Thứ sáu 29/11/2024 15:33

Nhập khẩu bông đã vượt 1,3 tỷ USD

Với 811.000 tấn bông đã nhập khẩu về nội địa trong 9 tháng 2015, đã nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng bông vượt 1,3 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ.

Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (Vcosa) cho biết, do nguồn cung bông trong nước hiện chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu, nên nhập khẩu bông tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.

9 tháng qua, nhập khẩu bông nguyên liệu đã lên tới 1,304 tỷ USD, với hơn 811.000 tấn.

Việc tìm kiếm thị trường cung cấp bông hiện vẫn được các doanh nghiệp trong nước lưu tâm với kỳ vọng có được các nhà cung cấp bông nguyên liệu với giá tốt, chất lượng ổn định.

Hết năm 2015, khả năng chi nhập khẩu bông sẽ lên tới 1,75 - 1,8 tỷ USD.

Theo đó, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, trong hai ngày 12-13/11/2015 tại TP.Hồ Chí Minh, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (Vcosa) sẽ phối hợp với Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) và Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội giao thương- Bông Tây Phi và Trung Phi cho các nhà kéo sợi tại Việt Nam”.

Hội thảo có sự tham gia của các nhà sản xuất, kinh doanh bông hàng đầu châu Phi. Ngoài mục tiêu tăng cường quan hệ thương mại trực tiếp giữa người mua, bán bông, các nhà cung cấp bông còn kết hợp khảo sát thị trường Việt Nam nhằm tìm cách hỗ trợ các nhà sản xuất bông châu Phi cải thiện, nâng cao chất lượng bông.

Vcosa cho biết, năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu bông nguyên liệu từ 21 nước châu Phi với tổng kim ngạch đạt 321 triệu USD, tăng 20% so với năm 2013.

Các nước cung cấp chính là Mali (70,5 triệu USD), Bờ Biển Ngà (63,9 triệu USD), Burkina Faso (48,9 triệu USD), Tanzania (37,7 triệu USD), Cameroon (18,6 triệu USD), Benin (31,5 triệu USD), Togo (17,3 triệu USD), Zimbabwe (7,9 triệu USD), Zambia (5,7 triệu USD), Chad (4,2 triệu USD), Mozambique (4 triệu USD)…

Trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu bông từ 13 nước châu Phi với kim ngạch đạt 153,3 triệu USD.

Cũng theo các doanh nghiệp Việt Nam, bông châu Phi có chất lượng khá tốt, giá hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu bông của Việt Nam từ châu Phi được thực hiện phần lớn thông qua trung gian là các công ty thương mại của Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp của cả hai bên. Do vậy, Hội thảo sẽ là dịp để doanh nghiệp 2 bên tháo gỡ những nút thắt trong thương mại ngành bông.

Theo Báo Đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?