Ngành Công Thương Hà Nội: Tăng cường ứng dụng thương mại điện tử, chung tay đẩy lùi Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Sở Công Thương Hà Nội đã tích cực tham mưu cho UBND TP. Hà Nội nhiều giải pháp, ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), vừa đẩy mạnh bán hàng qua kênh TMĐT nhằm đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đồng thời kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế”.

Ứng dụng TMĐT kết nối tiêu thụ nông sản, cung ứng hàng hóa thiết yếu

Trong những tháng đầu năm 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước trong đó có TP. Hà Nội. Các sự kiện kích cầu thúc đẩy phát triển trên địa bàn cả nước và Thành phố đều phải dừng và hoãn lại, một số loại hình kinh doanh dịch vụ phải đóng cửa… Trước tình hình đó, Sở Công Thương Hà Nội đã tích cực tham mưu cho UBND TP. Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành linh hoạt, đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa.

Ngành Công Thương Hà Nội: Tăng cường ứng dụng thương mại điện tử, chung tay đẩy lùi Covid-19

Siêu thị hợp tác cùng sàn thương mại điện tử chung tay hỗ trợ tiêu thụ vải thiều

Bà Trần Thị Phương Lan - Q. Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, Thành phố đã triển khai nhiều hoạt động kích cầu nội địa, đẩy mạnh kết nối cung cầu, khuyến mại tập trung, xúc tiến thương mại, phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố... Đặc biệt, Hà Nội chú trọng đẩy mạnh bán hàng qua kênh thương mại điện tử nhằm đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, tránh tiếp xúc trực tiếp, đồng thời, kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm trên sàn TMĐT, góp phần chung tay đẩy lùi dịch Covid.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây khó khăn cho đầu ra sản phẩm nông sản, thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động kết nối các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố với các địa phương đang khó khăn về đầu ra cho nông sản, kết hợp với các sàn TMĐT nhằm tạo đầu ra bền vững cho nông sản, nhất là trái vải thiều vụ mùa năm nay. Sự kết hợp giữa siêu thị truyền thống và nhà bán hàng trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích cho các bên bán và người tiêu dùng.

Năm nay là năm đầu tiên có sự kết hợp giữa siêu thị cùng sàn TMĐT trong phương thức phân phối sản phẩm vải thiều của Bắc Giang. “Với mô hình kết hợp giữa các siêu thị, trung tâm thương mại với các sàn thương mại điện tử, thực sự hai bên đã tận dụng được những lợi thế của nhau để cùng bắt tay tạo ra lợi thế trong phân phối. Việc kết nối tiêu thụ nông sản trên môi trường trực tuyến được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả, là cánh tay nối dài bên cạnh phương thức phân phối truyền thống, từ đó giúp bà con nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ khắp 63 tỉnh thành, tận dụng lợi thế của công nghệ, kết hợp phát triển thị trường TMĐT”- bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Các siêu thị, trung tâm thương mại như Lotte, BRG, Vincommerce đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng TMĐT để bán hàng. Bà Đỗ Tuệ Tâm - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội- CTCP (Hapro) thuộc Tập đoàn BRG - cho biết, mùa vải năm nay, cùng với kênh bán hàng truyền thống, Hapro đã triển khai bán trái vải thiều trên trang TMĐT, cũng như ứng dụng bán hàng trực tuyến BRG Shopping đạt hiệu quả cao. Đây là điểm khởi đầu tốt để Tổng công ty triển khai bán hàng nông sản trên nền tảng TMĐT trong thời gian tới - bà Đỗ Tuệ Tâm cho hay.

Năm nay cũng là năm đầu tiên, hệ thống siêu thị GO!/Big C tổ chức tiêu thụ trái vải qua kênh thương mại điện tử, với phạm vi bán hàng trên toàn quốc; qua các ứng dụng của hệ thống siêu thị như: App GO! &Big C, Zalo, Facebook Big C, Facebook Tops Market, Hotline 19001880; và kênh đối tác giao hàng như Tiki, GrabMart, NowFresh, Baemin. Kết thúc vụ vải thiều năm 2021, hệ thống này đã tiêu thụ được trên 100 tấn vải qua kênh phân phối truyền thống và kênh TMĐT.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu kép

Những nỗ lực của ngành Công Thương Hà Nội đã mang lại kết quả tích cực, thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán ra và tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Thành phố trong 6 tháng đầu năm 2021. Tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1.488 ngàn tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội đạt 293 ngàn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2020 tăng 0,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 198 ngàn tỷ đồng, chiếm 67,7% tổng mức và tăng 10% so với cùng kỳ.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trong 6 tháng đầu năm nay, Sở Công Thương Hà Nội đã ban hành 90 văn bản để triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực Công Thương. Thực hiện Công văn của Bộ Công Thương gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai công tác đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19, đầu tháng 6/2021, Sở Công Thương Hà Nội đã có công văn hướng dẫn các doanh nghiệp trung tâm thương mại, siêu thị cập nhật thông tin lên Bản đồ Chung sống an toàn với Covid-19.

Theo đó, Sở chỉ đạo các siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn khẩn trương thực hiện cài đặt ứng dụng AntoanCOVID trên điện thoại thông minh của cán bộ phụ trách từng siêu thị, trung tâm thương mại và chợ, nhằm cung cấp thông tin công khai, cập nhật liên tục hàng ngày về trạng thái an toàn đối với Covid-19 tại các địa điểm công cộng, tiến tới chung sống an toàn với Covid-19

Sở tiếp tục chỉ đạo tiếp tục triển khai Phương án đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo các cấp độ của Trung ương và Thành phố nhằm ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố với phương châm 4 tại chỗ: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, nguồn hàng tại chỗ, phục vụ tại chỗ ” và 3 sẵn sàng “Chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương”.

Thực hiện chỉ đạo của Sở Công Thương, 100% UBND các quận, huyện, thị xã đã xây dựng đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ứng phó với dịch Covid-19, chủ động chuẩn bị bố trí 1.920 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho dự trữ và điểm bán hàng lưu động, 236 xe ô tô sẵn sàng vận chuyển hàng hóa khi cần thiết.

Với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, trong 6 tháng cuối năm nay, ngành Công Thương Hà Nội phấn đấu đạt được mục tiêu kép: vừa chống dịch thành công, vừa đảm bảo phát triển kinh tế; phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9% (cao gấp hơn 1,8 lần năm 2020); kim ngạch xuất khẩu tăng 5% (cao gấp gần 2,8 lần năm 2020); Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 7-8% (gấp gần 3 lần năm 2020) - bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Bà Trần Thị Phương Lan- Q Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội:

Đến nay, Hà Nội đã tiếp nhận và chấp thuận cho 14.187 website/ứng dụng thương mại điện tử hoạt động trên địa bàn Thành phố. Thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng mã QR tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, kết nối đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, góp phần đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Sau hơn 2 năm ra mắt, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai đã có 40 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với 300 sản phẩm.
TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử trên địa bàn.
Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử đã và đang có sự bùng nổ trong những năm gần đây. Với các nhà phân phối, đây là một cơ hội vàng để phát triển sự nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động