Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ từ các quyết sách của Đảng

Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng là một lần khẳng định thêm những tư duy, quyết sách kinh tế của Đảng làm nền cho các chặng đường phát triển của đất nước.
Đại hội Đảng bộ Đại học Điện lực khóa XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025 Những dấu ấn nổi bật về công tác Xây dựng Đảng năm 2023

Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt

Có thể khẳng định, tư duy lý luận kinh tế của Đảng thực sự đi trước, có vai trò dẫn đường và định hướng quá trình đổi mới và phát triển kinh tế trên thực tế. Cùng với đó, mỗi kỳ đại hội Đảng đều có những quyết sách kinh tế tạo ấn tượng sâu đậm trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ đó tạo sự thống nhất, đồng thuận, tin tưởng trong Đảng, trong xã hội. Cùng điểm lại những quyết sách kinh tế qua các kỳ đại hội:

Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (từ ngày ), Đảng đã đề ra chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu về kinh tế của giai đoạn 1996-2000 là: Tập trung sức cho mục tiêu phát triển, đến năm 2000, GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi năm 1990. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt khoảng 9-10%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hằng năm 4,5-5%. Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu...

Điểm sáng phát triển kinh tế Việt Nam qua bức tranh nhìn từ các kỳ đại hội Đảng
Ðại hội lần thứ VIII của Ðảng diễn ra từ ngày , tại Hội trường Ba Ðình, Hà Nội. Ảnh tư liệu

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (từ ngày 19 - 22/4/2001), Đảng ta xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội IX đã hoạch định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 với mục tiêu tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (từ ngày 18 đến 25/4/2006) là Đại hội tổng kết 20 năm đổi mới, xác định mục tiêu đưa đất nước sớm ra khỏi tình trạng nước kém phát triển. Đại hội đã thông qua mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2006-2010, về kinh tế: Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (từ ngày 12 - 19/1/2011), Đảng đã bổ sung, phát triển Cương lĩnh, phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và trong đó nổi bật là quyết định đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, hội nhập quốc tế. Quyết định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, là: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh; phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông...

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (từ ngày 20 - 28/1/2016), Đảng đã đặt ra mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Với các chỉ tiêu quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (từ ngày ), Đảng ta đã xác định 3 đột phá chiến lược để phát triển đất nước gồm: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội.

Điểm sáng phát triển kinh tế Việt Nam qua bức tranh nhìn từ các kỳ đại hội Đảng
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (từ ngày )

Đồng thời Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra một số mục tiêu cụ thể đối với phát triển kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2025, gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,5% - 7%/năm; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là từ khi thực hiện đường lối hội nhập kinh tế đất nước đến nay, Đảng ta không ngừng đổi mới, sáng tạo trong phương thức lãnh đạo trên lĩnh vực kinh tế.

Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được định hình rõ nét và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong thời gian tới, để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta là đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo đảm gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.

Để hiện thực hóa được chủ trương này, cùng với việc đổi mới phương thức lãnh đạo ở các lĩnh vực khác, Đảng ta phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực kinh tế cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra ở trong nước và quốc tế.

Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ từ các quyết sách của Đảng

Trong những năm qua, thực tiễn từ quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, lĩnh vực kinh tế đã đạt được những kết quả tích cực. Nhất là từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 30/7/2007, về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Đảng ta đã tiến hành đổi mới phương thức lãnh đạo trên mọi lĩnh vực, trong đó tập trung đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo đối với lĩnh vực kinh tế. Vì thế, trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực:

Điểm sáng phát triển kinh tế Việt Nam qua bức tranh nhìn từ các kỳ đại hội Đảng
Từ quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, lĩnh vực kinh tế đã đạt được những kết quả tích cực.

Một là, nền kinh tế thoát khủng hoảng tăng trưởng vượt bậc. Sự nghiệp đổi mới đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong 10 năm 1990-2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%. Giai đoạn 2006-2010, nền kinh tế nước ta vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng nhanh, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%.

Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 đạt 101,6 tỷ USD (gấp 3,26 lần so với năm 2000). Sang đến giai đoạn 2011-2020, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định vững chắc, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt bình quân 5,9%/năm; giai đoạn 2016-2019 ước đạt 6,8%/năm.

Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất của khu vực và IMF đánh giá Việt Nam nằm trong Top 20 nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019. Năm 2021, tăng trưởng GDP đạt 2,56%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm; năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022.

Hai là, các ngành trong lĩnh vực kinh tế đạt được nhiều thành tựu. Ngành công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá liên tục, tốc độ triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ được cải thiện. Sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và chất lượng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 88,71 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6%; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2022 đạt mức kỷ lục 732 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021. Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 25 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thương mại. Dự báo năm 2023, tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 5%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, hợp tác song phương, đa phương diễn ra sâu rộng. Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với 224 đối tác, trong đó có hơn 70 nước là thị trường xuất khẩu của ta; có quan hệ với hơn 500 tổ chức quốc tế; 71 nước công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Đặc biệt, với việc tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương (15 FTA đã ký kết và 2 FTA đang đàm phán), Việt Nam trở thành tâm điểm của mạng lưới khu vực thương mại tự do rộng lớn, chiếm gần 90% GDP thế giới.

Trong số các thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nổi bật là việc thúc đẩy ký kết, phê chuẩn và triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), và việc thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Điểm sáng phát triển kinh tế Việt Nam qua bức tranh nhìn từ các kỳ đại hội Đảng
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA) đã chính thức được ký kết ngày 25/7/2023.

Ngoài ra, Việt Nam đã đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, góp phần thúc đẩy việc triển khai Cộng đồng kinh tế ASEAN và liên kết kinh tế giữa ASEAN với các đối tác. Đồng thời, chúng ta cũng đang tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng trong việc triển khai cam kết, đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngành hàng, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong phòng vệ thương mại.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo đối với lĩnh vực kinh tế của Đảng tuy còn một số bất cập, khuyết điểm cần khắc phục, song có thể thấy, qua các kỳ Đại hội Đảng từ khóa VIII cho đến nay, nhiều bài học thành công có thể được rút ra. Và nhờ những quyết sách đúng đắn đã làm nên thành công của nền kinh tế cả nước trong gần 30 năm qua, với những bối cảnh thử thách cả trong và ngoài nước đặt ra cho phát triển có những lúc hết sức gay gắt, chưa từng có tiền lệ.

Trong không khí những ngày cả nước hướng về chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, với tâm thế mới, khí thế mới của cả hệ thống chính trị cùng hướng tới mục tiêu nhất quán của Đảng trong việc phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Đỗ Nga - Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Ngót 40 năm đổi mới của cả dân tộc, cả đất nước hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” về tiềm lực, vị thế để bước vào kỷ nguyên mới vươn mình cùng thời đại.
Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Sau 5 năm được thành lập và đi vào hoạt động, Đảng bộ Tổng công ty Điện lực - TKV đã phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện tại doanh nghiệp Nhà nước.
Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc trao cho người dân những cơ hội được học tập luôn cần được coi như ưu tiên cao nhất của mọi nền giáo dục.
Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tìm đủ mọi cách để bịa đặt, xuyên tạc từ hình ảnh “cờ vàng 3 sọc đỏ”, Việt Tân ngày càng điên cuồng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay được đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Sáng 7/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động công tác đảng, công tác chính trị tại Vùng 3 Hải quân.
Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.
Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới được xem là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Không chi sinh hoạt nghiêm túc, các chi bộ trong Đảng bộ EVNICT còn có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng sinh hoạt thông qua các ý kiến dân chủ.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

Chi bộ Phòng Triển khai dịch vụ thuộc Đảng bộ EVNICT đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề thực tế ý nghĩa, thu hút 100% đảng viên tham dự.

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Với sự đổi mới, cách làm hay, sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ ở Đảng bộ EVNICT đã có những thành quả nhất định.
Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng-Trúng -Hay” là một nhiệm vụ không dễ tuy nhiên ở Đảng bộ EVNICT đã nỗ lực thực hiện và có những thành công nhất định.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng” và “là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”.
Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

63 năm đã trôi qua, nhưng con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn hiện hữu và trở thành một kỳ tích của dân tộc Việt Nam.
Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Những luận điệu xuyên tạc về việc thông báo tăng giá điện gần đây là một chiêu trò quá quen thuộc mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị luôn sử dụng.
Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Vấn nạn lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển xã hội.
Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lần đầu tiên Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.
Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Thời gian qua Đảng bộ Trường Đại học Điện lực đã chủ động đổi mới trong thực hiện “nhiệm vụ kép” - chính trị và chuyên môn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động