Năng lượng tái tạo tăng trưởng kỷ lục trong năm 2022
Năng lượng tái tạo: Cuộc chơi chỉ dành cho nhà đầu tư có năng lực Khắc phục bất cập cơ chế giá phát điện dự án năng lượng tái tạo |
Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IREA) ngày 21/3 cho biết công suất sử dụng năng lượng tái tạo đã tăng kỷ lục trong năm 2022, với mức tăng gần 10% trên toàn cầu. Tuy vậy, IREA cảnh báo mức này chưa đủ để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu.
Năm 2022, 83% công suất phát điện mới đến từ các nguồn tái tạo. Năng lượng mặt trời, chủ yếu là quang điện và gió vẫn chiếm 90% công trình xây dựng mới. Dù cho IREA ghi nhận lĩnh vực điện gió chậm lại so với hai năm trước, song công suất sản xuất vẫn tăng 9% và năng lượng mặt trời tăng 22%.
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: IREA) |
Theo báo cáo Thống kê Công suất sản xuất năng lượng tái tạo năm 2023, thủy điện vẫn là nguồn tạo điện lớn nhất, chiếm 37% tổng công suất và sản xuất 1.256 gigawatt (GW).
Tổng công suất sản xuất, bao gồm tất cả các nguồn tái tạo, đạt 3.372 GW tính đến cuối năm 2022.
Tổng giám đốc IRENA Francesco La Camera cho biết mức tăng kỷ lục trên cho thấy khả năng phục hồi của năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, công suất năng lượng tái tạo hằng năm cần tăng gấp ba lần so với mức hiện tại vào năm 2030 nếu muốn tiếp tục lộ trình giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.
Theo ông Francesco La Camera, do nhu cầu năng lượng dự kiến sẽ tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới, quá trình chuyển đổi năng lượng đòi hỏi một bước thay đổi mang lại sự thay đổi chiến lược vượt ngoài quá trình khử carbon của phía cung.
Châu Á là khu vực chứng kiến mức tăng trưởng cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo lớn nhất trong năm 2022. Trung Quốc là nước đóng góp chính với 141 GW công suất năng lượng tái tạo mới, gần một nửa trong tổng số 295 GW công suất mới toàn cầu. Châu Âu và Bắc Mỹ lần lượt đạt 57,3 và 29,1 GW. Ở châu Phi, năng lượng tái tạo chỉ tăng 2,7 GW.
Khu vực Trung Đông ghi nhận 3,2 GW sản lượng điện mới được đưa vào sử dụng với mức tăng trưởng khu vực chưa từng có ở mức 12,8%./.
Tin mới cập nhật

Nóng: 59/85 chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán hợp đồng

Thông tin mới nhất về thực hiện thủ tục các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Đàm phán các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp: Thông tin mới nhất

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Bộ Công Thương và EVN đối thoại doanh nghiệp để gỡ vướng cho dự án năng lượng tái tạo

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án điện gió Hướng Linh 3 và 4
Tin khác

Khắc phục bất cập cơ chế giá phát điện dự án năng lượng tái tạo

Phối hợp chặt chẽ, giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo

Ba yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Các nhà sản xuất EU quan tâm đến điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh cần quan tâm hơn đến phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Năng lượng xanh quan trọng thế nào với tương lai của Việt Nam?

Đắk Nông khởi công dự án điện gió 1.700 tỷ đồng, công suất 50MW

Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Tư duy và hành động trong giai đoạn mới

Năng lượng tái tạo: Cuộc chơi chỉ dành cho nhà đầu tư có năng lực
Đọc nhiều

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành: Chuyên gia nói gì?

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

Hơn 1.650 drone tham gia trình diễn ánh sáng tại Festival Biển Nha Trang 2023

Hộp thư bạn đọc: Thông tin phản ánh về Công ty HUDIC và dự án Khu nhà ở Khởi Thành
