Khắc phục tồn tại, tạo không gian phát triển mới cho Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ diễn ra vào sáng 5/2.
Quán triệt, triển khai Nghị quyết Bộ Chính trị về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ Chính phủ triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Vùng Bắc Trung

Nhiều chuyển biến, song chưa phát huy được hết thế mạnh

Sáng 5/2, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư.

Với chủ đề “Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững”, Hội nghị thu hút sự tham gia của 800 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có chỉ đạo quan trọng tại hội nghị.

Khắc phục tồn tại, tạo không gian phát triển mới cho Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ
Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị

Thông tin từ hội nghị cho thấy, sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, kinh tế toàn vùng tăng trưởng bình quân 7,3%/năm giai đoạn 2005-2020, cao hơn mức trung bình cả nước; quy mô kinh tế của vùng năm 2020 (theo giá hiện hành) tăng gấp 9,1 lần so với năm 2004; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp là chủ đạo.

Một số ngành kinh tế cơ bản, nhất là các ngành kinh tế biển, các ngành có giá trị gia tăng cao được hình thành và phát triển; du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thu ngân sách tăng khá, một số địa phương đã cân đối được ngân sách và có điều tiết về trung ương.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông và đô thị được cải thiện. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên được chú trọng; bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu được tăng cường. Văn hóa, xã hội có bước phát triển; chất lượng giáo dục - đào tạo và các chỉ tiêu y tế cơ bản được cải thiện. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được nâng lên rõ rệt…

Tuy nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức, Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ vẫn là vùng có chỉ số phát triển ở nhiều lĩnh vực thấp hơn mức trung bình cả nước.

"Tiềm năng, lợi thế của vùng, nhất là kinh tế biển chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Quy mô kinh tế vùng còn nhỏ, GRDP bình quân đầu người thấp. Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững, chất lượng và năng lực cạnh tranh chưa cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa có đột phá" - đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin.

Từ những phân tích trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, những hạn chế, bất cập này cần được khắc phục; đổi mới tư duy phát triển, tạo đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động; huy động, phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng và các địa phương trong vùng sẽ là “dư địa”, là cơ hội để Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ phát triển nhanh, bền vững.

Khắc phục tồn tại, tạo không gian phát triển mới cho Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ
Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương tham dự hội nghị

Quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW

Để khắc phục những hạn chế đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, với mục tiêu đến năm 2030, Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ trở thành vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Tầm nhìn đến năm 2045, Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ là vùng phát triển nhanh và bền vững; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực châu Á với các khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường.

Trên cơ sở đó, chính phủ đã khẩn trương ban hành Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 29/12/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW theo nguyên tắc bám sát quan điểm, mục tiêu, đồng thời cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 26-NQ/TW.

Để thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chính phủ đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bao gồm: Thứ nhất, công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị; Thứ hai, hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng; Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế biển; Thứ tư, phát triển mạnh hệ thống đô thị, nhất là hệ thống đô thị ven biển; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông; Thứ năm, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên biển, đảo và rừng; bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển; nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; Thứ sáu, phát triển toàn diện văn hoá - xã hội vùng; Thứ bảy, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; Thứ tám, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong vùng.

Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 34 nhiệm vụ cụ thể và 11 dự án đầu tư hạ tầng giao thông kết nối và phân công cho các bộ, ngành triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian cụ thể. Cùng với đó, đưa ra nhiều điểm mới, có tính đột phá trong phát triển của vùng nhất là về định hướng phát triển, mục tiêu cụ thể, giải pháp rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể; gắn với một số chủ trương lớn về xây dựng cơ chế chính sách đặc thù sẽ là cơ sở và cơ hội cho vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045.

Khắc phục tồn tại, tạo không gian phát triển mới cho Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ
Để thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chính phủ đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Cơ hội để Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ bứt phá

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, quán triệt các quan điểm, mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 26-NQ/TW với mục tiêu đến năm 2030, Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ "có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại", thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tập trung mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của vùng.

"Quyết tâm đến năm 2025 hoàn thành đưa vào khai thác tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, đưa tổng chiều dài đường cao tốc trong vùng từ 193 km lên 1.390 km; hoàn thành tuyến đường bộ ven biển, cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ đã có trong danh mục đầu tư công trung hạn" - ông Nguyễn Văn Thắng thông tin.

Đến năm 2030, hoàn thành các tuyến cao tốc trục ngang có lưu lượng lớn như Vinh - Thanh Thủy, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, kêu gọi đầu tư tuyến cao tốc từ Cam Lộ - Lao Bảo, Đà Nẵng - Thạch Mỹ - Ngọc Hồi - Bờ Y, Quy Nhơn - Pleiku; nâng cấp các tuyến quốc lộ trọng yếu kết nối Đông Tây, đặc biệt là kết nối với các cảng biển lớn.

Tiếp tục nâng cấp để khai thác hiệu quả tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện tại, chuẩn bị đầu tư để phấn đấu khởi công các đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam; nghiên cứu kêu gọi đầu tư tuyến đường sắt kết nối vùng với khu vực Tây Nguyên (Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước) và cửa khẩu quốc tế (Vũng Áng - Mụ Giạ; Mỹ Thủy - Lao Bảo), khôi phục tuyến đường sắt phục vụ du lịch Tháp Chàm - Đà Lạt...

Nâng cấp, cải tạo và nâng cao hiệu quả khai thác 9 cảng hàng không hiện có trong vùng; đầu tư xây dựng cảng hàng không Phan Thiết, Quảng Trị, nghiên cứu khai thác lưỡng dụng sân bay Thành Sơn và đầu tư một số sân bay chuyên dụng. Phát triển đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, khu vực và quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các hành lang kinh tế trọng điểm.

Đến năm 2045, phát triển mạng lưới giao thông vận tải của Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin, sẽ tập trung phát triển các ngành kinh tế biển theo Quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; đẩy mạnh liên kết nội vùng, giữa vùng với các vùng khác trong nước; coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển, nghiên cứu tổ chức không gian phát triển vùng theo các tiểu vùng: Tiểu vùng Bắc Trung bộ, tiểu vùng Trung Trung bộ và tiểu vùng Nam Trung bộ.

Trong đó, tiểu vùng Trung Trung bộ có vai trò động lực, có tác động lan toả, lôi kéo và thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng. Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, hệ thống đô thị ven biển, các hành lang kinh tế, các cực tăng trưởng, các trung tâm vùng và vùng động lực. Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; thực hiện thí điểm các mô hình, cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển vùng và các tiểu vùng. Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên rừng và biển; chủ động phòng, chống thiên tai và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Huy động tối đa nguồn lực cho phát triển vùng, trong đó tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng, trọng điểm, có sức lan toả, nhất là phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường vành đai, cảng hàng không, cảng biển, đường sắt bảo đảm kết nối vùng, các tiểu vùng và kết nối với các vùng khác; tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ gắn với thế mạnh và định hướng phát triển của Vùng; xây dựng hệ thống thông tin, chia sẻ dữ liệu kinh tế - xã hội.

Để tạo dư địa cho vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ phát triển, trong khuôn khổ sự kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ. Tại đây đã diễn ra lễ trao thỏa thuận hợp tác về phát triển bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các đối tác phát triển, cũng như các biên bản ghi nhớ, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, với sự hợp tác của các đối tác Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan phát triển hợptác (AFD), Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Ngân hàng châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Ngân hàng Thế giới (Wordl Bank), Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc (Korea Exim Bank)… Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký biên bản hợp tác tổng số vốn là 1,7 tỷ USD với 45 dự án.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ trao chứng nhận đầu tư với 16 dự án trị giá 5,6 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; trao thỏa thuận biên bản ghi nhớ 5 dự án với gần 700 triệu USD. Tổng cộng nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ công bố trong sự kiện là khoảng 8 tỷ USD.

Nguyễn Hoà

Tin mới cập nhật

Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Lịch sử cho thấy, khơi dậy, truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên luôn thuộc trong số các công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia.
Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế

Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế

Cách đây trên 10 năm, câu chuyện nền kinh tế bị “vàng hoá” từng xảy ra khi thị trường vàng liên tục “sốt” nóng, tạo sức hút lớn đối với người người, nhà nhà.
Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3

Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3

Tại phiên họp Chính phủ tháng 2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu dứt điểm việc phát hành hoá đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3/2024.
Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc: "Trái ngọt" của sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc: "Trái ngọt" của sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2024 được công ty Gallup International công bố cho thấy Việt Nam đứng thứ 54 trong tổng số 143 quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát.
Viết trong ngày Quốc tế hạnh phúc

Viết trong ngày Quốc tế hạnh phúc

Hạnh phúc là gì, một câu hỏi lớn của mọi thời đại, mọi cá nhân, mọi hệ giá trị tư tưởng hướng tới để đi tìm câu trả lời.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024

Sáng 19/3/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên và gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp FDI năm 2024, tổ chức tại Hà Nội.
Thị trường bất động sản kỳ vọng “sáng cửa” từ năm 2024

Thị trường bất động sản kỳ vọng “sáng cửa” từ năm 2024

Sau trầm lắng kéo dài, thị trường bất động sản được trông đợi ấm dần lên với những động thái quyết liệt của Chính phủ và niềm tin của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ngành đồ uống mong được tháo gỡ các khó khăn

Doanh nghiệp ngành đồ uống mong được tháo gỡ các khó khăn

Trước khó khăn hiện tại, doanh nghiệp ngành đồ uống mong được Nhà nước có giải pháp gỡ khó, trong đó có việc lùi lộ trình sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hiểm họa từ biển hiệu, biển quảng cáo điện tử ngoài trời

Hiểm họa từ biển hiệu, biển quảng cáo điện tử ngoài trời

Vụ cháy mới vừa xảy ra tại phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội xuất phát từ chập điện một biển quảng cáo điện tử thêm một lần gióng lên những hiểm hoạ cháy nổ từ trên cao.
Cán cân thương mại dịch vụ thâm hụt suốt 2 thập kỷ: Đi tìm giải pháp căn cơ

Cán cân thương mại dịch vụ thâm hụt suốt 2 thập kỷ: Đi tìm giải pháp căn cơ

Từ năm 2005 - 2023, cán cân thương mại dịch vụ của Việt Nam thâm hụt với hàng chục tỷ USD mỗi năm, làm giảm sức kháng cự cán cân thanh toán.

Tin khác

Nữ doanh nhân Việt Nam luôn sẵn sàng cho cuộc chơi lớn trên thương trường mang tên đổi mới sáng tạo

Nữ doanh nhân Việt Nam luôn sẵn sàng cho cuộc chơi lớn trên thương trường mang tên đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo trên thương trường hôm nay không chỉ là cuộc chơi riêng với doanh nhân nam mà đang là câu chuyện đầy đủ và nghiêm túc của các nữ doanh nhân.
Những đề xuất mới cho phát triển thị trường bất động sản Việt Nam

Những đề xuất mới cho phát triển thị trường bất động sản Việt Nam

Thị trường bất động sản chưa “đảo chiều” theo như kỳ vọng, mặc dù cơ quan quản lý nhà nước đã quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Làm gì để giữ chân “đại bàng” đầu tư nước ngoài?

Làm gì để giữ chân “đại bàng” đầu tư nước ngoài?

Câu chuyện thu hút, giữ chân các “đại bàng” về đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đặt ra từ nhiều năm qua và sang năm 2024 càng cho thấy nhiều thách thức hơn.
Những giải pháp căn cơ phát triển doanh nghiệp của Tư lệnh ngành Công Thương

Những giải pháp căn cơ phát triển doanh nghiệp của Tư lệnh ngành Công Thương

Dịp đầu xuân, buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu đã diễn ra với quyết tâm phát huy tiềm lực của các doanh nghiệp.
Việt Nam còn thiếu những đánh giá chuyên sâu về thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu

Việt Nam còn thiếu những đánh giá chuyên sâu về thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu

Thuế tối thiểu toàn cầu là loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng và hiện có 142/142 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã đồng thuận.
Cần thực hiện nghiêm quy định nồng độ cồn bằng "0"

Cần thực hiện nghiêm quy định nồng độ cồn bằng "0"

Thực tiễn cho thấy, cần có lộ trình thời gian đủ dài cho việc thực hiện quy định nồng độ cồn bằng "0" với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.
Chiến lược năng lượng hydrogen và cuộc hành quân lớn của ngành Công Thương

Chiến lược năng lượng hydrogen và cuộc hành quân lớn của ngành Công Thương

Ngành Công Thương bước vào năm 2024 bằng những tín hiệu sáng về công nghiệp, xuất khẩu và khởi động cuộc hành quân lớn trên lĩnh vực năng lượng hydrogen.
Lật tẩy chiêu trò câu view và xuyên tạc chủ trương nồng độ cồn

Lật tẩy chiêu trò câu view và xuyên tạc chủ trương nồng độ cồn

Quy định nồng độ cồn bằng 0 với người điều khiển phương tiện giao thông đang ngày càng nhận được sự ủng hộ nhưng vẫn có những luồng ý kiến cố tình xuyên tạc.
Bộ mặt thật của những luận điệu “chính danh” quanh chủ trương làm thẻ căn cước

Bộ mặt thật của những luận điệu “chính danh” quanh chủ trương làm thẻ căn cước

Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024 thể hiện sự nỗ lực lớn trong quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho công dân trong thời đại chuyển đổi số.
Ngày vía Thần Tài và những câu chuyện phía sau

Ngày vía Thần Tài và những câu chuyện phía sau

Câu chuyện người dân các đô thị đổ xô đi mua vàng lấy “hên” ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được mổ xẻ dưới góc độ kinh tế và xã hội.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ.
Giá tiêu hôm nay 22/3/2024: Đắk Lắk và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/3/2024: Đắk Lắk và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 22/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 22/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024, giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, cụ thể dầu WTI tăng 1,64% dầu Brent tăng 1,46%.
Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024, giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần, cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,54%, dầu Brent giảm 0,13%
Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước, trong khi đó, vàng thế giới ghi nhận tăng mạnh tuần qua.
Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với nghề gốm được tái hiện tưng bừng trong Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024.
Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC giành lại mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC giành lại mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC nhích nhẹ 100.000 đồng mỗi lượng, đưa giá vàng trở lại mức 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán, vàng thế giới tiếp đà đi lên.
Phiên bản di động