Thứ bảy 23/11/2024 17:17

Kiểm tra tình hình thực hiện công tác khuyến công, cụm công nghiệp tại Đắk Nông

Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn công tác làm việc với Sở Công Thương Đắk Nông về tình hình thực hiện công tác khuyến công, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Theo thông tin từ Cục Công Thương địa phương, thực hiện Kế hoạch công tác năm 2024, vừa qua, đoàn công tác của Cục Công Thương địa phương đã làm việc với Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý cụm công nghiệp và tình hình thực hiện các đề án khuyến công quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Về công tác quản lý cụm công nghiệp, theo Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh quy hoạch 11 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 825ha.

Đoàn công tác của Cục Công Thương địa phương làm việc với Sở Công Thương Đắk Nông. Ảnh (Lê Nga- Anh Tuấn)

Hiện trên địa bàn tỉnh có 2 cụm công nghiệp đã được thành lập, gồm cụm công nghiệp Thuận An và BMC với tổng diện tích là 89,61 ha; 4 cụm được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích là 149,61 ha, trong đó 3 cụm do doanh nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng và 1 cụm do Trung tâm Phát triển hạ tầng cụm công nghiệp Thuận An làm chủ đầu tư, các cụm công nghiệp còn lại đang kêu gọi đầu tư kinh doanh hạ tầng.

Nhìn chung, việc tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về cụm công nghiệp đã từng bước đi vào nề nếp, có sự phân công rõ ràng trách nhiệm giữa các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; công tác quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo theo trình tự, quy định của pháp luật.

Về công tác khuyến công, trong năm 2022 và 2023, kế hoạch khuyến công quốc gia đã thực hiện 8 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ 7.040 triệu đồng; kế hoạch khuyến công địa phương đã thực hiện được 14/15 đề án được phê duyệt với tổng kinh phí hỗ trợ 3.362 triệu đồng.

Mặc dù kinh phí bố trí cho hoạt động khuyến công chưa nhiều, nhưng qua triển khai công tác khuyến công đã kịp thời khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định được thương hiệu, chất lượng sản phẩm trên thị trường; tăng doanh thu, lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động...

Mặt khác, thông qua hoạt động khuyến công, các cơ sở công nghiệp nông thôn đã xác định được hướng đầu tư đúng đắn, có hiệu quả, phát triển bền vững; góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp ở nông thôn.

Tuy nhiên, công tác khuyến công trên địa bàn vẫn còn một số khó khăn nhất định như: Kế hoạch khuyến công được giao hàng năm vẫn còn tình trạng xin ngừng thực hiện, hoặc xin điều chỉnh, tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm; các cơ sở nằm phân tán, giao thông đi lại khó khăn, mạng lưới cộng tác viên khuyến công cấp huyện chưa được hình thành đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc khảo sát, xây dựng, kiểm tra trong quá trình thực hiện kế hoạch dẫn đến việc hỗ trợ chưa kịp thời các cơ sở công nghiệp nông thôn có nhu cầu thụ hưởng kinh phí khuyến công.

Đoàn công tác đã lắng nghe các đề xuất, kiến nghị của Sở Công Thương và có ý kiến giải đáp thắc mắc của địa phương, đồng thời, đề nghị trong thời gian tới Sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác khuyến công, công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Công Thương địa phương

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024