và văn bản học (“Việt Nam văn học sử”, Bàn qua về “Việt Nam thi văn hợp tuyển”, “Hạnh thục ca”, “Tài liệu để đính chính những bài văn cổ”, “Tra nghĩa chữ Nho”, …) đã gây được tiếng vang rộng lớn. Ông thực sự là một chiến sĩ yêu nước chân chính, uyên bác, có những cống hiến xuất sắc cho nền văn hiến dân tộc nửa đầu thế kỷ XX.

- Tên ông được đặt cho 1 trường ở Khu 9 Nam Bộ trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Trường Nguyễn Văn Tố rất nổi tiếng vì đã có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Nhiều cán bộ lãnh đạo Nhà nước Việt Nam hiện nay có xuất thân từ trường này.

- Ngày nay còn có nhiều ngôi trường mang tên ông tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

.
Theo Dangcongsan.vn
Vụ án chuyến bay giải cứu: Nỗi đau mất cán bộ và lời Bác Hồ năm xưa về “đạn bọc đường”

Vụ án chuyến bay giải cứu: Nỗi đau mất cán bộ và lời Bác Hồ năm xưa về “đạn bọc đường”

Vụ án chuyến bay giải cứu đã để lại những bài học sâu sắc về công tác quản lý cán bộ.
Sắp diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới

Sắp diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số phối hợp cùng Amazon Global Selling dự kiến tổ chức Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới vào 2 ngày 7 và 9/6.
Ngày này năm xưa 11/4: Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu

Ngày này năm xưa 11/4: Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu

Ngày này năm xưa 11/4: Ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu, ngày truyền thống Hợp tác xã Việt Nam.
Ngày này năm xưa ngày 10/4: Quyết định về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Ngày này năm xưa ngày 10/4: Quyết định về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Ngày này năm xưa 10/4, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế của khẩu Móng Cái, Ban hành sắc lệnh "Đảm phụ quốc phòng".
Lại những luận điệu sai trái về cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”

Lại những luận điệu sai trái về cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng việc các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố.
Mobile VerionPhiên bản di động