Nghệ An: Phát triển măng loi thành cây đặc sản cho đồng bào vùng cao

Từ loài cây mọc tự nhiên trong rừng, giờ đây, huyện Tân Kỳ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển giống măng loi thành cây đặc sản địa phương.

Loại cây có giá trị kinh tế cao

Măng loi là loại cây đặc sản núi rừng được người dân bản địa tìm thấy tại đỉnh núi Pù Loi, thuộc xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Sở dĩ có tên là măng loi vì loại măng này được mọc trên đỉnh núi Pù Loi (huyện Tân Kỳ). Măng mọc thành từng cụm dày, phát triển rất nhanh, cứ trồi lên khỏi mặt đất rồi đâm ra tua tủa. Ngọn măng nhỏ, nhọn, lá nhỏ, vỏ bóng. Măng loi là loại măng cùng họ với măng tre, có đặc điểm chỉ mọc ở vùng cao, khí hậu mát mẻ.

Nghệ An: Phát triển măng loi thành cây đặc sản cho đồng bào vùng cao
Người dân vào rừng đi đào măng loi.

Hàng năm, từ tháng 7 đến tháng 10 (âm lịch), khi măng mới bắt đầu nhú lên mặt đất, bà con lên rừng thu hái. Mùa này, vào Tiên Kỳ chúng ta bắt gặp nhiều người dân đi tìm măng loi. Do đặc thù nằm ở đỉnh núi cao khoảng 900m so với mực nước biển nên để hái được măng rừng, người dân phải thức dậy từ 3h sáng, leo núi để hái măng. Người thì lấy ít về ăn, người vì kinh tế đi tìm măng về bán. Măng loi sau khi được người dân tìm thấy sẽ chuyển đến nơi thương lái thu mua. Từ đây, măng tươi ngon sẽ được chuyển đi khắp các khu chợ trên địa bàn xã Tân Kỳ và xuống tận dưới xuôi.

Với giá bán măng đầu vụ từ 70.000 - 80.000 đ/kg, đã mang lại một nguồn thu khá cho người dân. Mỗi ngày, có gia đình thu hái được cả tạ măng, bán cho thương lái thu về tiền triệu. Nhờ “lộc rừng”, người dân nơi đây có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…

Vừa đi rừng tìm măng về, ông Vi Văn Ngoan ở bản Thái Minh, xã Tiên Kỳ chia sẻ kinh nghiệm: Để đào được những cây măng ngon thường sau những trận mưa rào, măng nhú lên nhiều. Lúc này, măng vẫn nằm trong lòng đất sẽ ngon, ngọt hơn. Những gốc măng đã mọc cao dễ tìm nhưng đắng. Vào đầu vụ, những cây mới nhú có vị ngọt lẫn vị hơi đắng.

Ông Ngoan cho biết, cả gia đình ông đã hơn 15 năm nay cứ vào mùa là lên rừng hái măng. Loại măng này được coi là đặc sản núi rừng, giá đắt gấp 4-5 lần măng nứa, có ngày, ông kiếm được kha khá.

Bà Vi Thị Bích ở bản Chiềng Xa, xã Tiên Kỳ cho hay, Măng loi là món ăn dân giã, dễ chế biến, món ăn chủ yếu của bà con ở đây nay đã trở thành món đặc sản của người thành phố, thực đơn của các nhà hàng, khách sạn sang trọng, nên măng có giá trị hơn. Nhưng tiếc là không có nhiều để bán. Các món ăn phổ biến từ măng vầu như: Măng loi xào tỏi, măng vầu luộc chấm mắm tôm, măng vầu om xương với lá lốt…

Nghệ An: Phát triển măng loi thành cây đặc sản cho đồng bào vùng cao
Măng loi trong rừng sâu.

Anh La Văn Phúc - Phó chủ tịch xã Tiên Kỳ cho biết hiện măng loi tại Tân Kỳ có diện tích khoảng 2ha. Măng mọc tự nhiên, không mất công chăm sóc… bà con hay gọi là “lộc rừng”, thêm thu nhập mỗi ngày cho người dân địa phương. Để bảo vệ nguồn lợi tự nhiên này, những người khai thác măng rừng quy ước với nhau khi thu hái, mỗi bụi măng như vậy phải chừa lại 1-2 mầm để nó phát triển thành cây, thành bụi.

Tại Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Kỳ, chị Thái Thị Mỹ Lương - Phó giám đốc trung tâm, cho biết măng loi là loại thực phẩm có giá trị bởi nó có vị ngon, giòn, ngọt, đặc trưng thanh ngọt, lành tính, có giá trị dinh dưỡng cao. Măng loi có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất, chất xơ, có lợi cho tim và đường ruột. Măng có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch, chống ung thư, giúp giảm cân... nên được rất nhiều người tin dùng và ưa chuộng.

Trung tâm đã tiếp nhận công nghệ chế biến của Trường Đại học Nông lâm Huế chuyển giao để chế biến măng loi. Sau khi chế biến, có 2 sản phẩm măng loi dầm tỏi, ớt và măng loi tươi thanh trùng được bảo quản, sử dụng trong thời gian 6 tháng…”.

Để chế biến thành sản phẩm đặc sản hấp dẫn cung ứng ra thị trường, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Kỳ đã chế biến măng loi thành 2 sản phẩm là măng loi dầm tỏi, ớt và măng loi tươi thanh trùng.

Hai sản phẩm này đều được chế biến, đóng gói khá bắt mắt, bảo quản trong thời gian 6 tháng và được dùng thành sản phẩm quà tặng hay sử dụng trong mỗi dịp lễ Tết.

Sản lượng chế biến trong 1 vụ khai thác đạt công suất là 2.000 kg sản phẩm đã được sơ chế và chế biến đảm bảo các yêu cầu chất lượng cung cấp cho thị trường. Nhu cầu sử dụng và thị trường tiêu thụ sản phẩm măng loi trên thị trường huyện Tân Kỳ và tỉnh Nghệ An rất lớn. Khối lượng và mức độ khai thác đã và đang có xu hướng phát triển mạnh.

Nghệ An: Phát triển măng loi thành cây đặc sản cho đồng bào vùng cao
Bà Vi Thị Bích ở bản Chiềng Xa, xã Tiên Kỳ gom măng của bà con về bán cho thương lái.

Chị Lương cho biết thêm: “Măng loi là sản phẩm mọc tự nhiên chỉ trên đỉnh núi cao Pù Loi mới có. Hiện nay, diện tích măng loi tự nhiên trên núi Pù Loi khoảng 3 ha, sản lượng hàng năm khoảng 20 tấn. Tuy nhiên, con đường hướng tới sản phẩm hàng hoá là không dễ, bởi măng loi có tính thời vụ, lại là loài tự nhiên, trồng thì sống nhưng không cho ra măng, nên hầu hết không đủ sản phẩm để chế biến. Nên lâu nay chủ trương của Trung tâm là chăm lo bảo tồn nhân giống để không bị mất đi giống măng đặc sản…”.

Ngoài việc thu hoạch măng loi, hàng năm bà con còn chọn những cây măng to, khỏe để lại làm cây bố mẹ để phát triển những năm tiếp theo, cây già được bà con chặt tận thu làm neo, giá đỡ cho nhiều cây thực vật khác trong sản xuất nông nghiệp, cây còn được làm nguyên liệu trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị cao như bàn ghế, tủ đựng hàng, bộ đồ nội thất.

Đưa măng loi thành cây đặc sản

Mục tiêu của huyện Tân Kỳ (Nghệ An) là phát triển trồng rừng sản xuất, đưa sản xuất lâm nghiệp là một trong các mũi nhọn phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Trong đó, tập chung chỉ đạo các xã có tiềm năng, thuận lợi trong phát triển các loài cây rừng đặc sản trở thành sản phẩm hàng hóa. Măng loi là một trong những cây đặc sản như vậy.

Theo đó, Ban thường vụ huyện ủy đã ra Nghị quyết phát triển khoanh nuôi bảo vệ rừng, lấy phát triển cây rừng là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế của huyện Tân Kỳ; trong đó, đến năm 2025 phát triển, khoanh nuôi rừng tre, nứa 200-300 ha, trên diện tích đất rừng sản xuất.

Vì vậy, kết quả thành công của dự án là cơ hội rất lớn để mở rộng và phát triển ra các xã thuộc vùng quy hoạch khoanh nuôi, bảo vệ rừng tre, nứa của huyện Tân Kỳ nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung trong thời gian tới.

Măng loi là sản phẩm mang tính chất đặc trưng, tạo nên sinh kế cho bà con vùng miền núi. Đây là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu hiện nay. Việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Măng loi cũng như nghiên cứu thử nghiệm việc nhân giống gây trồng cây măng loi hiện nay là một trong nhưng hướng đi phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An về bảo tồn nguồn gen, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương.

Hoàng Trinh

Tin mới nhất

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Chuyện về những “cây đại thụ” lan tỏa tinh thần mới trong xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác “xóa đói giảm nghèo”, nhiều địa phương đã có những chính sách linh hoạt; trong đó đặc biệt phát huy vai trò của người có uy tín.
Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lai Châu: “Quả ngọt” từ chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá

Từ một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, giờ đây, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu đã có nguồn thu bền vững từ chính tiềm năng nông nghiệp địa phương.
“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

“Hạt ngọc nâu” trên đỉnh núi mù sương

Là địa phương có thế mạnh về dòng cà phê đặc sản Arabica, Lâm Đồng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị cho “hạt ngọc nâu” địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer cải thiện đời sống.
Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Thanh Hóa: Thương hiệu vịt Cổ Lũng giúp người dân vùng Bá Thước nâng cao thu nhập

Vịt Cổ Lũng là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nổi tiếng, giúp đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Tăng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ việc bán tín chỉ carbon

Với việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo

Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang: Khơi dậy tinh thần vượt khó giúp người nghèo chủ động vươn lên

Hậu Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh bình quân từ 1%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 2%/năm.
Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Nghệ An: Bộ đội hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An đã tạo động lực để họ có việc làm, tạo thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Longform | Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc

Chương trình “Sinh kế cộng đồng” được triển khai từ năm 2017 đến nay đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ở các địa phương.
Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái

Người dân miền núi Nghệ An vào rừng hái 'lộc trời', chế biến thành đặc sản

Tháng 8- 9 hàng năm, tới mùa măng người dân ở các huyện miền núi Nghệ An lại băng rừng đi hái “lộc trời”, chế biến thành đặc sản, kiếm thêm thu nhập.
Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Thanh Hóa: Ước mơ có một cây cầu của người dân xã miền núi Cẩm Vân đang dần hiện thực

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, người dân xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị có một cây cầu với tổng mức đầu tư khoảng 330 tỷ đồng.
Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Nghề khai thác, chế biến thủy sản đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, giúp người dân phường Hải Bình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu.
Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Phát huy vai trò tuyên truyền chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông theo hướng “cầm tay chỉ việc”

Thời gian qua, công tác khuyến nông tại Quảng Trị có nhiều bước tiến quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Chung tay cùng người Cơ Tu giữ rừng

Người Cơ Tu gần rừng, hiểu rừng và mong muốn giữ rừng cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, để giữ rừng, cần sự chung tay của toàn xã hội.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu: Cần chiến lược tổng lực cho sâm Ngọc Linh

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với kỳ vọng phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành công nghiệp "tỷ đô" trong tương lai không xa.
Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Bắc Hà phát triển cây chè Shan tuyết chủ lực giảm nghèo bền vững

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, tổng diện tích chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Bắc Hà đạt 1.036ha tại 02 xã Bản Liền (873ha) và Tả Củ Tỷ (163ha).
Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh

Phiên chợ thu hút trên 5.500 lượt khách đến tham quan, mua sắm với doanh thu khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh thu về gần 9,5 tỷ đồng.
Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Độc, lạ cây sâm Ngọc Linh nặng gần 1 kg được rao bán 700 triệu đồng

Cây sâm Ngọc Linh với 9 nhánh, nặng gần 1 kg được chủ nhân rao bán với giá 700 triệu đồng tại phiên chợ sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh cần quyết tâm xây dựng huyện Nam Trà My thật sự là “thủ phủ sâm Ngọc Linh”, trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia.
Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Rộn ràng phiên chợ sâm Ngọc Linh dịp 20 năm thành lập huyện Nam Trà My

Phiên chợ có 60 gian hàng của các cơ sở kinh doanh và người đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động