Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA):

Kỳ II: Mới “ăn” được 7% “miếng bánh”!

Với nhiều ưu đãi về thuế quan, VJEPA là “món” ngon cho các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, dù đã có hiệu lực được 6 năm nhưng các DN Việt mới chỉ “ăn” được 4-7% “miếng bánh” này.

Hàng hóa xuất khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe

Sau giảm thuế là những hàng rào thép gai

Sau dấu mốc ký kết VJEPA năm 2009, vài năm sau, kinh tế Việt Nam và Nhật Bản đều rơi vào suy thoái do đó hiệp định này chưa phát huy tác dụng. Từ năm 2012-2014, kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng trưởng tốt hơn. Tuy nhiên, mức tăng trưởng ấy cũng chỉ ở mức trung bình. Mới đây, bà Trịnh Thị Thu Hiền - Trưởng Phòng Xuất xứ hàng hóa - Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã chia sẻ một thông tin đáng buồn: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ VJEPA của DN Việt mới được 4-7% do các yêu cầu xuất xứ khắt khe. Một con số quá thấp khi hiệp định đã có hiệu lực được 6 năm!

Theo VJEPA, hàng Việt muốn hưởng ưu đãi thuế quan phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ. Đây là khó khăn lớn đối với DN Việt. Ông Hà Duy Tùng- Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, (Bộ Tài chính) - lấy ví dụ: Hàng dệt may Việt Nam dễ dàng xuất khẩu (XK) vào Nhật Bản, song lại khó được hưởng ưu đãi thuế do phải đáp ứng quy tắc xuất xứ chi tiết đối với từng loại nguyên phụ liệu. Giày dép và nhiều sản phẩm khác cũng chịu chung tình trạng trên.

Bên cạnh vấn đề nguồn gốc xuất xứ, các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật cũng là “bức tường” cao với hàng Việt. Đơn cử như gạo Việt Nam đã từng XK được sang Nhật, nhưng sau khi phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, “cánh cửa” cho gạo đã tạm thời bị đóng lại. Ngoài ra, thủy sản Việt trong đó đặc biệt là tôm cũng đang bị Nhật kiểm tra rất gắt gao về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Là người am hiểu sâu sắc về thị trường này, ông Đỗ Văn Dũng- Chủ tịch CLB Doanh nghiệp Việt Nam- Nhật Bản chia sẻ, XK hàng hóa như thủ công mỹ nghệ, nông sản, tôm đông lạnh… sang Nhật khó vì luật của quốc gia này rất chặt chẽ chứ không đơn thuần ở yếu tố thuế quan.

Theo quy định của Nhật, muốn XK mặt hàng nào sang thị trường này và được hưởng ưu đãi, DN phải chứng minh được xuất xứ từng loại nguyên liệu và thời gian gia công, lương công nhân, độ tuổi công nhân trên 18 tuổi… “Đó đều là các quy định của thế giới, Việt Nam vừa hội nhập nên DN nhiều khi còn không hiểu được những tiêu chuẩn mới chứ chưa nói đến áp dụng”- ông Dũng cho hay.

Chấp nhận luật chơi chung

Theo chia sẻ của ông Dũng, để XK được, DN phải nắm được từng chi tiết kỹ thuật, chất lượng, quy định, luật pháp của nước sở tại. Trên cơ sở đó, DN mới làm đủ thủ tục và được cho thông quan, dù mặt hàng đó có phải chịu thuế hay không.

Ngoài hàng rào kỹ thuật, Nhật Bản còn là nước sử dụng hàng rào thủ tục cực kỳ giỏi. Ngay cả Hoa Kỳ, dù đã có quan hệ với Nhật Bản hàng trăm năm, nhưng nông sản, thực phẩm (như thịt bò) Hoa Kỳ cũng không dễ XK vào thị trường này…

Chưa kể, DN phải am hiểu và sử dụng thành thạo tiếng Nhật, như con cá mòi người Nhật gọi như thế nào. Nếu sử dụng không cẩn thận, gây hiểu sai có thể dẫn đến việc cấm NK. Hoặc với than, DN Việt đã mất 5 – 10 năm mới hiểu được quy cách liên quan đến mặt hàng này của Nhật.

Trong ngành nông nghiệp, từ giai đoạn cải tạo đất, phân tích đất, trồng và từng giai đoạn trưởng thành của cây…, tất cả đều phải có nguồn gốc xuất xứ và lý lịch. Hiện Nhật Bản đã mở lối cho một số trái cây của Việt Nam. "Dù đã có tín hiệu tốt, song DN không nên chủ quan mà cần nắm vững yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, về tiêu chuẩn liên quan đến sâu bệnh hay việc phải chứng minh vùng đất sạch, quy trình sản xuất sạch để bảo đảm việc XK được bền vững”- ông Dũng khuyến cáo.

Ông Nguyễn Sơn – Phó Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế- khẳng định: Các tiêu chuẩn của Nhật là áp dụng chung cho tất cả hàng hóa chứ không riêng cho Việt Nam. Do đó, không thể yêu cầu một quốc gia hạ thấp tiêu chuẩn các hàng rào kỹ thuật. “Trừ khi DN phát hiện Nhật Bản có sự phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu, ví dụ như có yêu cầu cao hơn đối với hàng nội địa thì DN mới có quyền khiếu nại”- ông Sơn cho hay.

Để các DN thâm nhập sâu vào thị trường Nhật Bản, theo ông Sơn, DN cần đẩy mạnh tiếp thị; hợp tác chặt chẽ với các nhà phân phối của Nhật và nghiên cứu chuyên sâu về những đặc thù riêng biệt của thị trường để có phương thức bán hàng, giới thiệu sản phẩm và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Ngoài ra, DN phải am hiểu và sử dụng thành thạo tiếng Nhật...

Để XK hàng hóa sang Nhật Bản và được hưởng ưu đãi, DN phải đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn quốc tế về nguồn gốc xuất xứ từng loại nguyên liệu, thời gian gia công, lương, độ tuổi công nhân…
TIN LIÊN QUAN
Kỳ I: Cánh cửa mới cho hàng Việt

Nguyễn Phượng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/9/2023: Hơn 10.000 lính Ukraine đầu hàng qua kênh radio bí mật

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/9/2023: Hơn 10.000 lính Ukraine đầu hàng qua kênh radio bí mật

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/9/2023: Hơn 10.000 lính Ukraine đầu hàng qua kênh radio bí mật.
Thương mại toàn cầu chịu nhiều sức ép

Thương mại toàn cầu chịu nhiều sức ép

Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa toàn cầu suy yếu dần trước áp lực của lạm phát cao và động thái tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trong năm 2022.
Đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản của Việt Nam

Đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản của Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản; sớm mở cửa thị trường cho một số mặt hàng hoa quả của Việt Nam.
Ký kết biên bản ghi nhớ phát triển cà phê Việt Nam tại Ấn Độ

Ký kết biên bản ghi nhớ phát triển cà phê Việt Nam tại Ấn Độ

Doanh nghiệp café Vietnam L’amant Café ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) phân phối sản phẩm cà phê với đối tác Ấn Độ.
Gạo Lộc Trời và bí quyết đưa thương hiệu Cơm Vietnam Rice sang thị trường EU

Gạo Lộc Trời và bí quyết đưa thương hiệu Cơm Vietnam Rice sang thị trường EU

Ông Nguyễn Duy Thuận - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ với phóng viên về hành trình đưa thương hiệu Cơm Vietnam Rice sang thị trường EU.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/9/2023: Phương Tây lo ngại kịch bản Ukraine bị chia đôi

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/9/2023: Phương Tây lo ngại kịch bản Ukraine bị chia đôi

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/9/2023, Tổng thống Ukraine lo ngại kịch bản Ukraine bị chia đôi giống như kịch bản của Bán đảo Triều Tiên.
Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP

Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP

Sáng 27/9, Tạp chí Công Thương tổ chức Tọa đàm Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP.
Tuần hàng Việt Nam tại Pháp: Cơ hội mới cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp: Cơ hội mới cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường châu Âu

Tuần hàng Việt Nam vừa được tổ chức tại hệ thống siêu thị System U với 1.500 cơ sở trên nước Pháp, là cơ hội mới tiếp cận thị trường châu Âu cho doanh nghiệp.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/9/2023: Nga phá hủy nhà máy sản xuất tên lửa của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/9/2023: Nga phá hủy nhà máy sản xuất tên lửa của Ukraine

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/9/2023:Nga phá hủy nhà máy sản xuất tên lửa của Ukraine; Mỹ sắp cạn ngân sách viện trợ cho Kiev.
Tư lệnh Hạm đội Biển Đen xuất hiện sau tin đồn thiệt mạng trong vụ tấn công của Ukraine

Tư lệnh Hạm đội Biển Đen xuất hiện sau tin đồn thiệt mạng trong vụ tấn công của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh Tư lệnh Hạm đội Biển Đen trong bối cảnh có tin đồn “đã chết” sau cuộc tấn công tên lửa của Ukraine.
Kỷ niệm 50 năm Chủ tịch Cuba Fidel Castro thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam

Kỷ niệm 50 năm Chủ tịch Cuba Fidel Castro thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam

Lễ kỷ niệm 50 năm Chủ tịch Cuba Fidel Castro thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam (9/1973 - 9/2023) đã được tổ chức tại Quảng Trị vào chiều 26/9.
Ấn Độ giảm giá xuất khẩu tối thiểu của gạo basmati để tránh thua thiệt trên thị trường

Ấn Độ giảm giá xuất khẩu tối thiểu của gạo basmati để tránh thua thiệt trên thị trường

Ấn Độ sẽ giảm giá sàn xuất khẩu gạo basmati sau khi các nhà xay xát và thương nhân phàn nàn về doanh số bán loại gạo thơm cao cấp ra nước ngoài giảm mạnh.
Thương mại toàn cầu giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ đại dịch Covid-19

Thương mại toàn cầu giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ đại dịch Covid-19

Khối lượng thương mại thế giới giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần ba năm nay vào tháng 7 và lãi suất tăng đang bắt đầu tác động đến nhu cầu hàng hóa toàn cầu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/9/2023: Mỹ tuyên bố tiền viện trợ quân sự cho Ukraine chỉ đủ trong vài tuần

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/9/2023: Mỹ tuyên bố tiền viện trợ quân sự cho Ukraine chỉ đủ trong vài tuần

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/9/2023: Washington sắp hết nguồn tài chính cần thiết dành cho các gói viện trợ quân sự cho Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/9/2023: Nga đưa ra “tối hậu thư” cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/9/2023: Nga đưa ra “tối hậu thư” cho Ukraine

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/9/2023: Nga đưa ra “tối hậu thư” cho Ukraine; hạ 11 UAV Ukraine gần biên giới.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Các hiệp định thương mại là nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam-Bulgaria phát triển trên tinh thần cùng có lợi và bổ trợ lẫn nhau
Chất lượng là “chìa khóa” mở cửa thị trường EU cho hồ tiêu Việt

Chất lượng là “chìa khóa” mở cửa thị trường EU cho hồ tiêu Việt

Thị phần mở rộng, hồ tiêu Việt được người tiêu dùng EU biết đến ngày càng nhiều. Chất lượng là yếu tố tiên quyết để hồ tiêu Việt đứng vững tại thị trường này.
Xây dựng thương hiệu tại thị trường EU: Doanh nghiệp phải “bắt tay” cùng làm thương hiệu

Xây dựng thương hiệu tại thị trường EU: Doanh nghiệp phải “bắt tay” cùng làm thương hiệu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) chia sẻ về những giải pháp để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp tại EU.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/9/2023: Cựu tình báo Mỹ nghi NATO đứng sau vụ tấn công Hạm đội Biển Đen

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/9/2023: Cựu tình báo Mỹ nghi NATO đứng sau vụ tấn công Hạm đội Biển Đen

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/9/2023: Cựu sĩ quan tình báo Mỹ nghi vấn NATO đứng sau vụ tấn công trụ sở Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Nga tại Sevastopol.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dư địa hợp tác giữa Brazil và Việt Nam còn rất lớn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dư địa hợp tác giữa Brazil và Việt Nam còn rất lớn

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dư địa hợp tác giữa Brazil và Việt Nam còn rất lớn, hai bên sẽ bàn giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực.
Phương Tây muốn Ukraine tiếp tục phản công trong năm 2024

Phương Tây muốn Ukraine tiếp tục phản công trong năm 2024

Nếu phát huy và giữ vững được thành quả đạt được trên chiến trường thì Ukraine có cơ hội tốt để độ phá trong năm 2024 với sự hỗ trợ từ các đồng minh.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/9/2023: Nga áp lệnh giới nghiêm tại Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/9/2023: Nga áp lệnh giới nghiêm tại Donetsk

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/9/2023: Nga áp lệnh giới nghiêm tại Donetsk, tuyên bố cải thiện vị trí chiến lược.
Vụ cháy nổ nhà máy ở Đài Loan, Trung Quốc: 3 lao động Việt Nam bị thương nặng có tiến triển

Vụ cháy nổ nhà máy ở Đài Loan, Trung Quốc: 3 lao động Việt Nam bị thương nặng có tiến triển

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, sức khỏe của 3 lao động Việt Nam bị thương nặng trong vụ cháy nổ nhà máy ở Đài Loan, Trung Quốc đang tiến triển tốt.
Việt Nam - Brazil: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025

Việt Nam - Brazil: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025

Việt Nam - Brazil phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, đạt 15-20 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng hơn.
Tiêu chuẩn xanh của EU: Doanh nghiệp dệt may đáp ứng ra sao?

Tiêu chuẩn xanh của EU: Doanh nghiệp dệt may đáp ứng ra sao?

Dệt may được đánh giá là một trong những ngành sẽ chịu tác động mạnh từ quy định về tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững của thị trường EU.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động