Thứ bảy 23/11/2024 19:49

Mỹ “lo ngại” năng lượng của Nga sụt giảm trên thị trường

Mỹ mới đây đã tạm thời cho phép giao dịch với các ngân hàng Nga để thanh toán trong lĩnh vực năng lượng.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, tất cả các giao dịch liên quan đến năng lượng bị cấm theo Sắc lệnh 14024 liên quan đến một hoặc nhiều thực thể được chỉ định, đều được phép tiến hành giao dịch cho đến ngày 1/11/2024. Bao gồm các ngân hàng Otkritie, Sovcombank , Sberbank, VTB, Alfa-Bank, Rosbank, Zenit, Ngân hàng St. Petersburg, cũng như Ngân hàng Trung ương Nga.

Được biết, các giao dịch liên quan đến năng lượng sẽ là những giao dịch liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, mua, vận chuyển, chế biến, dầu, uranium, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các nguồn năng lượng khác.

Mỹ nhiều lần giải thích, mục đích của các biện pháp hạn chế được đưa ra là nhằm hạn chế nguồn thu nhập từ việc bán nguyên liệu thô của Nga, nhưng đồng thời tránh thiệt hại cho bức tranh năng lượng chung của thế giới.

Mỹ dỡ bỏ một số lệnh cấm và cho phép giao dịch với các ngân hàng của Nga để thanh toán trong lĩnh vực năng lượng cho đến tháng 11/2024. Ảnh: AP

Nhà kinh tế học người Nga Anton Lyubich cho rằng: “Các biện pháp trừng phạt hiện tại là một công cụ thuần túy mang tính chính trị. Các hạn chế được đưa ra dựa trên một số biện pháp nhất định sẽ gây ảnh hưởng đến dư luận ở các nước phương Tây. Thường thì việc các hạn chế được thực hiện mà không có hoặc có rất ít sự tham khảo ý kiến ​​từ cộng đồng doanh nghiệp hoặc những người hành nghề và chuyên gia có liên quan”.

Ông Igor Yushkov, chuyên gia tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Nga và Quỹ An ninh năng lượng quốc gia nhắc lại, vào tháng 4/2022, Mỹ đã đưa ra lệnh cấm xuất khẩu dầu, sản phẩm dầu mỏ, than và khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, thỉnh thoảng Washington vẫn “mở cửa”. Điều này chủ yếu xảy ra vào thời điểm thị trường “nóng”.

Tuy nhiên, nhà phân tích chính trị Nga Dmitry Drobnitsky không loại trừ tình hình hiện tại có thể liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Mỹ.

Gần như toàn bộ lĩnh vực năng lượng nằm dưới sự bảo trợ của những người không ủng hộ đảng cầm quyền. Họ quan tâm đến việc cắt đứt dòng tài chính chảy vào đối thủ. Và nếu để đạt được mục tiêu, cần phải thả lỏng một chút và hợp tác với Nga”, ông Drobnitsky giải thích.

Nhà phân tích chính trị Nga nghi ngờ rằng cần phải điều chỉnh thị trường năng lượng. “Thực tế là Tổng thống Biden và nhóm của ông ấy đã cố gắng kiểm soát thị trường trong một thời gian dài để tự mình nắm lấy mọi thứ”, ông Drobnitsky nhấn mạnh.

Trước đó, trong năm 2023, Mỹ đã nhập khẩu nhiều kỷ lục từ Nga uranium làm giàu, nguyên liệu quan trọng để sản xuất năng lượng hạt nhân. Số liệu thống kê chính thức cho thấy, Mỹ đã nhập khẩu lượng uranium của Nga trị giá 1,2 tỷ USD vào năm ngoái, mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

Theo ước tính, Mỹ sẽ phải mất ít nhất 5 năm đầu tư lớn để phá vỡ sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu uranium đã làm giàu của Nga dùng làm nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân. Bộ Năng lượng Mỹ cho hay, điện hạt nhân đóng góp gần 20% lượng điện được tạo ra ở quốc gia này.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử