Thứ bảy 27/04/2024 17:43

Lào Cai: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế và giá trị văn hóa truyền thống

Năm 2024, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu có thêm ít nhất 30 sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của các huyện, thị xã, thành phố được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên.
Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP Thái Nguyên Bắc Ninh: Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP bền vững

Triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu có thêm ít nhất 30 sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của các huyện, thị xã, thành phố được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên thành 235 sản phẩm; trong đó có thêm 5 sản phẩm OCOP 4 sao, nâng lên thành 15 sản phẩm OCOP 4 sao và 2 sản phẩm 5 sao.

Lào Cai: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế và giá trị văn hóa truyền thống
Lào Cai đặt mục tiêu năm 2024 có thêm ít nhất 30 sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của các huyện, thị xã, thành phố được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên (Ảnh: QD)

Theo đó, 100% các sản phẩm đánh giá mới đạt từ 3 sao trở lên được hỗ trợ bổ sung logo OCOP vào bao bì sản phẩm, 80% chủ thể có sản phẩm được chứng nhận OCOP có Website riêng phục vụ quảng bá và xúc tiến thương mại điện tử.

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục triển khai đánh giá lại các sản phẩm OCOP hết thời hạn 36 tháng theo quy định. Tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp. Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 60% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 20% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có thêm ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định. Có thêm ít nhất 4% số làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có thêm ít nhất 2% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 5% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Lào Cai: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế và giá trị văn hóa truyền thống
Tổ chức giới thiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai (Ảnh: CTTĐTLC)

Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…); 100% sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử, tạo gian hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử; phấn đấu có thêm từ 2 - 3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố. Tham gia các hội chợ OCOP thường niên, hội nghị kết nối giao thương và diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng/xã một sản phẩm nhằm đưa các sản phẩm được chứng nhận OCOP đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Theo UBND tỉnh Lào Cai, việc vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu Chương trình OCOP nhằm hỗ trợ tích cực công tác quản lý Nhà nước, kết nối thông tin và chuyển đổi số. Triển khai chu trình OCOP thường niên linh hoạt, tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đảm bảo thực chất, đúng quy định, không chạy theo thành tích, đảm bảo các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên phải đáp ứng 2 yếu tố quan trọng là “phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với giá trị văn hóa truyền thống” và “tính cộng đồng” trong chương trình OCOP.

Tin khác

Phiên bản di động