Kon Tum: Thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em
Theo đó, Kế hoạch được thực hiện từ năm 2021-2025 tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Kon Tum. Trong đó, ưu tiên nguồn lực cho địa bàn đặc biệt khó khăn với mục đích là cụ thể hoá các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Dự án 8. Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong triển khai thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
![]() |
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đang đổi thay từng ngày |
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi Kon Tum, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của kế hoạch là: Xây dựng 274 nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng.
Phát triển 91 tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản, trong đó thí điểm hỗ trợ giới thiệu 15% thành viên tiếp cận các chế tài chính thức, hỗ trợ 15% thành viên của tổ phát triển sinh kế; thí điểm 55 tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản áp dụng phương pháp học tập và hành động giới.
Hỗ trợ 15 tổ sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, đồng làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số.
Củng cố 151 mô hình địa chỉ tin cậy hiện có; thành lập mới 30 địa chỉ tin cậy hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình.
Thí điểm 10 mô hình và nhân rộng 10 mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế cho nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán.
Có 80% phụ nữ dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum có tỷ lệ sinh con tại nhà cao được tuyên truyền, vận động, tư vấn kiến thức và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn.
Thành lập 55 Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi của trẻ em, nâng cao năng lực năng lực và hỗ trợ tổ chức hoạt động.
Tổ chức 134 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, làng tại địa bàn khó khăn.
50 cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, xã được nâng cao năng lực tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
![]() |
Hỗ trợ các tổ sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ |
Kế hoạch đề ra 4 nội dung thực hiện gồm: (1) Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; (2) Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em; (3) Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; (4) Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.
Tin mới cập nhật

Nông sản Hòa Bình rộn ràng xuất ngoại

Mô hình thoát nghèo từ nuôi ong rừng của Sùng A Khày trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Mở rộng cơ hội kết nối giao thương quốc tế cho cà phê Tây Nguyên

Bình Phước phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mận tam hoa bung nở nhuộm sắc trắng tinh khôi miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Gìn giữ nét đẹp văn hóa trong Lễ hội Pút Tồng ở Phìn Ngan (Bát Xát)

Tưng bừng Lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày Tả Chải (Bắc Hà)

Lào Cai nô nức trẩy hội Gầu Tào miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Bình Phước: Thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Lào Cai: Triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số
Tin khác

Quảng Ngãi: Nâng tầm thương hiệu quế Trà Bồng

Quản Bạ - Hà Giang: Nâng cao giá trị cây hồng không hạt bản địa

Than Uyên - Lai Châu: Phát triển thương hiệu gạo Séng Cù

Quảng Nam: Tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Ninh Bình: Ưu tiên phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Bình: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Bình Định: Đồng bào vùng cao đổi đời nhờ trồng cây dược liệu

Quảng Ninh: Khôi phục và phát triển nghề làm nón của dân tộc Dao

Mường Khương - Lào Cai: Nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc từ cây chè

Trà Vinh: Triển khai đồng bộ các dự án nhằm nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc
Đọc nhiều

Chứng nhận Halal: Điều kiện cần cho thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia hồi giáo

Mô hình thoát nghèo từ nuôi ong rừng của Sùng A Khày trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Quyết liệt đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đến tỉnh Đồng Nai

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Startup công nghệ tiết kiệm năng lượng Việt hoàn thành huy động vòng vốn hạt giống

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
