Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Tỷ phú trên đỉnh Ngọc Linh

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên từ nhỏ ông Nguyễn Văn Lượng – người đồng bào Xơ-đăng (trú thôn 2, xã Trà Linh, Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) phải tự mình bươn chải, kiếm sống.

Ông Lượng kể ông đã gắn với cây sâm Ngọc Linh từ khi còn là cậu thanh niên. Lúc đó ông đã biết đi tìm củ sâm trong rừng về bán và chọn giống sâm để trồng.

Năm 2000, khi cây sâm có giá trị, ông Lượng bắt đầu chọn khu vực trồng sâm tập trung dưới tán rừng.

Những năm tiếp theo, số tiền thu từ việc bán cây sâm Ngọc Linh tăng lên, ông Lượng đã đứng ra thành lập tổ trồng sâm thu hút một số hộ gia đình trong nóc Măng Lùng tham gia. “Khi giá trị cây sâm được nâng lên, vùng trồng sâm xuất hiện tình trạng trộm cắp nên tôi đã thành lập các chốt sâm, kêu gọi người dân cùng tham gia trồng và túc trực bảo vệ 24/24”, ông Lượng cho hay.

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh
Hiện ông Nguyễn Văn Lượng sở hữu vườn sâm khoảng 30ha. Ảnh: NVCC

Sau hàng chục năm ăn ngủ trong rừng để trồng sâm, đến nay, anh Nguyễn Văn Lượng có vườn sâm khoảng hơn 30ha, trở thành tỷ phú trên đỉnh Ngọc Linh và gặt hái nhiều thành quả với loại dược liệu quý này.

Những cây sâm lớn từ 5-7 tuổi đã cho thu hoạch hạt, lá, và củ. Mỗi năm, bình quân ông thu về hàng chục tỷ đồng. “Mỗi năm vườn bán khoảng 100 ký sâm, 500-600 nghìn hạt, 500 kg lá. Số tiền thu về tôi sẽ tái đầu tư, nhân giống, mở rộng diện tích”, ông Lượng chia sẻ.

Theo giá hiện nay, sâm tươi Ngọc Linh hiện dao động từ 60 triệu đồng đến khoảng 200 triệu đồng/kg tùy theo loại. Giá lá sâm Ngọc Linh dao động 10 - 12 triệu đồng/kg, hoa sâm 15 - 17 triệu đồng/kg, hạt sâm có giá 80 - 100 triệu đồng/1.000 hạt.

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh
Vườn sâm Ngọc Linh của ông Lượng. Ảnh: NVCC

Hỗ trợ sâm giống cho người dân

Không chỉ phát triển trồng sâm của riêng mình, ông Lượng còn chia sẻ cây sâm giống, hỗ trợ kỹ thuật để người dân cùng trồng sâm, vươn lên thoát nghèo.

Hiện nay, ông Lượng tạo việc làm ổn định cho hơn 100 người dân địa phương với mức tiền công khoảng 9 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, ông còn hỗ trợ cây giống hằng năm cho bà con để cùng nhau trồng sâm trong chốt, bảo vệ rừng.

“Trước đây xã Trà Linh nói riêng và huyện Nam Trà My nói chung rất khó khăn, còn nhiều hộ nghèo, nhờ Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ cho vay vốn, cùng với việc bà con chung tay trồng và phát triển sâm Ngọc Linh, đến nay đời sống người dân đã cải thiện rõ rệt”, ông Lượng chia sẻ.

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh
Ông Lượng cho biết nhờ trồng sâm Ngọc Linh, đến nay đời sống người dân đã cải thiện rõ rệt

Theo ông Lượng, mới đây Chính phủ vừa ban hành “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2045”, việc đó sẽ giúp bà con yên tâm tiếp tục trồng và phát triển cây sâm Ngọc Linh, từng bước đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm của quốc gia. Bên cạnh đó, ông cũng mong nhà nước sớm cho phép bà con thực hiện trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng. Đồng thời, có các cơ chế hỗ trợ phát triển. nhất là nguồn vốn vay để bà con có thể đầu tư mở rộng phát triển dược liệu nói chung và cây sâm Ngọc Linh nói riêng.

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Ông Nguyễn Văn Lượng cùng Lương y - Dược sỹ Đào Kim Long (người đầu tiên phát hiện giá trị sâm Ngọc Linh). Ảnh: NVCC

Ngoài việc trồng sâm, bản thân ông Lượng luôn đau đáu chuyện giữ rừng, vì vậy suốt mấy mươi năm bám núi trồng sâm, ông luôn dành thời gian để trồng lại rừng, vừa muốn có hình thức để bảo vệ rừng; vừa giữ môi trường để cây sâm được phát triển.

Người Xơ-đăng sống trên núi Ngọc Linh quan niệm, trồng rừng không chỉ để giữ núi, mà trồng rừng còn là để bảo vệ những vườn sâm quý. Đối với ông Nguyễn Văn Lượng và đồng bào của mình, rừng thực sự rất cần và rất quý, vì đời sống của đồng bào ở đây là phải gắn bó với rừng.

Ông Lê Thanh Hưng – Bí thư Huyện ủy Nam Trà My cho biết, từ một huyện xuất phát điểm kinh tế thấp, đến nay huyện miền núi Nam Trà My đã có một nền tảng kinh tế - xã hội phát triển khá toàn diện, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10%. Những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nam Trà My đã tập trung phát triển sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chủ lực để thoát nghèo. Các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, nhóm hộ đã tham gia trồng sâm Ngọc Linh với tổng diện tích gần 810 ha, với khoảng hơn 3 triệu cây. Thu nhập bình quân đầu người gần 35 triệu đồng/năm, tăng gần 11 lần so với năm 2003. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn dưới 45%.
Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ấm áp những ngọn nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Ấm áp những ngọn nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hàng ngàn ngọn nến, nén nhang được người dân Gia Lai thành kính thắp lên trên từng phần mộ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam.
Hàng nghìn người dân háo hức đón xem tổng duyệt trình diễn drone

Hàng nghìn người dân háo hức đón xem tổng duyệt trình diễn drone

Vào lúc 20h30 đến 20h45 tối nay (28/4), TP. Hồ Chí Minh tổng duyệt trình diễn 10.500 drone nhằm chuẩn bị cho màn trình diễn chính thức vào tối 1/5.
Khai mạc hội chợ triển lãm

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Tối 28/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025".
Đà Nẵng: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Đà Nẵng: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội thống nhất còn 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội thống nhất còn 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội thống nhất xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố từ 526 xã, phường, thị trấn thành 126 xã, phường.

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt tại Khu kinh tế Vũng Áng khánh thành sẽ góp phần hiện thực hóa cam kết hợp tác đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên trực tiếp tham gia livestream, quảng bá nông sản địa phương với người tiêu dùng trên nền tảng số.
Đà Nẵng rợp cờ đỏ sao vàng mừng ngày 30/4 lịch sử

Đà Nẵng rợp cờ đỏ sao vàng mừng ngày 30/4 lịch sử

Trường học, chợ, tòa nhà chung cư, hàng quán… tại Đà Nẵng rợp cờ đỏ sao vàng, hòa cùng không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa đã dâng hoa, dâng hương tại các địa điểm lịch sử nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hàng loạt quán cà phê đỏ rực cờ Tổ quốc ở miền Tây

Hàng loạt quán cà phê đỏ rực cờ Tổ quốc ở miền Tây

Càng gần dịp lễ 30/4, nhiều quán cà phê ở miên Tây Nam Bộ đồng loạt trang trí bằng cờ đỏ sao vàng và tạo menu chủ đề để thu hút nhiều người đến check-in.
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà tại Định Công

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà tại Định Công

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu UBND TP. Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại Định Công.
Đồng Nai kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4

Đồng Nai kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4

Sáng ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sau sắp xếp, tỉnh Hải Dương sẽ có 64 xã, phường

Sau sắp xếp, tỉnh Hải Dương sẽ có 64 xã, phường

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương vừa ra nghị quyết, nêu rõ thống nhất thực hiện sắp xếp 207 đơn vị hành chính cấp xã hiện có thành 64 đơn vị hành chính mới.
Lãnh đạo tỉnh Lai Châu dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ

Lãnh đạo tỉnh Lai Châu dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ

Đoàn đại biểu tỉnh Lai Châu đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ và dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ nhân Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam...
Lào Cai đề nghị công nhận hai xã đạt nông thôn mới nâng cao

Lào Cai đề nghị công nhận hai xã đạt nông thôn mới nâng cao

Hội đồng thẩm định tỉnh Lào Cai thống nhất 100% đề nghị công nhận xã Hợp Thành và xã Đồng Tuyển đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

'Vùng đất lửa' Quảng Trị vươn mình thành 'thủ phủ điện gió' miền Trung

Là vùng đất hứng chịu “mưa bom, bão đạn” trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước, tỉnh Quảng Trị hôm nay vươn mình thành “thủ phủ điện gió” của miền Trung.
Chân dung tân Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng

Chân dung tân Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng

Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sóc Trăng phát triển vượt bậc sau 50 năm ngày giải phóng

Sóc Trăng phát triển vượt bậc sau 50 năm ngày giải phóng

Từ một vùng đất khó khăn, sau giải phóng, Sóc Trăng đã vươn lên mạnh mẽ, gặt hái nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội trong suốt 50 năm qua.
Bắc Giang giảm tối thiểu 20% cán bộ: Đối tượng nào thuộc diện tinh giản?

Bắc Giang giảm tối thiểu 20% cán bộ: Đối tượng nào thuộc diện tinh giản?

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có hướng dẫn tiêu chí đánh giá cán bộ nhằm tinh giản biên chế, cơ cấu lại bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ nhiệm vụ mới.
Thanh Hóa: Hàng loạt địa phương thay đổi cách đặt tên xã, phường sau sắp xếp

Thanh Hóa: Hàng loạt địa phương thay đổi cách đặt tên xã, phường sau sắp xếp

Lắng nghe ý kiến của nhân dân và cử tri, hàng loạt địa phương tại Thanh Hóa đã thay đổi cách đặt tên xã, phường sau sáp nhập gắn với số thứ tự.
Bà Rịa - Vũng Tàu tán thành chủ trương sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương

Bà Rịa - Vũng Tàu tán thành chủ trương sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương

Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chi tiết 30 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chi tiết 30 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

100% đại biểu HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.
Đà Nẵng: Phát động Tháng an toàn lao động, Tháng Công nhân năm 2025

Đà Nẵng: Phát động Tháng an toàn lao động, Tháng Công nhân năm 2025

Thành phố Đà Nẵng phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Đà Nẵng: Tri ân nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Đà Nẵng: Tri ân nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Thành phố Đà Nẵng tri ân sâu sắc những đóng góp đi lớn của các thế hệ đi trước và các nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Cần Thơ: Bảo tồn di tích lịch sử gắn liền với phát triển du lịch

Cần Thơ: Bảo tồn di tích lịch sử gắn liền với phát triển du lịch

TP. Cần Thơ đang nỗ lực bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, từ đó phát triển du lịch bền vững, tạo nguồn lực kinh tế và nâng cao đời sống cộng đồng.
Mobile VerionPhiên bản di động