Nhiều lợi ích từ Hệ thống quản lý Hải quan tự động tại cảng Hải Phòng
Xuất nhập khẩu 13/12/2017 21:05 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Hệ thống quản lý Hải quan tự động tại cảng Hải Phòng tạo thuận lợi cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp |
Theo Tổng cục Hải quan, hệ thống cảng Hải Phòng có chiều dài gần 30km với 67 doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, trong đó chỉ 50 doanh nghiệp có hoạt động thường xuyên. “Hầu hết các khu vực cảng được quy hoạch nhỏ lẻ, mỗi cảng có cơ sở hạ tầng, công nghệ, quy trình quản lý, khai thác hàng vào, ra cảng khác nhau, việc thực hiện Luật Hải quan của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi và công tác quản lý của cơ quan Hải quan gặp nhiều khó khăn” - Tổng cục Hải quan đánh giá và nêu chi tiết, trước hết, trong quy trình quản lý, xếp dỡ hàng hóa của mỗi doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi đều khác nhau, đồng thời chưa đáp ứng yêu cầu quản lý theo Luật Hải quan, như: cho phép xếp hàng XK lên phương tiện vận tải theo danh sách thông báo của hãng tàu mà không kiểm tra tình trạng thông quan. Bên cạnh đó, không báo cáo cơ quan Hải quan những sai khác, rách vỡ bao bì, niêm phong khi xếp dỡ hàng hóa.
Về quy trình giám sát Hải quan, hiện mới chỉ quy định việc thực hiện trong nội bộ cơ quan Hải quan và chưa quy định quy trình thực hiện Luật Hải quan tại doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi dẫn đến những vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi đều không đáp ứng yêu cầu quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trong khi đó, công chức Hải quan phải đối chiếu sổ theo dõi, quản lý hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để xác định vị trí lưu giữ hàng hóa, gây khó khăn cho việc theo dõi, giám sát hàng tại khu vực cảng, kho, bãi...
Để khắc phục những hạn chế nói trên, từ tháng 9/2016, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Hải quan Hải Phòng khởi động xây dựng và triển khai đề án “Kiểm tra, giám sát hàng hóa qua khu vực kho, bãi, cảng Hải Phòng trên hệ thống điện tử”.
Theo Tổng cục Hải quan, từ ngày 15/8/2017 đến hết ngày 13/11/2017, các cơ quan hữu quan đã triển khai và hoàn thành kế hoạch chạy thử nghiệm hệ thống tại 50 doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thường xuyên có hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và từ ngày 01/12/2017 chính thức triển khai áp dụng hệ thống tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng.
Về lợi ích khi áp dụng hệ thống này, Tổng cục Hải quan cho biết, trước hết, với cơ quan Hải quan, hệ thống giúp đảm bảo thực hiện đầy đủ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định tại Luật Hải quan 2014.Theo đó, Hệ thống trao đổi dữ liệu phục vụ công tác quản lý giúp cơ quan Hải quan quản lý toàn bộ diễn biến của hàng hóa tại khu vực cảng, kho, bãi; nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro để tập trung lực lượng giám sát, kiểm soát đối với những lô hàng, doanh nghiệp trọng điểm có khả năng rủi ro, vi phạm pháp luật cao; tránh việc kiểm tra, kiểm soát tràn lan đối với hàng hóa trong khu vực giám sát hải quan. Hơn nữa, các bước trong quy trình giải quyết thủ tục hải quan được thực hiện, ghi nhận trên hệ thống, đảm bảo sự minh bạch, công khai, tránh việc giải quyết tùy tiện, trái quy định, quy trình quản lý hải quan.
Theo kết quả khảo sát, việc không phải kiểm tra, xác nhận chứng từ giấy tại khu vực giám sát giúp giảm khoảng 2 phút/1 tờ khai và bình quân 1 ngày có 7.592 tờ khai hải quan qua cảng Hải Phòng nên tổng thời gian giải quyết đưa hàng hóa qua khu vực giám sát giảm 253 giờ công lao động/ngày.
Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng hệ thống này cũng mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin mới giúp doanh nghiệp thực hiện chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ đảm bảo nhanh chóng, chính xác, khoa học và minh bạch. Cũng qua hệ thống này, các doanh nghiệp được cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin trên hệ thống về tình trạng cấp phép thông quan (từ cơ quan Hải quan) đối với từng lô hàng, từng container để thực hiện thủ tục giao, nhận hàng theo quy định của pháp luật, giảm thiểu rủi ro trong việc thực hiện bằng chứng từ giấy, đảm bảo sự minh bạch, công khai (thể hiện qua các bước trong quy trình nghiệp vụ được cập nhật, ghi nhận trên hệ thống), tránh việc giải quyết tùy tiện, trái quy định, quy trình quản lý nội bộ của doanh nghiệp.
Trong khi đó, với các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, hệ thống này giúp doanh nghiệp theo dõi được chính xác tình trạng cấp phép thông quan đối với từng lô hàng trên hệ thống giúp giải quyết thủ tục giao nhận hàng nhanh chóng, chính xác, giúp nâng cao uy tín, tăng khả năng tiếp nhận, khai thác hàng hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Đặc biệt, việc thao tác trên hệ thống giúp loại bỏ được một số công đoạn ghi chép sổ giấy, giúp tiết kiệm được nhân công, chi phí văn phòng phẩm, đồng thời hạn chế được sai sót do lỗi ghi chép thủ công, đảm bảo độ chính xác cao trong việc theo dõi, báo cáo hàng hóa đưa vào, đưa ra và lưu giữ tại khu vực cảng.
Còn với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, hệ thống này cho phép doanh nghiệp không phải xuất trình chứng từ giấy để cơ quan Hải quan kiểm tra, xác nhận hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan, giúp rút ngắn thời gian làm thủ tục giao nhận hàng từ 5 đến 7 lần so với trước đây do không phải đi lại nhiều lần qua doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi và cơ quan Hải quan. Để làm thủ tục lấy hàng nay chỉ mất 1-2 phút đối với 01 lô hàng thông thường (trước đây ít nhất là từ 7-10 phút, riêng thời gian phải di chuyển giữa các bộ phận mất đến 10-15 phút); thời gian bình quân cho một lượt xe chở hàng qua khu vực cảng chỉ còn 10-12 phút (trước đây là 25-30 phút).
Tổng cục Hải quan cho biết, Hệ thống quản lý Hải quan tự động tại cảng biển được triển khai thành công tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng là tiền đề để Tổng cục Hải quan mở rộng triển khai trong toàn ngành. Hiện, Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo Cục Hải quan TP. Hải Phòng và các đơn vị chức năng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống, đồng bộ cùng Hệ thống VNACCS tạo thành chu trình quản lý hải quan xuyên suốt, thống nhất, hiện đại; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành khẩn trương hoàn thành các công tác chuẩn bị để triển khai hệ thống trên toàn quốc từ ngày 01/01/2018 theo đúng kế hoạch đã đề ra, góp phần tạo thuận lợi thương mại và hướng tới mục tiêu kết nối với cơ chế một cửa quốc gia.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Nguồn cung tiếp tục suy giảm, giá xuất khẩu cà phê dự kiến tăng cao

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Australia có dấu hiệu phục hồi

Việt Nam là nhà cung cấp tinh bột sắn lớn thứ 2 cho thị trường Đài Loan (Trung Quốc)

Thúc đẩy giao thương hàng hóa, nông sản Việt Nam - Trung Quốc

8 tháng đầu năm, nhập khẩu than tăng mạnh về lượng và giảm về trị giá
Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đề xuất hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2024

10 kg quả bòn bon, 32 USD và câu chuyện nông sản Việt đi vào "đường ngược chiều"

Giá cà phê đảo chiều tăng cao, xuất khẩu cà phê Việt Nam được lợi

Văn phòng SPS Việt Nam thông tin về quả bòn bon bị cảnh báo tại Iceland

Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792 triệu USD

Thị trường xuất khẩu dệt may đang ấm dần

Sơn La: Giải "bài toán” phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới

Quảng Ninh: Không còn tình trạng xuất khẩu tôm hùm ùn ứ ở Móng Cái

Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn thứ 23 cho thị trường Anh

Đề xuất phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2024

Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xơ sợi mang về 2,88 tỷ USD

Xuất nhập khẩu sôi động, Lạng Sơn nâng cao năng lực thông quan hàng hoá

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) dần khởi sắc

Đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur: Động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh

Giá cà phê xuất khẩu đạt 3.151 USD/tấn, tiếp tục lập kỷ lục

Lý do gì khiến xuất khẩu chè sụt giảm mạnh 8 tháng năm 2023?

Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng 2 con số

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt-Trung (Lào Cai) lần thứ 23: Thúc đẩy xuất nhập khẩu qua cửa khẩu
