Ngành Công Thương thành phố Cần Thơ: Duy trì tăng trưởng khá
Địa phương 26/08/2015 09:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Ông có nhận xét gì về hoạt động của ngành Công Thương TP.Cần Thơ trong thời gian qua?
Giai đoạn 2011- 2015, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, công nghiệp vẫn tiếp tục có sự gia tăng về giá trị sản xuất cũng như chỉ số phát triển công nghiệp. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 (theo giá so sánh 2010) đạt 70.187 tỷ đồng; năm 2014 đạt 93.362 tỷ đồng; dự kiến năm 2015 đạt 101.868 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2011; nhịp độ tăng trưởng bình quân ước đạt 9,8%/năm.
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2011- 2015 tăng đều qua các năm: Năm 2011 đạt 47.175 tỷ đồng; năm 2014 đạt 71.770 tỷ đồng; dự kiến năm 2015 đạt 80.900 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân 15,4%/năm.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2011- 2015 có sự biến động do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới: Năm 2011 đạt 1.470 triệu USD; năm 2014 đạt 1.220 triệu USD; dự kiến năm 2015 đạt 1.300 triệu USD; tăng trưởng bình quân 4,4%/năm.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, sản xuất công nghiệp của TP.Cần Thơ tiếp tục duy trì tốc độ phát triển, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 6,95% so với cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện 55.794,7 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước...
Nhìn chung từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP.Cần Thơ có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2014. Các doanh nghiệp (DN) huy động thêm nhiều nguồn lực để duy trì sản xuất, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị, chú trọng chất lượng sản phẩm, cơ cấu lại và thúc đẩy sản xuất phù hợp theo tình hình mới, đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng công nghiệp của thành phố.
![]() |
Để tạo điều kiện thuận lợi cho DN vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất- kinh doanh, TP.Cần Thơ đã có những hỗ trợ cụ thể ra sao, thưa ông?
Thời gian qua, TP.Cần Thơ tạo điều kiện thuận lợi để DN tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi thông qua Chương trình “Kết nối ngân hàng- doanh nghiệp”; kiến nghị Chính phủ giãn thời gian áp dụng tiêu chuẩn mạ băng, độ ẩm theo Nghị định số 36/2014/NĐ- CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về chế biến cá tra xuất khẩu; TP.Cần Thơ cũng đã thành lập tổ hỗ trợ DN, thường xuyên lắng nghe những phản ánh về khó khăn, vướng mắc của DN để kịp thời tham mưu các cấp thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra, Sở Công Thương và Trung tâm Xúc tiến đầu tư- thương mại- du lịch TP.Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa; tổ chức các hội chợ kết nối cung cầu, nhằm ổn định thị trường, giúp DN tiêu thụ hàng hóa, mở rộng hệ thống phân phối, đại lý, đưa hàng vào các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối...; tổ chức các cuộc gặp gỡ để DN tiếp xúc với các tham tán thương mại; thông qua kênh lãnh sự quán các nước để các DN tiếp xúc với các DN nước ngoài tìm kiếm cơ hội hợp tác, tạo điều kiện cho DN tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; tổ chức các hội nghị, hội thảo để cung cấp thông tin về hội nhập, vấn đề rào cản thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu, giúp DN chủ động hơn trong việc phòng vệ thương mại, xây dựng chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường xuất khẩu, khai thác tốt các ưu đãi về thuế quan...
Ông đánh giá như thế nào về vấn đề liên kết vùng để phát triển ngành Công Thương và vai trò của TP.Cần Thơ?
Ngày 17/2/ 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 45- NQ/TW về xây dựng và phát triển TP.Cần Thơ giai đoạn 2009- 2015, đã xác định: “Xây dựng và phát triển nhanh, toàn diện TP.Cần Thơ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các tỉnh trong vùng ĐBSCL và cả nước.”
Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 492/QĐ-TTg phê duyệt đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL gồm 4 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Đây là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước; giữ vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng ĐBSCL.
Trên cơ sở Chương trình ký kết hợp tác phát triển kinh tế- xã hội TP.Cần Thơ và các tỉnh, thành phố trong vùng, hàng năm, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đã luân phiên tổ chức Hội nghị ngành Công Thương để đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của ngành.
Trong quá trình liên kết phát triển vùng, Sở Công Thương TP.Cần Thơ đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn và hỗ trợ triển khai về áp dụng sản xuất sạch hơn cho cán bộ quản lý và DN; mở lớp tập huấn kiểm tra viên điện lực, an toàn điện cho cán bộ và công nhân sử dụng điện của TP.Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Trong lĩnh vực điện năng, các tỉnh, thành phố đã phối hợp thực hiện quy hoạch phát triển điện lực trong khu vực, trong đó, TP.Cần Thơ có Trung tâm nhiệt điện Ô Môn với công suất quy hoạch 2.910 MW, Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ 188 MW... Trung tâm tiết kiệm năng lượng Cần Thơ đã hỗ trợ DN Cần Thơ và các tỉnh lân cận trong việc kiểm toán năng lượng, tư vấn các giải pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ của Cần Thơ phát triển, bước đầu thể hiện vai trò là một trung tâm thương mại của vùng. Trên cơ sở bản thỏa thuận kết nối cung cầu hàng hóa nhằm ổn định thị trường với các Sở Công Thương ĐBSCL, DN Cần Thơ sẵn sàng cung ứng hàng hóa để hỗ trợ ổn định thị trường đối với các địa phương trong vùng. Với hệ thống chợ truyền thống, siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn, thương mại Cần Thơ đã đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn TP.Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực được thành lập và hoạt động tại Cần Thơ, đã đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2009, giúp DN Cần Thơ và DN các tỉnh lân cận thuận lợi trong việc lập và xác nhận hồ sơ để hưởng ưu đãi thuế quan, góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Để xứng đáng với vai trò là trung tâm của vùng, ngành Công Thương Cần Thơ trong thời gian tới cần tổ chức thực hiện tốt hơn nữa các giải pháp khai thác và phát huy hết những tiềm năng, thế mạnh của thành phố để nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của ngành; đổi mới mô hình, tổ chức hoạt động của ngành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của TP.Cần Thơ và cả nước.
Xin cảm ông!
Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL gồm 4 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Bắc Ninh sẽ xử lý nghiêm cán bộ vi phạm đạo đức công vụ và văn hóa công sở

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư các trung tâm logistics đón đầu làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch

Thanh Hóa: Hiệu quả từ công tác tuyên truyền pháp luật qua zalo

Khánh Hòa bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp du lịch
Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Nhà trường “bắt tay” với doanh nghiệp đưa sinh viên sang Nhật làm việc

Quảng Ninh: Tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Đồng Nai tập trung xây dựng mã vùng trồng, đảm bảo chất lượng nông sản xuất khẩu

Hà Nội có vai trò dẫn dắt phát triển thành phố thông minh, bền vững

Công ty Cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam mở văn phòng tại tỉnh Vĩnh Phúc

Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu xây dựng cơ sở sửa chữa, thực hành máy bay

Quảng Nam: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng giảm 26,3%

Tiền Giang: Gần 554 tỷ đồng dự trữ, cung ứng hàng hóa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Quảng Ninh: Siêu du thuyền chở gần 1.000 du khách Trung Quốc đến Hạ Long

Quảng Ninh: 9 năm liền tăng trưởng trên 2 con số

Vĩnh Phúc: Nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị, tạo đòn bẩy phát triển

Khánh Hòa: Phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm

Nghệ An: Dự kiến thu ngân sách năm 2023 vượt dự toán

Quảng Ninh: Sắp diễn ra giải chạy giao lưu hữu nghị quốc tế Việt - Trung lần thứ nhất

Hà Nội: 4 giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

Kinh tế tỉnh Thanh Hóa sẽ phát triển bứt phá nhờ các cơ chế đặc thù

Quảng Ninh: Trao 103 giải tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ VII và lần thứ VIII

Quảng Nam: Yêu cầu rà soát toàn bộ hồ sơ pháp lý về việc trồng, chế biến, tiêu thụ sâm Ngọc Linh

Lý do UBND TP.Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm?
