Thứ sáu 29/11/2024 17:42

Ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NĐ-CP:Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô là “bất biến” để ứng “vạn biến”

Nhằm hiện thực hóa chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã đặt nhiệm vụ giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô nhằm bảo đảm sự tăng trưởng.

Nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Quyết định số 32/QĐ-BCT ngày 9 tháng 01 năm 2023 về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Chương trình hành động này nhằm mục tiêu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao của ngành.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ quyết tâm, giữ vững tinh thần vượt khó, đoàn kết, tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt, hành động quyết liệt, khoa học, hiệu quả, tích cực đổi mới, sáng tạo theo tinh thần chủ đề điều hành của Chính phủ “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”. Một trong các nhiệm vụ trọng yếu đầu tiên mà Tư lệnh ngành Công Thương yêu cầu phải thực hiện trong năm 2023 đó là: Theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát, thị trường thế giới, trong nước, kịp thời dự báo, cảnh báo rủi ro để có đối sách phù hợp; có trọng tâm, trọng điểm.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị quán triệt thực hiện Nghị quyết 01/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội

Đồng thời, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính - ngân sách nhà nước; điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, hiệu quả; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, kiên quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên, không thực sự cần thiết, cấp bách, chậm phân bổ, chậm triển khai; kiểm soát chặt chẽ, an toàn, hợp lý bội chi ngân sách nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, ưu tiên chi đầu tư phát triển các công trình hạ tầng quan trọng, thiết yếu.

Công khai, minh bạch trong điều hành giá cả hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương; tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý, điều hành chặt chẽ việc điều chỉnh giá các hàng hóa quan trọng, dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá, nhất là giá điện, xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác; có các giải pháp phù hợp để ổn định giá các nguyên vật liệu quan trọng và các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, thao túng, tăng giá bất hợp lý.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nhiệm vụ đầu tiên mà ngành Công Thương đặt ra để thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP hoàn toàn đúng đắn khi là “mạch” tiếp nối những thành tựu rất đáng ghi nhận trong chỉ đạo, điều hành năm 2022. Với việc bám sát những chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành Công Thương với vai trò nòng cốt của nền kinh tế với lĩnh vực công nghiệp và thương mai đã chủ động, linh hoạt những biến động của thị trường để góp phần ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát của “con tàu kinh tế” năm 2022.

Những thành tích này không phải là thiếu căn cứ khi số liệu của Tổng cục Thống kê đã cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi tích cực ở cả ba khu vực kinh tế. GDP năm 2022 tăng cao ở mức 8,02% so với năm trước, là mức tăng cao nhất các năm trong giai đoạn 2011-2022. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78% trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,1%. Khu vực dịch vụ tăng 9,99%, trong đó nhiều ngành dịch vụ thị trường tăng cao như: bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm…

Điểm sáng tiếp theo phải kể đến là ngành công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 ước tăng 7,8% so với 2021, trong đó nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với 2021 và là mức tăng cao trong nhiều năm trở lại đây. Cũng trong năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 3.661,2 nghìn lượt người, gấp 23,3 lần so với năm 2021.

Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng khá và có mức thặng dư tích cực. Tính chung năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với 2021, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 8,4%; ước tính ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD.

Năm 2022, lĩnh vực xuất khẩu đã đạt được kỷ lục mới góp phần không nhỏ cho phát triển kinh tế

Số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng cao. Năm 2022, cả nước có 148,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số lao động đăng ký là 981,3 nghìn người, tăng 27,1% về số doanh nghiệp và tăng 14,9% về số lao động so với 2021; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 59,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,8%. Tính chung số doanh nghiệp gia nhập thị trường năm nay đạt 208,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 30,3% so với năm 2021.

Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với 2021, thấp hơn mức tăng 3,54% và 3,23% của năm 2018 và 2020; cao hơn mức tăng 2,79% và 1,84% của năm 2019 và năm 2021. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59%.

Đánh giá về vai trò và thành tích mà ngành Công Thương đã làm được trong năm 2022 góp phần vào sự phát triển đất nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết: Năm 2022 nước ta bước vào giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội hậu Covid-19 trong bối cảnh tình hình thế giới biến động mạnh, phức tạp, khó lường. Ngành Công Thương là một trong những ngành chịu ảnh hưởng và tác động nặng nề nhất từ suy giảm tăng trưởng kinh tế - thương mại và các thách thức toàn cầu trong năm 2022 (tăng trưởng toàn cầu năm 2022 dự báo khoảng 3%, thấp nhất trong nhiều năm qua không tính năm 2020; thương mại hàng hóa tăng chậm lại từ quý II/2022 và cả năm tăng khoảng 3,5% so với mức 9,7% năm 2021; lạm phát, giá năng lượng và lãi suất biến động mạnh nhất trong nhiều thập niên).

Song với quyết tâm, bám sát chủ trương, hoàn thành mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Chính phủ, ngành Công Thương với vai trò là một trong ba động lực quan trọng đối với ổn định và tăng trưởng kinh tế đất nước là tiêu dùng, thương mại và đầu tư thì đã đóng góp vô cùng quan trọng trong thu hút đầu tư. Do đó, việc nhất quán mục tiêu góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô của ngành Công Thương càng củng cố thêm vai trò, vị trí quan trong là xương sống của nền kinh tế, công nghiệp và thương mại quốc gia đối với sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Giữ vững ổn định là nâng cao tính tự cường của nền kinh tế

Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 3/1 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho rằng năm 2022 đất nước ta gặp phải muôn vàn khó khăn. Song nhờ có quyết tâm cao và sự nỗ lực phấn đấu, đóng góp to lớn, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ: Vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả. Đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra (chỉ còn 1 chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là không đạt được). Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, Việt Nam là điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu.

Tổng Bí thư cũng yêu cầu không được say sưa, tự mãn mà phải nỗ lực hơn nữa. “Chúng ta cần quán triệt thật sâu sắc hơn nữa, tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và luật pháp, chính sách của Nhà nước về phát triển nhanh và bền vững. Chú trọng củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trên cơ sở lành mạnh hoá, giữ vững sự phát triển ổn định...”- Tổng Bí thư nêu rõ.

Thủ tướng thăm nhà máy sản xuất ô tô Hyundai Thành Công - Ảnh TTXVN

Cũng tại hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng cho rằng, năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Thực hiện Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 với phương châm: "Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; chủ động, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả". Tinh thần đã nói là làm; đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả, sản phẩm lượng hoá được cụ thể, rõ ràng, cân đong, đo, đếm được. Tranh thủ thời cơ, vận hội, "biến nguy thành cơ"; vừa tập trung xử lý hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, đòi hỏi ngày càng cao; vừa giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập, tồn đọng kéo dài; vừa kịp thời ứng phó những vấn đề mới phát sinh, đồng thời tạo nền tảng mang tính căn cơ, lâu dài cho phát triển bền vững.

Nhận thức được vai trò và vị trí của mình đối với sự phát triển kinh tế và thực hiện nghiêm túc, bám sát các chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành Công Thương cũng nhất quán đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu trong triển khai nhiệm vụ. Bởi Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương, lãnh đạo Bộ Công Thương luôn cho rằng, việc giữ vững, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô mà nói rộng hơn là nâng cao năng lực chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế, thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố tiên quyết “bất biến” để ứng phó với “vạn biến” của tình hình kinh tế quốc tế.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng cho rằng trong bối cảnh nhiều quốc gia phải hy sinh tăng trưởng để kiềm chế lạm phát thì Việt Nam vẫn có đủ điều kiện để theo đuổi cùng lúc hai mục tiêu: Củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững. Đó là lý do giúp nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua một năm tăng trưởng bứt phá. Vì vậy ngay tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Công Thương năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề ra nhiệm vụ đầu tiên yêu cầu toàn ngành thực hiện năm 2023 cũng là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu trước hết phải tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách có liên quan về phát triển công nghiệp, thương mại. Khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai và tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KT-XH và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2023; thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình quốc tế và trong nước để kịp thời tham mưu xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh, bảo đảm hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì chiêu đãi trọng thể Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng đầu năm 2025

Chủ tịch Quốc hội trao quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao với ông Nguyễn Quốc Đoàn, ông Lê Tiến

Ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính

Ông Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Bí thư tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng giữ chức Tổng thư ký Quốc hội

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

TỔNG THUẬT: Toạ đàm: “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu”

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự

Quốc hội chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí

Thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp Phần Lan tại Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu giám sát chặt chẽ việc công bố lãi suất của các tổ chức tín dụng

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Thủ hiến bang Hessen Boris Rhein

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội