Không được thu tiền xét nghiệm Covid-19 của người bệnh

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại hội nghị kiểm điểm, đánh giá 10 ngày thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19”, do Bộ Y tế tổ chức trực tuyến với các điểm cầu UBND tỉnh, thành phố, vào chiều ngày 24/10.
Không phải chi trả xét nghiệm Covid-19 khi khám và điều trị tại các cơ sở y tế công lập

Nguy cơ bùng phát dịch rất lớn

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá: “Về cơ bản, chúng ta đã kiểm soát được tình hình dịch tại các địa bàn trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và một số địa phương khác. Tuy nhiên, sau khi nới lỏng giãn cách, lượng người đi lại từ vùng có dịch về các địa phương rất nhiều và đã xuất hiện ổ dịch mà nguồn lây chủ yếu từ những người trở về từ vùng dịch”.

Không được thu tiền xét nghiệm Covid-19 của người bệnh
Các địa phương đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 cho người dân

Tính từ 17h ngày 23/10 - 17h ngày 24/10, trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.045 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 4.028 ca ghi nhận trong nước, tăng 667 ca so với ngày trước đó tại 47 tỉnh, thành phố; trong đó có 1.599 ca trong cộng đồng. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Sóc Trăng (+296), TP. Hồ Chí Minh (+217), Đắk Lắk (+193). Trung bình 7 ngày qua, số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận là 3.544 ca/ngày.

Trước thực tế này, Bộ Y tế chỉ đạo địa phương, đơn vị liên quan thực hiện rà soát tất cả những người đi về từ các tỉnh, thành phố có số mắc cao; tăng cường, chủ động giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao, nhất là những người về từ các địa bàn dịch cấp độ 3, 4; các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe phù hợp và xử lý kịp thời ổ dịch theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Riêng đối với TP. Hồ Chí Minh: Triển khai rà soát kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế; cơ chế giám sát, cảnh báo dịch trên địa bàn; tiếp tục cập nhật, điều chỉnh, hoàn thiện các bộ tiêu chí an toàn như trường học an toàn, sản xuất an toàn, y tế an toàn, cơ quan an toàn.

Tỉnh Phú Thọ: Khẩn trương thực hiện việc tổ chức xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng để nhanh chóng phát hiện các F0, bóc tách nguồn lây khỏi cộng động. Để đảm bảo đủ nhân lực thực hiện việc xét nghiệm diện rộng cho người dân, tỉnh Phú Thọ huy động lực lượng giáo viên tham gia lấy mẫu xét nghiệm.

Chúng tôi bày tỏ lo ngại nguy cơ bùng phát dịch rất lớn trong thời gian tới. Do đó, các địa phương phải nâng cao hơn mức độ cảnh giác với dịch”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói; đồng thời đề nghị các địa phương phải rà soát lại, kiểm soát người về từ 4 địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương và Đồng Nai để phát hiện kịp thời, triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Các địa phương phải coi công tác phòng chống dịch là trọng tâm để giữ được thành quả chống dịch đã có.

Đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng

Tại hội nghị đã có trên 20 ý kiến tham luận, trao đổi của các địa phương về thực hiện biện pháp chuyên môn như cách ly phòng chống dịch, tiêm chủng vắc xin, xét nghiệm, điều trị… và các vấn đề khác như đi lại, lưu thông hàng hóa.

Lắng nghe ý kiến của các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ: Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 128 và Quyết định 4800 nếu địa phương có vấn đề phát sinh cần liên hệ ngay với Bộ Y tế trao đổi để đạt được “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Quan trọng hơn, phải kiểm soát được tình hình dịch, tránh để xảy ra đợt dịch tiếp theo.

Theo người đứng đầu ngành y tế, một trong những tiêu chí phân loại cấp độ dịch là độ bao phủ vắc xin. Hướng dẫn của Bộ Y tế đã chỉ rõ, cố gắng bao phủ mũi 1 theo đúng đối tượng. Trong tháng 10 đạt bao phủ mũi 2 cho người trên 65 tuổi ở mức tối thiểu 80%; trong tháng 11 đạt mức bao phủ tương tự đối với người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, đến thời điểm này có những địa phương làm tốt nhưng có những địa phương chưa đạt được tốc độ tiêm như mong muốn.

Do đó, các địa phương đã được phân bổ vắc xin tăng tốc tiêm chủng. Đồng thời khi triển khai tiêm chủng phải tuân thủ việc cập nhật dữ liệu thông tin người tiêm lên nền tảng tiêm chủng theo đúng hướng dẫn.

Một tiêu chí quan trọng khác là các địa phương phải chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống điều trị, đảm bảo giường bệnh cho tình huống có nhiều ca mắc, có máy thở, có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu, có oxy… để khi dịch xảy ra thì kiểm soát được và giảm tối đa số ca tử vong; phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực điều trị cho cán bộ y tế.

Trên thực tế vẫn còn địa phương có tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ từ tuyến trên. Chính vì vậy, Bộ Y tế lưu ý các địa phương phải chuẩn bị đủ yêu cầu tiêu chí này, nếu không đảm bảo tiêu chí này sẽ phải nâng cao cấp độ dịch để ứng phó phù hợp.

Đánh giá cấp độ dịch, lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh: Trong Nghị quyết 128 và Quyết định 4800 đã nêu việc tiến hành đánh giá cấp độ dịch theo quy mô xã/phường để giảm thiểu ảnh hưởng của dịch đến sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, các địa phương cần thực hiện theo hướng dẫn.

Về lưu thông, vận chuyển hàng hoá và đi lại của người dân, các cấp độ dịch đều được thực hiện… nhưng phải đảm bảo tuân thủ 5K và biện pháp phòng chống dịch.

Liên quan đến công tác xét nghiệm, các địa phương thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 4800. Trong xét nghiệm phải lưu ý gộp mẫu, kể cả PCR cũng có thể gộp đến 20 mẫu, để giảm chi phí xét nghiệm. Bộ trưởng Bộ y tế đặc biệt nhấn mạnh: Chỉ xét nghiệm sàng lọc người có triệu chứng, nếu có bảo hiểm y tế thì bảo hiểm y tế thanh toán, nếu không tham gia bảo hiểm y tế thì ngân sách nhà nước chi trả, không được thu tiền xét nghiệm của người bệnh.

Trước quan tâm của không ít địa phương về theo dõi, cách ly người trở về từ vùng dịch, tại hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: “Chúng tôi đã yêu cầu địa phương tăng cường giám sát và triển khai biện pháp phòng chống dịch đối với các trường hợp này. Người đi từ vùng dịch về đã đủ điều kiện theo dõi sức khoẻ tại nhà, nhưng không có nghĩa là “thả lỏng” mà phải dựa vào tổ Covid cộng đồng thường xuyên kiểm tra, giám sát

Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 89.574 xét nghiệm cho 186.901 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ ngày 27/4/2021 đến nay là 21.639.660 mẫu cho 59.163.726 lượt người.

Liên quan đến triển khai thực hiện Nghị quyết 128 và Quyết định 4800 của Bộ Y tế, thông tin tại hội nghị cho thấy, qua 10 ngày triển khai các địa phương cơ bản đáp ứng và linh hoạt triển khai theo tinh thần thực tế của địa phương, tuy nhiên vẫn còn một vài nơi áp dụng cứng nhắc.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thực hư về việc uống cà phê mỗi ngày làm tăng trí nhớ?

Thực hư về việc uống cà phê mỗi ngày làm tăng trí nhớ?

Não bộ có thực sự được nâng cao trí nhớ nếu chúng ta uống cà phê hàng ngày? Nghiên cứu của các tổ chức uy tín trên thế giới sẽ cho chúng ta thấy điều này.
Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh như ngừa ung thư, tốt cho tiêu hóa...
Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...
Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh không chỉ là loại cây dại mà còn là một bài thuốc quý trong Đông y. Với nhiều công dụng, cỏ tranh đã giúp cải thiện sức khỏe vàđiều trị nhiều bệnh.
TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẽ được cấp cứu bằng máy bay và đường thủy

TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẽ được cấp cứu bằng máy bay và đường thủy

Mục tiêu đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ có 3 Trung tâm cấp cứu 115 khác ngoài bệnh viện và 2 trạm cấp cứu đường hàng không và đường thủy.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/3, Bộ Y tế phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Loại quả vừa ăn sống hoặc nấu thành nhiều món có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch

Loại quả vừa ăn sống hoặc nấu thành nhiều món có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch

Cà chua là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là phòng ngừa tim mạch đến ung thư
Bộ Y tế thông tin về việc “bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe’’

Bộ Y tế thông tin về việc “bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe’’

Ngày 26/3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố; bệnh viện, viện… hướng dẫn văn bản liên quan công tác khám sức khỏe.
​​​​​​​Chưa tìm ra nguồn lây nhiễm cúm A/H5N1 ở Khánh Hoà

​​​​​​​Chưa tìm ra nguồn lây nhiễm cúm A/H5N1 ở Khánh Hoà

Ngành y tế tỉnh Khánh Hoà chưa tìm ra nguồn lây cúm A/H5N1 khiến nam sinh 21 tuổi tử vong, do địa phương chưa có ổ dịch, chưa có cảnh báo.
Quả dừa ngoài giải khát còn tác dụng chữa loại bệnh mà 70% dân số Việt Nam mắc và nguy cơ mắc

Quả dừa ngoài giải khát còn tác dụng chữa loại bệnh mà 70% dân số Việt Nam mắc và nguy cơ mắc

Dừa là loại quả "quốc dân" có vị thanh mát, ngọt dịu. Không những thế, nó còn rất thích hợp điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh đau dạ dày.
Số ca mắc bệnh lao tăng cao, Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh

Số ca mắc bệnh lao tăng cao, Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh

Hàng năm, khoảng 13.000 người người tử vong do bệnh lao; 40% người mắc lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị, đặc biệt người trẻ mắc lao gia tăng.
Vị thuốc hay từ cây hoa ngũ sắc

Vị thuốc hay từ cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc không chỉ dùng làm cảnh mà nó còn là một vị thuốc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền.
Một loại gia vị ví như “thần dược” giúp giảm mỡ máu cao

Một loại gia vị ví như “thần dược” giúp giảm mỡ máu cao

Quế là loại gia vị bổ dưỡng có thể thêm vào nhiều món ăn và còn có tác dụng giúp giảm mỡ máu cao, được các chuyên gia chuyên dinh dưỡng khuyên dùng.
Lof Malto triệu bước nhảy tạo kỷ lục đồng diễn sân trường

Lof Malto triệu bước nhảy tạo kỷ lục đồng diễn sân trường

Hơn 5 triệu học sinh của hơn 10.000 trường THCS trên cả nước đã tham gia màn đồng diễn có tên gọi “Tiến bước dưới cờ đoàn và Lof Malto - Khi nào mình lớn”.
Hoa quỳnh: Món ăn và vị thuốc quý ít ai biết

Hoa quỳnh: Món ăn và vị thuốc quý ít ai biết

Hoa quỳnh thường nở về đêm với hương thơm rất đặc biệt. Ít ai biết, hoa vừa là vị thuốc quý mà còn chế biến thành những món ăn thơm ngon bổ dưỡng.
Cúm A H5N1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Cúm A H5N1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

H5N1 là một loại virus cúm A có khả năng gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm, chính vì thế mà H5N1 còn có tên là cúm gia cầm.
Mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và bệnh ung thư

Mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và bệnh ung thư

Cà phê không chỉ là loại đồ uống khiến hàng triệu người trên thế giới say mê mà còn giúp hỗ trợ phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc Cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc Cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Chiều tối ngày 24/3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin cụ thể gửi báo chí về trường hợp mắc Cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa.
TP. Hồ Chí Minh “quản chặt” đầu vào của hàng hóa, thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh “quản chặt” đầu vào của hàng hóa, thực phẩm

Hiện nay điều kiện để bán hàng vào siêu thị TP. Hồ Chí Minh có thể sẽ khó hơn trước song đây là việc cần thiết để ngăn chặn thực phẩm không an toàn.
Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu

Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu

Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu; hơn 40% bệnh nhân lao nằm trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị.
Bệnh viện ngành mắt tìm giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn’’ đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế

Bệnh viện ngành mắt tìm giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn’’ đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế

Ngày 23/3 tại Bắc Ninh, Bệnh viện Mắt TW chủ trì Hội nghị Giám đốc các bệnh viện chuyên khoa mắt, cập nhật kinh nghiệm đào tạo, chỉ đạo tuyến và đấu thầu y tế.
"Bắt tay" đối tác ngoại để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

"Bắt tay" đối tác ngoại để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

Tổ chức Strasys (Anh) sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phát triển các trung tâm xuất sắc để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên sâu cho người dân.
Loại rau mọc dại nhưng được ví như “thần dược” cực kỳ tốt cho sức khỏe

Loại rau mọc dại nhưng được ví như “thần dược” cực kỳ tốt cho sức khỏe

Rau má mọc dại khắp nơi nhưng lại là loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe.
Khánh Hoà phát hiện 1 ca nhiễm cúm A/H5

Khánh Hoà phát hiện 1 ca nhiễm cúm A/H5

Nam sinh 21 tuổi, học Trường Đại học Nha Trang (Khánh Hoà) dương tính với cúm A/H5, là bệnh lây truyền từ gia cầm sang người, có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 50%.
Việt Nam được chọn là quốc gia nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao

Việt Nam được chọn là quốc gia nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao

Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn triển khai nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao M72.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động