Nghị định 52/2021/NĐ-CP: Để chính sách thực sự là trợ lực cho doanh nghiệp

Trước ảnh hướng của dịch Covid-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN), trong đó có Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Việc ra đời của nghị định này được kỳ vọng sẽ là “phao cứu sinh” cho DN trong khó khăn.
Tháo nút thắt hỗ trợ giúp doanh nghiệp thoát cảnh bấp bênh

“Phao cứu sinh” cho DN

Theo Bộ Tài chính, dự kiến tổng số thuế và tiền thuế đất được gia hạn theo chính sách giãn, hoãn thời hạn nộp thuế tại dự thảo Nghị định 52 là 115.000 tỷ đồng. Đây thực chất là khoản cho vay không tính lãi của Nhà nước đối với DN, cá nhân để có nguồn tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh, gia tăng nguồn lực trong tương lai.

Nghị định 52/2021/NĐ-CP: Để chính sách thực sự là trợ lực cho doanh nghiệp
Các chính sách hỗ trợ sẽ là liều thuốc "hồi sức" cho doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19

Tại Tọa đàm trực tuyến “Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp gia hạn nộp thuế, thuê đất” mới đây, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Tổng cục Thuế - cho biết, chính sách gia hạn nộp thuế không làm giảm thu ngân sách Nhà nước và phù hợp thẩm quyền của Chính phủ mà Luật Quản lý thuế đã quy định (việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định). Nguyên tắc lựa chọn đối tượng được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cần bảo đảm: Đối tượng thụ hưởng chính sách phải là những DN, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề do dịch Covid-19.

Theo đại diện Bộ Tài chính, để được gian hạn, người nộp thuế tự xác định và chịu trách nhiệm, thực hiện nộp 1 lần duy nhất Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho cơ quan thuế. Hiện nay, thủ tục này đã được thực hiện trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế để tạo thuận lợi cho người dân và DN.

Trước đó, ngày 8/4/2020, trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP quy định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuế đất và trước nữa là Nghị định 109/2020/NĐ-CP về việc gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước. Triển khai thực hiện 2 nghị định này, trong năm 2020, cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn cho khoảng 184.900 lượt người nộp thuế với tổng số tiền thuế, tiền thuê đất đã gia hạn khoảng 87.300 tỷ đồng.

Trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, vì vậy, ngay sau khi ban hành Nghị định số 52, cộng đồng DN đều bày tỏ là đáp ứng mong mỏi, là liều thuốc trợ lực quý báu để họ vượt khó, tiếp tục phát triển. Bởi, tình trạng sụt giảm doanh số và các giao dịch thương mại bị gián đoạn dẫn đến DN gặp khó khăn trong cân đối nguồn tài chính.

Với ý nghĩa đó, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - nhìn nhận, chính sách có những tác động rất lớn đến DN trong đại dịch, bởi đây sẽ là trợ lực để DN có thêm nguồn vốn, giảm chi phí vốn vay để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - ông Tô Hoài Nam - cho rằng, cùng với các chính sách hỗ trợ khác, Nghị định 52 có ý nghĩa rất lớn với DN, nhất là cộng đồng DN nhỏ và siêu nhỏ đang hết sức bấp bênh do đại dịch gây ra.

Theo ông Tô Hoài Nam, Nghị định 52 có đối tượng áp dụng rộng rãi, không chỉ DN bị tác động nặng nề của Covid-19 như dịch vụ bán lẻ, logistics, du lịch mà kể cả những DN bị tác động ít hơn như khai khoáng... cũng được thụ hưởng. “Đây là điều khá đặc biệt, thể hiện sự bình đẳng, không phân biệt giữa các loại hình kinh doanh khác nhau trên thị trường, đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm, chia sẻ và đồng hành với cộng đồng DN từ phía Chính phủ” - ông Nam nói.

Lắng nghe DN nhiều hơn

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính sách đề ra chủ trương, mục tiêu là rất tích cực, rất tốt nhưng cái đích cuối cùng là hiệu quả và đối tượng thụ hưởng tiếp cận chính sách mới là điều quan trọng. Nếu để tình trạng vướng mắc về thủ tục, triển khai chậm, hoặc cán bộ thực thi gây khó dễ cho DN, có thể khiến các DN bị lỡ thời cơ tận dụng nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa - cho hay, khảo sát của cộng đồng DN cho thấy, hoãn và giãn thuế là chính sách DN ưa thích nhất, việc tiếp cận cũng thuận lợi, dễ dàng hơn so với miễn, giảm thuế phức tạp về mặt thủ tục. Nghị định 52 đề cập gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất, đã thể hiện cách xử lý vấn đề mang tính thực tiễn của Chính phủ.

Tuy nhiên, trên thực tế, cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác, đến nay việc triển khai còn một số bất cập, gây khó khăn cho đối tượng thụ hưởng. Ông Phan Đức Hiếu - chỉ rõ, DN đang cần luồng tiền để cầm cự, tuy nhiên quy định thời hạn giãn, hoãn theo thời điểm lại khiến DN phải tính toán rất kỹ, bởi nếu không đến kỳ hạn nộp thuế trùng với nhiều khoản phải chi khác trong khi hoạt động kinh doanh vẫn đình trệ sẽ dẫn tới khó chồng khó cho DN. Mặt khác, “một số quy định về hoãn nộp thuế VAT, song thực tế DN không thực hiện giao dịch thương mại, không có thu nhập nên một khía cạnh nào đó Nghị định 52 vẫn chưa thể phát huy hiệu quả là liều thuốc trợ lực cho DN”- ông Hiếu chi ra.

So với các chính sách nói chung, chính sách hỗ trợ có đặc thù riêng biệt, vì vậy, để tháo điểm nghẽn về hỗ trợ, ông Tô Hoài Nam - cho biết, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ có cơ chế áp dụng chính sách đột phá cho khu vực DN vừa và nhỏ, trong đó làm sao để DN được lựa chọn nộp thuế thu nhập; miễn giảm bãi bỏ các thủ tục dựa trên nguyên tắc đăng ký hoạt động của DN. “Một số quy định từ Nghị định 52 cần điều chỉnh sát với thực tế hơn, như kéo dài thời gian kê khai thuế của DN để phát huy ý nghĩa hỗ trợ của Chính phủ với DN trong tình hình khó khăn hiện nay”- ông Nam đề xuất.

Đặc biệt, theo ông Tô Hoài Nam, để thực hiện phương châm của Chính phủ là “nghĩ thật, nói thật” các chính sách nói chung khi ban hành cần nắm được vấn đề cụ thể về thực trạng của DN thì quá trình triển khai mới hiệu quả. Theo đó, cơ quan thực hiện chính sách cần lắng nghe, quan tâm nhiều hơn đến tiếng nói, quan điểm, đề xuất của DN. “Ngoài ra, để chính sách đi nhanh vào cuộc sống, các cơ quan quản lý liên quan cần nhanh chóng hướng dẫn cho DN, cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN bằng cách giảm thiểu các thủ tục hành chính, hạn chế thanh kiểm tra, trừ những trường hợp có vụ việc nổi cộm để DN có thể ổn định tâm lý, dồn toàn bộ thời gian, công sức cho hoạt động tốt hơn”- ông Nam đề xuất.

“Mục tiêu của chính sách là tích cực, nhưng đạt hiệu quả cuối cùng mới là điều quan trọng”- ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh. Trên tinh thần này, ông Hiếu - khuyến nghị, cơ quan quản lý cần xác định mục tiêu hỗ trợ khi triển khai chính sách; phát huy vai trò của các hiệp hội, tổ chức của DN để giảm thiếu rủi ro pháp lý khi DN thực hiện các quy định hỗ trợ. Cơ quan thuế, Bộ Tài chính cần tham mưu cho Chính phủ trong việc ban hành các quy định thiết thực hơn nữa, sát với đờ sống DN hơn. Như, có nên giảm hẳn, miễn hẳn thuế VAT cho DN kinh doanh, nhập khẩu các thiết bị về phòng chống dịch? Qua đây chính sách sẽ vừa hỗ trợ DN vượt khó, vừa tăng hiệu quả phòng chống dịch của Chính phủ.

Trước các đề xuất, kiến nghị tháo gỡ những bất cập, vướng mắc trong thực hiện chính sách, bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng cho biết, cơ quan thuế sẽ tổng hợp, trình lãnh đạo Bộ Tài chính xem xét để sớm có những giải pháp phù hợp; đồng thời, cơ quan thuế sẽ thúc đẩy tuyên truyền sâu hơn về chính sách tới cộng đồng DN và người dân nhằm đưa Nghị định 52 đi vào cuộc sống.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt thực hiện mua vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt thực hiện mua vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 1728/VPCP-KGVX ngày 19/3/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và việc tiêm vaccine.
Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục ban hành chiến lược tổng thể thích ứng với Covid-19

Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục ban hành chiến lược tổng thể thích ứng với Covid-19

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và đào tạo khẩn trương ban hành chiến lược tổng thể, kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch Covid-19 trước ngày 31/3/2022.
Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19

Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra các mục tiêu về bao phủ vaccine; tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á...
Xuất khẩu cá ngừ sang nhiều nước EU tăng "phi mã"

Xuất khẩu cá ngừ sang nhiều nước EU tăng "phi mã"

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang nhiều thị trường trong khối EU có mức tăng trưởng “phi mã” ở mức 3 – 4 con số so với cùng kỳ.
Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Tại văn bản 1560/VPCP-KGVX ngày 12/3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới.
Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Hệ thống thông tin thị trường lao động được kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, tăng hơn 9 tỷ USD so với hiện nay, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; đạt 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD. Giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, trên 6 tỷ USD vào năm 2030.
Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 06/2022/ TT-BCT quy định việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2021 và năm 2022.
Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 243/QĐ-BCT ngày 24/2/2022 quy định hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương.
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 25/2/2022 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Ngày 3/3/2022, Bộ Tài chính có Công văn số 2068/BTC-CST gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Xăng dầu xin ý kiến đối với hồ sơ dự án Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.
Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Các bộ, ngành, địa phương tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, sắp xếp, tổ chức lại theo hướng giảm tối thiểu 10% số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017.
Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Từ ngày 1/3, nhiều chính sách về bảo hiểm, lao động-tiền lương cũng như điều kiện mới về kinh doanh bất động sản, lệ phí trước bạ sẽ chính thức có hiệu lực.
Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 201/CĐ-TTg ngày 26/2/2022 về việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý trước tình hình tại Ukraine.
Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về những chính sách về bảo hiểm, lao động - tiền lương bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2022.
Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BTC hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 17/2013/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không sẽ giúp huy động 479.606 tỷ đồng trong 10 năm để đầu tư vào các sân bay lớn.
Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ra Quyết định số 60/QĐ-BCT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm

Với mục tiêu cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, ngành Công Thương sẽ tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Lập Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 về tăng năng lực cạnh tranh

Lập Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 về tăng năng lực cạnh tranh

Tổ công tác triển khai Nghị quyết 02 sẽ tổ chức tham vấn, đối thoại về khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động