Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu

Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum không ngại khó, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, sáng tạo trong phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030 Kon Tum: Người dân có cuộc sống khấm khá hơn nhờ phát triển du lịch cộng đồng Đưa không gian văn hóa dân tộc Ba Na vào lớp học

Bí thư đoàn xã “chân đất”

Đến thăm nhà anh A Đruế (32 tuổi, dân tộc Mơ Nâm) ở làng Kon Vơng Kia, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đúng lúc sân nhà anh đang tập trung những thành niên trong làng để luyện tập cồng chiêng. Anh A Đruế hiện đang là Bí thư Đoàn xã Đăk Long (hiện nay là thị trấn Măng Đen). Đồng thời là Đội trưởng đội nghệ nhân của làng Kon Vơng Kia.

Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu
Anh A Đruế cùng các thành viên trong đội cồng chiêng làng Kon Vơng Kia

Anh A Đruế cho biết, sinh ra và sống trong gia đình coi văn hóa cồng chiêng như là máu thịt của chính mình, nên anh được ông cha truyền dạy từ nhỏ.

Năm 2012, anh A Đruế đã thành lập đội cồng chiêng thanh niên làng Kon Vơng Kia với 15 nghệ nhân là nam, nữ với mong muốn lưu giữ nét đẹp văn hóa cồng chiêng, múa xoang của dân tộc. Từ năm 2015, hoạt động du lịch tại huyện Kon Plông phát triển, nhiều du khách với mong muốn được thưởng thức cồng chiêng, múa xoang nên đội của anh có được nhiều lịch biểu diễn. Cũng nhờ đó, nhiều thanh niên trong làng gia nhập đội, đến nay đội đã có hơn 25 nghệ nhân.

“Ngoài tham gia hội diễn do huyện, tỉnh tổ chức, từ năm 2015 đến năm, trung bình mỗi năm đội cồng chiêng làng Kon Vơng Kia tham gia từ 40 – 45 lần biểu diễn phục vụ du khách. Từ đó, góp phần trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng của người Mơ Nâm; tạo thu nhập ổn định cho các thành viên trong đội”, A Đruế chia sẻ và tiết lộ thêm hiện mỗi tháng đội biểu diễn 6 – 7 lần tại khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, mỗi liền biểu diễn đội sẽ nhận thù lao từ 2 – 3 triệu đồng.

Theo anh A Đruế, thành viên của đội cồng chiêng phần lớn là những chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi. Qua những buổi biểu diễn, ngoài có thêm thu nhập, còn hun đúc tình yêu, nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy nét văn hóa đặc sắc của cồng chiêng, múa xoang đến với các thành viên trong đội.

Anh A Hai (36 tuổi) – thành viên đội cồng chiêng của anh A Đruế cho biết, trước đây anh chỉ làm nông, thu nhập của gia đình bấp bênh khi chỉ tổng vào 2 sào lúa. Từ khi tham gia vào đội cồng chiêng và biểu diễn phục vụ khách du lịch, nhiều năm nay thu nhập của anh đã dần ổn định. “Mỗi lần biểu diễn thì chúng tôi được nhận từ 200 nghìn – 300 nghìn/người. Số tiền đó giúp tôi mua đồ sinh hoạt cho gia đình và quần áo, sách vở cho con đi học”, anh A Hai bộc bạch.

Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu
Phó Bí thư đoàn xã Đăk Mar A Nguyên

Những thanh niên Ba Na với ước mơ làm giàu

Cũng giúp người dân trong làng tạo sinh kế, nhưng thay vì đi theo hướng khai thác giá trị văn hóa cồng chiêng, anh A Nguyên (25 tuổi, dân tộc Ba Na) ở làng Đăk Mút, xã Đăk Mar là giúp người dân trong làng phát triển kinh tế từ “trồng cây gì, nuôi con gì”.

Anh A Nguyên cho biết, là Phó Bí thư Đoàn xã Đăk Mar, anh có cơ hội được gặp, trò chuyện với nhiều người. Có thời gian về nhà, anh thường trò chuyện với người trong làng, tôi nhận thấy ở địa phương có nhiều thanh niên vẫn chưa có việc làm và chưa có ai định hướng rõ ràng. Cũng từ đó, tôi đã tiên phong trong việc tuyên truyền và định hướng cho nhiều thanh niên trong làng xây dựng chuồng trại để nuôi gia súc, gia cầm. “Bản thân tôi giúp gia đình quản lý 2 ha cà phê, làm trang trại gà nhỏ cũng đã tìm hiểu, áp dụng một số kiến thức có hiệu quả nên tôi muốn giúp đỡ nhóm thanh niên trong làng có thu nhập để lo cho cuộc sống”, anh Nguyên chia sẻ.

Để tạo tính kết nối, góp phần tăng sự đoàn kết, phát huy vai trò của lực lượng thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tôn giáo trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tháng 10/2022, anh A Nguyên thành lập câu lạc bộ “Thanh niên tôn giáo phát triển kinh tế” với đông đảo thanh niên trong làng tham gia. Để kết nối được các thanh niên địa phương, anh đã có nhiều cách làm hay và hiệu quả trong suốt những năm qua. Biết rằng thanh niên địa phương chủ yếu làm nông, anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức những lớp tập huấn thiết thực như chuyển giao khoa học kỹ thuật về vật nuôi, cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu... cho gần 30 đoàn viên, thanh niên tham gia học tập và áp dụng vào sản xuất. Mới đây nhất, anh Nguyên đã đưa thành viên của câu lạc bộ tham gia lớp dạy nghề chăm sóc vật nuôi từ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện Đăk Hà.

Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu
Mô hình chăn nuôi gia súc đã giúp nhiều thanh niên dân tộc Ba Na tại xã Đăk Mar vươn lên, cải thiện cuộc sống

Dù chỉ mới thành lập, nhưng nhóm của anh Nguyên hoạt động rất sôi nổi. Đến nay gần 50% số lượng thành viên đã có chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm. Anh A Trung (21 tuổi) – thành viên trong câu lạc bộ cho biết: “Thiết kế chuồng trại, cách chăm sóc đều được anh Nguyên và nhiều cán bộ chăn nuôi hướng dẫn cho tôi. Vì thế đàn gà của tôi phát triển rất tốt và đã xuất bán hơn 120 con, thu về gần 10 triệu đồng. Nhờ vậy, tôi có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống”.

Theo anh A Xây – Phó Bí thư Tỉnh đoàn Kon Tum, những tâm gương như A Đruế và A Nguyên là những điển hình của gương tiêu biểu của cán bộ Đoàn tỉnh Kon Tum, năng nổ trong công tác chuyên môn. Những thanh niên người dân tộc thiểu số đó không chỉ biết tận dụng những lợi thế có sẵn của địa phương để phát triển mô hình kinh tế hiệu quả mà còn hỗ trợ thanh-thiếu niên, cộng đồng, tạo việc làm, chia sẻ kinh nghiệm, cơ hội vươn lên trong cuộc sống.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Xe điện 3 bánh bị cấm lưu thông nhưng vẫn bán tràn lan

TP. Hồ Chí Minh: Xe điện 3 bánh bị cấm lưu thông nhưng vẫn bán tràn lan

Mặc dù đã bị cấm lưu thông, nhưng tại TP. Hồ Chí Minh, dòng sản phẩm xe điện 3 bánh vẫn được nhiều cửa hàng bày bán tràn lan, công khai.
8 nhiệm vụ trọng tâm để Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá

8 nhiệm vụ trọng tâm để Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá

Tại Kỳ họp thứ 24, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã nêu 8 nhiệm vụ trọng tâm để Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá, tạo chuyển biến thật sự rõ nét.
Thanh Hóa: Chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về các dự án trọng điểm chậm tiến độ

Thanh Hóa: Chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về các dự án trọng điểm chậm tiến độ

Tại Kỳ họp thứ 24, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, các đại biểu đã chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về các dự án trọng điểm chậm tiến độ.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình vừa có báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 15/KL-TTr ngày 15/10/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh Tuyên Quang.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Tập trung hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm ở khu kinh tế, khu công nghiệp

Quảng Bình: Tập trung hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm ở khu kinh tế, khu công nghiệp

Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình cho biết, sẽ tập trung chỉ đạo, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án trọng điểm tại khu kinh tế, khu công nghiệp.
Sân vận động Thanh Hóa là sân duy nhất trong cả nước để khán giả phải ngồi trên nền bê tông

Sân vận động Thanh Hóa là sân duy nhất trong cả nước để khán giả phải ngồi trên nền bê tông

“Sân vận động Thanh Hóa là sân duy nhất trong cả nước để khán giả phải ngồi trên nền bê tông” - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa Cao Tiến Đoan cho biết.
Hà Nội thống nhất giảm 5 sở, sáp nhập 4 cơ quan báo chí

Hà Nội thống nhất giảm 5 sở, sáp nhập 4 cơ quan báo chí

Thành phố Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo hướng hợp nhất 10 sở để giảm 5 sở; sáp nhập 4 cơ quan báo chí…
Đà Nẵng: Khi nào 2 dự án nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động?

Đà Nẵng: Khi nào 2 dự án nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động?

Dự kiến quý III/2026 dự án nhà máy xử lý rác thải theo hình thức đốt rác phát điện công suất 650 tấn/ngày đêm tại TP. Đà Nẵng sẽ đi vào hoạt động.
Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 10,5% trở lên, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng từ 15% trở lên.
Sắp diễn ra Giải Marathon quốc tế Di sản Cần Thơ năm 2024

Sắp diễn ra Giải Marathon quốc tế Di sản Cần Thơ năm 2024

Giải Marathon quốc tế Di sản Cần Thơ 2024 sẽ chính thức diễn ra tại TP. Cần Thơ vào ngày 22/12/2024, dự kiến thu hút hơn 9.000 vận động viên tham gia tranh tài.
TP. Cần Thơ: Sau tinh giản bộ máy, cán bộ dôi dư được hỗ trợ như thế nào?

TP. Cần Thơ: Sau tinh giản bộ máy, cán bộ dôi dư được hỗ trợ như thế nào?

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tại TP. Cần Thơ sẽ hỗ trợ người dôi dư với nhiều mức khác nhau tùy đối tượng và thời điểm nghỉ việc.
Quảng Ninh: Gần 4 năm triển khai Nghị quyết số 01-NQ/TU góp phần đem lại diện mạo mới cho

Quảng Ninh: Gần 4 năm triển khai Nghị quyết số 01-NQ/TU góp phần đem lại diện mạo mới cho 'đất mỏ'

Sau gần 4 năm triển khai, Nghị quyết số 01-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu mang lại những đổi thay cho 'đất mỏ'.
Thanh Hóa: Huyện Thạch Thành sắp có thêm mỏ đất rộng 13ha

Thanh Hóa: Huyện Thạch Thành sắp có thêm mỏ đất rộng 13ha

Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư mỏ đất tại huyện Thạch Thành cho Công ty TNHH Sản xuất và dịch vụ thương mại Phúc Đạt.
Chợ An Đông -

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Chợ An Đông - “thủ phủ thời trang” của TP. Hồ Chí Minh đang mất dần sức hút, trở nên vắng khách ngay trong mùa mua sắm cuối năm.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Thanh Hóa: Hơn 1,7 tỷ đồng để cưỡng chế dự án trường tư thục vỡ nợ, phải đấu giá đến 19 lần

Thanh Hóa: Hơn 1,7 tỷ đồng để cưỡng chế dự án trường tư thục vỡ nợ, phải đấu giá đến 19 lần

Công ty TNHH Tây Đô sẽ chịu thêm 1,7 tỷ đồng để phục vụ công tác cưỡng chế thi hành án dự án trường tư thục vỡ nợ tại Thanh Hóa.
Tỉnh Quảng Ninh: Dấu ấn thành công từ ba đột phá chiến lược trong năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh: Dấu ấn thành công từ ba đột phá chiến lược trong năm 2024

Bất chấp một năm 2024 đầy thách thức, khó khăn, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực không ngừng, đạt được nhiều thành công trong việc thực hiện ba đột phá chiến lược.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 14.688 người lao động nước ngoài đã được cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động.
Đà Nẵng: Hỗ trợ 20.000 người lao động hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Đà Nẵng: Hỗ trợ 20.000 người lao động hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng có kế hoạch hỗ trợ 20.000 người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Đà Nẵng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Lai Châu: Nhiều cá nhân, tập thể đoạt giải cuộc thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lai Châu: Nhiều cá nhân, tập thể đoạt giải cuộc thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí viết về Bác Hồ tại tỉnh Lai Châu ghi nhận nhiều tác phẩm hay, xuất sắc.
Đà Nẵng: Thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội còn nhiều khó khăn

Đà Nẵng: Thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội còn nhiều khó khăn

Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cho biết, các thủ tục để kêu gọi, lựa chọn nhà đầu tư các dự án nhà ở xã hội mất rất nhiều thời gian, có dự án mất tới 3 năm.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động