Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để đầu tư, tỉnh Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ

Chiều 16/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng về kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023.
Cao Bằng: Bảo tồn nghề làm hương truyền thống của người Nùng An Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các dự án hạ tầng tại tỉnh Cao Bằng
Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 1.
Thủ tướng phát biểu tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng chiều 16/01 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 2.
Trước đó, sáng 16/01, Thủ tướng thăm, chúc Tết đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tại vùng biên giới Cao Bằng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước đó, tại huyện Quảng Hòa, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm, chúc Tết, tặng quà các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách, hộ nghèo, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, Đồn Biên phòng cửa khẩu Tà Lùng; khảo sát thực địa dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh và việc triển khai khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 3.
Thủ tướng tặng quà người có công tại Cao Bằng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Triển khai tốt chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất đánh giá, năm 2022, dù gặp nhiều khó khăn do giao thông không thuận lợi, hạ tầng kinh tế-xã hội hạn chế nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cao Bằng đoàn kết, nỗ lực, chủ động, sáng tạo, triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 4.
Thủ tướng thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tà Lùng, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hoà - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh cho biết, ngay sau cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ với tỉnh vào tháng 11/2021, tỉnh đã khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng giao, nhất là những nhiệm vụ mang tính đột phá, đặc biệt là việc triển khai dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-–Trà Lĩnh (Cao Bằng)-dự án đầu tư công quan trọng nhất của Cao Bằng trong nhiệm kỳ này, một trong những dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 5.
Thủ tướng tới thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tà Lùng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Năm 2022, GRDP của Cao Bằng tăng 5,04%, quy mô kinh tế 22.100 tỷ đồng. GRDP bình quân đạt 40,2 triệu đồng/người/năm, tăng 8,2% so năm 2021. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bằng 106% năm 2021. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, tiêu chí bình quân đạt 11,63 tiêu chí/xã, tăng 0,56 tiêu chí. Xuất nhập khẩu đạt gần 885 triệu USD, tăng 11%. Du lịch phục hồi ấn tượng, đạt trên 1,1 triệu lượt khách, tăng 165%; doanh thu tăng 762%. Thu ngân sách nhà nước đạt 3.966 tỷ đồng, bằng 236% dự toán Trung ương giao, tăng 104% so năm 2021. Tổng vốn quản lý và huy động trên địa bàn đạt 26.000 tỷ, tăng 3,5%.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 6.
Thủ tướng khảo sát thực địa, nghe báo cáo về tiến độ triển khai, các khó khăn, vướng mắc cần giải quyết liên quan tới tuyến cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh nối Cao Bằng với Lạng Sơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cao Bằng tích cực triển khai công tác quy hoạch; tổ chức rà soát, phê duyệt 10/10 đô thị; trình Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu đến năm 2040; hoàn thành hồ sơ quy hoạch tỉnh.

Tỉnh chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tích cực (giảm 4,29%). Triển khai tốt chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; hoàn thành hỗ trợ 1.235/6.602 nhà tạm, nhà dột nát; đồng thời huy động nguồn lực tạm ứng cho 3.141 hộ nghèo, trong đó có 214 gia đình chính sách, xây mới, sửa chữa nhà ở.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 7.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng về kết quả công tác, phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023 chiều 16/01 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quốc phòng, an ninh được bảo đảm, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả các vụ việc, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; quan tâm công tác chính trị tư tưởng, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 8.
Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh báo cáo tại cuộc làm việc với Thủ tướng chiều 16/01 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cao Bằng đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương sớm cân đối, bố trí kinh phí cho tỉnh thực hiện, hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh; xem xét, nâng cấp các cửa khẩu Trà Lĩnh, Lý Vạn, Pò Peo và công nhận lối mở Nà Lạn. Đặc biệt, đề nghị hỗ trợ tỉnh xây dựng, nâng cấp các tuyến đường kết nối với cao tốc Đồng Đăng–Trà Lĩnh và với các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; đẩy mạnh khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc…

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 9.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Vị trí chiến lược trọng yếu, là "phên giậu" biên cương

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo bộ, ngành đã phát biểu làm rõ hơn các thành tựu, kết quả, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, phân tích về tiềm năng, lợi thế, bổ sung, gợi mở định hướng, giải pháp, tập trung vào các đột phá để tỉnh tiếp tục khơi thông nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững, đồng thời trả lời các kiến nghị của tỉnh.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 10.
Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Thành phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phân tích thêm về tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Cao Bằng, các đại biểu cho rằng, với diện tích 6.700 km² (thứ 17/63), Cao Bằng có vị trí chiến lược trọng yếu, là "phên giậu" biên cương phía bắc của Tổ quốc, được Bác Hồ chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên.

Tỉnh có nền văn hóa đặc sắc của 27 dân tộc anh em, với nhiều giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật, dân gian truyền thống. Có 214 di tích (03 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích xếp hạng cấp quốc gia).

Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (sắt, mangan, chì, kẽm, vật liệu xây dựng…) là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế.

Thiên nhiên hùng vĩ, bao la, núi rừng hoang sơ, nhiều thác nước, hang, động kỳ thú, tạo cảnh quan độc đáo, cuốn hút. Nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng (thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Hồ Thang Hen, công viên địa chất Non Nước, núi Mắt Thần, rừng quốc gia Phịa Oắc-Phịa Đén…).

Dân số tuy ít khoảng 538.000 người (thứ 61/63) nhưng người Cao Bằng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, giàu truyền thống yêu nước là điểm tựa vững chắc để xây dựng, phát triển quê hương Cao Bằng giàu đẹp.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 11.
Thủ tướng thẳng thắn cho rằng, hạ tầng kinh tế-xã hội Cao Bằng còn nhiều khó khăn, nhất là hạ tầng giao thông - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường

Phát biểu chỉ đạo cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với báo cáo và các ý kiến tại cuộc làm việc; ghi nhận, biểu dương đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm, các giải pháp và các kết quả mà Cao Bằng đạt được trong năm 2022, góp phần vào thành tựu chung của cả nước.

Nguyên nhân của những kết quả đạt được là nhờ đoàn kết, thống nhất, phát huy truyền thống cách mạng, huy động sự vào cuộc của nhân dân và cả hệ thống chính trị; tinh thần chủ động, tích cực, ứng phó với mọi tình huống; sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan Trung ương, các địa phương, sự hợp tác hiệu quả với các địa phương của Trung Quốc

Bên cạnh những thành tựu, kết quả, Thủ tướng thẳng thắn cho rằng, hạ tầng kinh tế-xã hội Cao Bằng còn nhiều khó khăn, nhất là hạ tầng giao thông. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu. Tỉnh chưa khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, điều kiện thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, con người. Quy mô kinh tế nhỏ (thứ 62/63 tỉnh, thành phố). GRDP bình quân đầu người thấp. Đời sống của một bộ phận người còn khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc; tỉ lệ hộ nghèo còn cao. Thứ hạng về năng lực cạnh tranh năm 2021 thấp, xếp thứ 63/63. Giải ngân vốn đầu tư công thấp.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 12.
Thủ tướng đánh giá cao định hướng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 của tỉnh, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, năm 2023, tình hình có thời cơ, thuận lợi đan xen khó khăn, thách thức nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; những khó khăn nội tại của nền kinh tế vẫn còn. Thủ tướng mong muốn và tin tưởng Cao Bằng chia sẻ những khó khăn này với đất nước, từ đó tự lực cánh sinh vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.

Thủ tướng đánh giá cao định hướng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 của tỉnh, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo.

Thứ nhất, quán triệt, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết chuyên đề của Trung ương, Chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế-xã hội, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý, Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới dài nhất với Trung Quốc (333 km), cần quán triệt, triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các thỏa thuận, kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tỉnh cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể", kết hợp giữa nội lực (con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử-văn hóa) là cơ bản, chiến lược, lâu dài quyết định với ngoại lực là quan trọng và đột phá; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Giữ vững bản lĩnh, kiên định, kiên trì những vấn đề nguyên tắc nhưng chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phù hợp tình hình, nhất là các vấn đề phát sinh khi tình hình thay đổi rất nhanh, nhiều diễn biến khó lường.

Thứ ba, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, trong đó có chính sách chung và chính sách riêng, tổ chức thực hiện công việc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Cao Bằng.

Thứ tư, đổi mới tư duy, suy nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, nhất là trong đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược. Trong đó, về hạ tầng giao thông, cần xác định và tập trung cao độ, làm bằng được những công trình cần nhất để phát huy hiệu quả lan tỏa, nâng cao giá trị đất đai, mở ra không gian phát triển mới.

Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác phát triển thương mại-dịch vụ với phía Trung Quốc. Nhân dịp này, Thủ tướng hoan nghênh tỉnh đã làm tốt nhiệm vụ này, trong đó đã chủ động xây dựng cầu Tà Lùng 2 và hạ tầng khu vực cửa khẩu quốc tế Tà Lùng.

Thứ sáu, tập trung cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp với vai trò trụ đỡ nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đồng thời tích cực phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Thứ bảy, coi trọng phát triển giáo dục, đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao; phát triển hệ thống các trường dân tộc nội trú, trong bối cảnh nhân lực là nút thắt phát triển của tỉnh.

Thứ tám, là tỉnh biên giới, Cao Bằng cần coi trọng công tác bảo vệ độc lập, chủ quyền, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Thứ chín, tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Thứ mười, chú trọng công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 13.
Thủ tướng cơ bản đồng ý các nhiệm vụ, chủ yếu đã nêu trong báo cáo và ý kiến của các đại biểu, đồng thời lưu ý một số trọng tâm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ưu tiên số 1 cho tuyến cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh

Thủ tướng cơ bản đồng ý các nhiệm vụ, chủ yếu đã nêu trong báo cáo và ý kiến của các đại biểu, đồng thời lưu ý một số trọng tâm, mà trước hết là tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và các loại dịch bệnh khác.

Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa an toàn gắn với quy chuẩn, tiêu chuẩn hóa và truy xuất nguồn gốc; thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng diện tích các loại cây có giá trị kinh tế, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, chế biến gỗ.

Nâng cao giá trị gia tăng công nghiệp chế biến khoáng sản; đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thu hút các ngành công nghiệp mới. Chú trọng đầu tư hạ tầng cho phát triển công nghiệp; nâng cao hiệu quả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Thủ tướng nhấn mạnh, khu kinh tế cửa khẩu của Cao Bằng đã được phê duyệt quy hoạch vào tháng 3/2022, đây chính là động lực phát triển mới của tỉnh Cao Bằng, cần tập trung xây dựng.

Phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, với các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, điều kiện tự nhiên, nhất là du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…

Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; chú trọng chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử để nâng cao khả năng kết nối, quảng bá và mở rộng thị trường, tạo đầu ra bền vững cho các sản phẩm địa phương.

Xác định công tác quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; quy hoạch phải đi trước một bước, có tầm nhìn dài hạn, chiến lược, vừa phát huy tiềm năng, thế mạnh, vừa khắc phục hạn chế. Chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối.

Quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, nâng cao xếp hạng về năng lực cạnh tranh để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng chính quyền số, đẩy mạnh dịch vụ hành chính công trực tuyến.

Cho ý kiến về các đề xuất, kiến nghị, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và tỉnh Cao Bằng cùng vào cuộc để hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn trong năm 2023-2024.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tập trung mọi nguồn lực, ưu tiên số 1 để khởi công thực hiện dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức hợp tác công tư, Bộ Tài chính nghiên cứu, ưu tiên bố trí vốn Trung ương cho dự án này, sau khi hoàn thành tuyến đường này sẽ xem xét triển khai các dự án đường bộ khác.

Thủ tướng mong muốn tỉnh Cao Bằng "năm mới thắng lợi mới" và năm 2023 đạt nhiều kết quả tích cực hơn, cao hơn năm 2022.

baochinhphu.vn

Tin mới cập nhật

Singapore tham vấn cộng đồng về Dự luật An toàn và An ninh thực phẩm

Singapore tham vấn cộng đồng về Dự luật An toàn và An ninh thực phẩm

Singapore đang tiến hành tham vấn cộng đồng để thu thập những phản hồi về các điều khoản dự thảo Dự luật An toàn và An ninh thực phẩm.
Tổng thống Hoa Kỳ ban hành sắc lệnh bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân

Tổng thống Hoa Kỳ ban hành sắc lệnh bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ngày 28/2 đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm ngăn chặn việc chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Hoa Kỳ cho nước ngoài.
GDP quý IV/2024 của Hoa Kỳ được điều chỉnh thấp hơn so với năm trước

GDP quý IV/2024 của Hoa Kỳ được điều chỉnh thấp hơn so với năm trước

Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với cuối năm trước do việc điều chỉnh giảm lượng hàng tồn kho, chi tiêu và đầu tư hộ gia đình mạnh mẽ hơn.
Đông Ti-mo và Comoros - hai nền kinh tế mới gia nhập WTO có gì đặc biệt?

Đông Ti-mo và Comoros - hai nền kinh tế mới gia nhập WTO có gì đặc biệt?

Trong Phiên khai mạc Hội nghị cấp Bộ trưởng WTO lần thứ 13 diễn ra sáng ngày 26/2, các đại biểu đã chứng kiến lễ gia nhập WTO của Đông Ti-mo và Comoros.
Cổ phiếu lên đỉnh, tỷ phú công nghệ mới có "tour ẩm thực" quanh Hà Nội kiếm "bẫm"

Cổ phiếu lên đỉnh, tỷ phú công nghệ mới có "tour ẩm thực" quanh Hà Nội kiếm "bẫm"

Nvidia, tập đoàn bán dẫn lớn nhất toàn cầu là tâm điểm chú ý của tuần này, khi cổ phiếu xô đổ mốc lịch sử cũ, tăng rất mạnh và làm lu mờ những "ông lớn" khác.
Ấn Độ đưa ra mức giá hỗ trợ cho ngô, bông và đậu nhằm xoa dịu "cơn thịnh nộ" của nông dân

Ấn Độ đưa ra mức giá hỗ trợ cho ngô, bông và đậu nhằm xoa dịu "cơn thịnh nộ" của nông dân

Ấn Độ đã đưa ra mức giá hỗ trợ đảm bảo cho các loại đậu, ngô và bông nhằm xoa dịu "cơn thịnh nộ" của nông dân.
Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 1 đạt gần 231 nghìn tỷ đồng

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 1 đạt gần 231 nghìn tỷ đồng

Bộ Tài chính cho biết, ngân sách nhà nước tháng 1/2024 tuy có giảm so với cùng kỳ song vẫn bảo đảm cân đối giữa ngân sách Trung ương và địa phương.
Cước phí vận tải biển tăng vọt, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo khẩn

Cước phí vận tải biển tăng vọt, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo khẩn

Cước phí vận tải biển đã tăng cao gấp đôi, gấp ba do tình trạng mất an ninh tại khu vực Biển Đỏ, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra các giải pháp ứng phó.
Danh tính nữ tỷ phú giàu nhất hành tinh, tạo dựng khối tài sản 100 tỷ USD

Danh tính nữ tỷ phú giàu nhất hành tinh, tạo dựng khối tài sản 100 tỷ USD

Thế giới vừa ghi nhận nữ tỷ phú đầu tiên tạo dựng được khối tài sản cán ngưỡng 100 tỷ USD, giữa bối cảnh nền kinh tế toàn cầu khó khăn, nhiều bất ổn.
Tạo cơ hội xuất nhập khẩu với thị trường Canada cho doanh nghiệp nhỏ

Tạo cơ hội xuất nhập khẩu với thị trường Canada cho doanh nghiệp nhỏ

Đây là một trong những thành công của chương trình Diễn đàn trao đổi tác động Vietnam – Canada vừa tổng kết tại Hà Nội ngày 15/12/2023.

Tin khác

Tạo hành lang pháp lý và cơ chế cho phát triển điện khí tại Việt Nam

Tạo hành lang pháp lý và cơ chế cho phát triển điện khí tại Việt Nam

Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển điện khí song cần quan tâm xây dựng cơ chế về giá điện cũng như thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Quỹ năng lượng tái tạo 3 tỷ USD cho các thị trường mới nổi bao gồm Việt Nam

Quỹ năng lượng tái tạo 3 tỷ USD cho các thị trường mới nổi bao gồm Việt Nam

Ngày 4/12, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners ra mắt Quỹ Growth Market II về năng lượng tái tạo trong khuôn khổ COP28 diễn ra tại Dubai.
Lối sống giản dị và khiêm nhường của cây đại thụ tài chính Charlie Munger

Lối sống giản dị và khiêm nhường của cây đại thụ tài chính Charlie Munger

Giữ trong tay khối tài sản hơn 2,3 tỷ USD, thiên tài đầu tư Charlie Munger vẫn ở trong căn nhà cũ kỳ suốt hàng chục năm, vẫn tự lái xe đi làm, đi công tác...
Kinh tế toàn cầu trước triển vọng lạc quan cho năm 2024

Kinh tế toàn cầu trước triển vọng lạc quan cho năm 2024

Các tổ chức quốc tế mới đây đã có những nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của toàn cầu trong năm tới.
OECD: Kinh tế thế giới năm 2024 sẽ tăng trưởng chậm hơn năm 2023

OECD: Kinh tế thế giới năm 2024 sẽ tăng trưởng chậm hơn năm 2023

OECD đánh giá: “Nếu cuộc xung đột lan rộng toàn khu vực Trung Đông, kinh tế thế giới sẽ đối mặt nhiều nguy cơ tăng trưởng chậm lại đồng thời gia tăng lạm phát.”
Dấu ấn cố "nhạc trưởng" 65 tuổi của tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui

Dấu ấn cố "nhạc trưởng" 65 tuổi của tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui

Ông Jun Ohta, CEO của tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group đã qua đời ở tuổi 65 vì bệnh nan y, để lại nhiều tiếc thương cho gia đình, đồng nghiệp, đối tác.
Đấu giá tấm thực đơn trăm tuổi trên tàu Titanic, ngỡ ngàng với trải nghiệm xa hoa của giới thượng lưu

Đấu giá tấm thực đơn trăm tuổi trên tàu Titanic, ngỡ ngàng với trải nghiệm xa hoa của giới thượng lưu

Trong suốt 100 năm qua, đây là tờ thực đơn bữa tối trên khoang hạng nhất tàu Titanic duy nhất được tìm thấy, trục vớt lên từ biển sâu.
Số đông người tiêu dùng Việt Nam đang cẩn trọng hơn

Số đông người tiêu dùng Việt Nam đang cẩn trọng hơn

Trong khi doanh nghiệp đang có xu hướng gặp nhiều khó khăn về kinh doanh thì người tiêu dùng lại càng lúc càng cẩn trọng hơn trong hành vi.
Mỹ: Mùa Black Friday diễn ra sớm do các nhà bán lẻ thay đổi chiến lược

Mỹ: Mùa Black Friday diễn ra sớm do các nhà bán lẻ thay đổi chiến lược

Ngày hội mua sắm Black Friday hằng năm tại Mỹ là ngày Thứ Sáu của tuần thứ 4 tháng 11.
FAO cảnh báo kinh tế toàn cầu tổn thất hàng nghìn tỷ USD từ chi phí ẩn

FAO cảnh báo kinh tế toàn cầu tổn thất hàng nghìn tỷ USD từ chi phí ẩn

FAO đã tiến hành phân tích đối với 154 quốc gia nhằm xác định chi phí thực sự của hệ thống nông nghiệp và lương thực ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024, giá dầu thế giới vẫn giữ mức thấp nhất 3 tuần gần đây với dầu WTI ở mốc 82,51 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 86,97 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng SJC giảm 300.000 đồng mỗi lượng, kéo giá xuống dưới 84 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng tốc áp sát mức 2.400 USD/ounce.
Phiên bản di động