Chủ nhật 28/04/2024 01:00

Lai Châu: Tiến hành chuẩn bị cho việc ban hành nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển sâm

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã triển khai các đề tài khoa học, dự án, mô hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển sâm Lai Châu.
Xây dựng Sâm Lai Châu thành "thương hiệu" quốc gia Lai Châu: Phát triển vùng trồng chè cổ chất lượng cao và sâm tại huyện Sìn Hồ

Theo báo cáo tình hình xây dựng Đề án phục vụ ban hành Nghị quyết và dự thảo Nghị quyết của Tỉnh ủy Lai Châu về phát triển sâm Lai Châu: Sâm Lai Châu là loài cây bản địa, đặc hữu, cây thuốc rất quý hiếm, đối tượng ưu tiên bảo tồn và phát triển ở nước ta, có giá trị lớn về dược liệu và kinh tế.

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã triển khai các đề tài khoa học, dự án, mô hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển sâm Lai Châu, đánh giá sơ bộ vùng thích hợp trồng sâm Lai Châu. Qua đánh giá, Lai Châu có khoảng 30.000 ha diện tích phù hợp, trong đó có 17.000 ha rất phù hợp để trồng sâm Lai Châu.

Lai Châu: Tiến hành chuẩn bị cho việc ban hành nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển sâm
Tỉnh Lai Châu họp tổ chuẩn bị đề án phục vụ ban hành dự thảo Nghị quyết của Tỉnh ủy Lai Châu về phát triển sâm Lai Châu (Ảnh: CTTĐTLC)

Tỉnh Lai Châu đã xây dựng được 3 mô hình bảo tồn sâm Lai Châu và gây trồng trên 21.000 cây mô hình; ban hành tiêu chuẩn cơ sở Giống cây lâm nghiệp - Cây giống sâm Lai Châu và dự thảo tiêu chuẩn cơ sở sâm Lai Châu; ban hành hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế, bảo quản sâm Lai Châu; đã được cơ quan có thẩm quyền cấp “Bằng bảo hộ giống cây trồng sâm Lai Châu” và nhãn hiệu chứng nhận “sâm Lai Châu”.

Đã có 5 cơ sở được cấp mã số cơ sở trồng loài cây sâm Lai Châu với 252.729 cây; đã ban hành một số chính sách bảo tồn và phát triển cây dược liệu, trong đó có cây sâm Lai Châu; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển trồng sâm Lai Châu. Tính đến nay toàn tỉnh Lai Châu có 19 tổ chức, 217 hộ gia đình, cá nhân trồng khoảng 60 ha trồng tập trung và nhiều diện tích nhỏ lẻ, phân tán trồng dưới tán rừng…

Tuy nhiên, theo đánh giá, công tác bảo tồn, phát triển sâm Lai Châu vẫn còn nhiều khó khăn, điều tra, khảo sát quy hoạch vùng trồng chưa được khoanh định cụ thể; cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn thấp kém; kinh phí cho nghiên cứu khoa học về cây sâm Lai Châu còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển...

Lai Châu: Tiến hành chuẩn bị cho việc ban hành nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển sâm
Chăm sóc sâm Lai Châu (Ảnh: TTXVN)

Chính vì vậy, để triển khai thực hiện phát triển sâm Lai Châu theo Quyết định số 611/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, việc tỉnh Lai Châu xây dựng nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển sâm Lai Châu là rất cần thiết…

Khẳng định đây là một nghị quyết vô cùng quan trọng để triển khai thực hiện Quyết định số 611/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Lai Châu; hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển sâm Lai Châu thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của địa phương, mang thương hiệu sản phẩm địa phương và quốc gia; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Do đó, UBND tỉnh Lai Châu yêu cầu, các huyện tổ chức rà soát lại diện tích, hạ tầng vùng trồng sâm Lai Châu; đăng ký diện tích trồng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tích hợp lên bản đồ; Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất quy trình kỹ thuật, mật độ trồng sâm phù hợp…

Tin khác

Phiên bản di động