Chủ nhật 24/11/2024 04:12

Những tác dụng không ngờ của vỏ cam với bệnh tim mạch

Vỏ quả cam chứa nhiều hàm lượng vitamin, chất chống oxy hóa và limonene... Đây là chất hóa học có đặc tính chống viêm, chống ung thư và các bệnh về tim mạch.

Nhiều hàm lượng dinh dưỡng quý

Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng dinh dưỡngtrong vỏ cam cung cấp tới hơn 55 loại flavonoid và phytonutrients – các nhóm chất chống oxy hóa quan trọng của cơ thể.

Những tác dụng không ngờ của vỏ cam với bệnh tim mạnh

Bên cạnh đó, vỏ cam còn có nhiều chất xơ và đa dạng nhóm vitamin thiết yếu như vitamin C, vitamin A, vitamin B5, B6, Đồng, Canxi, Magiê... Đã có nghiên cứu chỉ ra, trong khi vỏ quả cam chứa 136 miligam vitamin C thì thịt chỉ chứa khoảng 71 miligam.

Với nhiều hàm lượng dưỡng chất như vậy nên vỏ cam có những tác dụng không ngờ trong việc tăng sức đề kháng.

Một số công dụng của vỏ cam

Tăng cường sức khỏe của tim: Vỏ cam có chứa sắc tố thực vật hesperidin. Đây là một bioflavonoid có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm được tìm thấy chủ yếu trong trái cây có múi. Trong một số nghiên cứu, hesperidin làm giảm cả cholesterol và huyết áp cao. Cả hai yếu tố này đều mang đến tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Giảm ho tiêu đờm: Trong vỏ cam có lượng lớn hoạt chất beta-cryptoxanthin, đảm nhiệm vai trò đào thải histamin ra khỏi phổi, làm sạch đờm và củng cố hoạt động của đường hô hấp.

Ngăn ngừa lão hóa da: Nhiều nghiên cứu cho thấy, tình trạng thâm nám và lão hóa da ở chị em phụ nữ hoàn toàn có thể được cải thiện nhờ vỏ cam. Vitamin C từ vỏ cam sẽ duy trì độ đàn hồi, ngăn ngừa tình trạng sỉn màu của da, thậm chí còn có đặc tính ngăn chặn tia UV gây ung thư da.

Một số lưu ý khi sử dụng vỏ cam

Nhằm đảm bảo tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe từ vỏ cam, trước khi dùng nên rửa sạch vỏ cam với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Tốt nhất nên phơi khô vỏ cam rồi đun nước uống hoặc sên mứt dùng dần, tránh sử dụng vỏ cam tươi.

Sau khi phơi khô nên bảo quản vỏ cam trong lọ thủy tinh, đặt ở nơi thông thoáng. Không sử dụng nếu thấy có hiện tượng nấm mốc, hư hỏng. Hạn chế uống quá nhiều nước vỏ cam. Theo khuyến cáo, thông thường mỗi tuần chỉ nên uống từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 200ml. Khi có dấu hiệu dị ứng, mẩn đỏ thì nên tạm ngưng sử dụng.

Cam là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới, chủ yếu được tiêu thụ để lấy nước ép, còn lớp vỏ đắng thường bị bỏ đi. Số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm có khoảng 32 triệu tấn vỏ cam bị bỏ đi.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Huyết áp

Tin cùng chuyên mục

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Mức hỗ trợ người có công xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Chạy thử nghiệm 3 làn thu phí không dừng tại sân bay Nội Bài

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn

Liên đoàn Lao động 5 tỉnh đồng bằng sông Hồng bổ sung hơn 2.400 thỏa ước lao động tập thể

Hội thảo khoa học quốc gia ‘Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh'

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay tại Bình Định

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Chiến thắng Bình Giã góp phần làm phá sản chiến lược ‘chiến tranh đặc biệt’

Từ năm 2024, bổ sung thêm 2 nhóm giải mới vào Giải Báo chí quốc gia

Phát động giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh