Kết nối giao thương trực tiếp: Cơ hội giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

Năm 2022, với việc tiêm phủ vaccine, các địa phương khu vực miền Trung – Tây Nguyên đang nhanh chóng khôi phục lại hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương trực tiếp để tăng hiệu quả kết nối, góp phần giúp doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid – 19.

Khôi phục các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương trực tiếp

Trong 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19, hoạt động xúc tiến thương mại tại các địa phương gặp nhiều khó khăn. Mặc dù thích ứng linh hoạt và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại từ trực tiếp sang trực tuyến, tuy nhiên, chưa cho kết quả cao, nhất là đối với các doanh nghiệp mới, các đơn vị nhỏ.

Kết nối giao thương trực tiếp: Cơ hội giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch
Việc kết nối xúc tiến thương mại, giao thương trực tuyến đã phát huy vai trò quan trọng trong bối cảnh dịch Covid - 19

Bà Trần Thị Ánh Hương – Đại diện HTX Nông nghiệp sạch Đông Triều (Quảng Trị) cho biết: trong năm 2021, đơn vị đưa ra thị trường sản phẩm mới là miến rau củ các loại, tuy nhiên, vì đặc thù là thực phẩm và là sản phẩm mới vì vậy mặc dù có tham gia nhiều chương trình kết nối trực tuyến nhưng kết quả không cao. “Nhà phân phối và tâm lý người tiêu dùng đối với thực phẩm đều phải là nhìn thấy và dùng thử cảm nhận. Điều này đối với hình thức trực tuyến là một hạn chế”, bà Hương nói.

Là đơn vị cung cấp thực phẩm cho bếp ăn công nghiệp, bà Đinh Thị Xuân – Công ty Đạt Tấn Phát (chợ đầu mối Hòa Cường) cho rằng, việc kết nối trực tiếp sẽ giúp đơn vị trao đổi thông tin cũng như lựa chọn sản phẩm, đàm phán giá cả thuận lợi và hiệu quả hơn.

Theo ông Trần Phi Tường – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Quảng Trị dịch Covid – 19 ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, đặc biệt là ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp, của trung tâm xúc tiến. Mặc dù xúc tiến trực tuyến mang lại hiệu quả nhất định, nhưng vẫn còn chủ yếu mang tính giới thiệu. “Vì vậy, ngay khi vaccine được tiêm phủ với tỷ lệ cao, Trung tâm đã có kế hoạch khôi phục lại hoạt động kết nối giao thương trực tiếp, hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm đến các địa phương bạn xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, đầu ra cho sản phẩm”, ông Tường cho hay.

Bà Phạm Thị Minh Hương – Trung tâm khuyến công & Xúc tiến thương mại tỉnh Kon Tum cho biết ưu thế của xúc tiến thương mại trực tuyến là tiết kiệm chi phí, nhưng đối với thực phẩm khách hàng cần trải nghiệm trực tiếp, dùng thử thì hiệu quả sẽ cao hơn. “Trong năm 2022, trung tâm sẽ khôi phục lại các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp ở mức tối đa, có duy trì kết nối trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau dịch bệnh”, bà Hương cho hay.

Nhiều tín hiệu tích cực

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Quảng Trị hiện Quảng Trị đã tổ chức được một đợt xúc tiến thương mại trực tiếp tại 3 địa phương Quảng Ngãi – Quảng Nam – Đà Nẵng (từ 21 – 25/3) đạt nhiều kết quả tích cực. Sau chương trình này trung tâm sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh tham gia các hội chợ quy mô lớn như Vietnam Expo tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; tham gia các đoàn giao thương kết nối cung cầu trên địa bàn cả nước.

Kết nối giao thương trực tiếp: Cơ hội giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch
Các địa phương khu vực miền Trung - Tây Nguyên đang đẩy nhanh việc khôi phục các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương trực tiếp sau 2 năm gián đoạn do dịch Covid - 19

Ông Lê Chí Hiếu – Phó Giám đốc Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị cho biết dịch Covid – 19 ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sức tiêu thụ các sản phẩm của công ty, vì vậy, khi có thông tin về chương trình kết nối giao thương trực tiếp đơn vị đã đăng ký tham gia và đạt được kết quả hơn kỳ vọng. Theo ông Hiếu, trong hội nghị kết nối giao thương trực tiếp phạm vi tìm kiếm đối tác, nhà phân phối rộng hơn, đơn vị sản xuất có cơ hội lớn hơn tiếp cận, giới thiệu và giải đáp các thắc mắc đến các nhà phân phối. “Chúng tôi tìm được nhiều đối tác khi kết nối trực tiếp với TP. Đà Nẵng mới đây và chương trình kết nối giao thương này mang lại kết quả thành công hơn so với tôi kỳ vọng. Doanh nghiệp rất phấn khởi, đây cũng là tín hiệu rất tích cực tạo đà cho doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid – 19”, ông Hiếu nói.

Theo Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại TP. Đà Nẵng, trong năm 2022 đơn vị sẽ đẩy mạnh nhiều chương trình xúc tiến thương mại trực tiếp để tạo cơ hội giao thương cho doanh nghiệp. Sau chương trình kết nối giao thương với Quảng Trị, sắp tới, tại TP. Đà Nẵng sẽ diễn ra chương trình kết nối giao thương trực tiếp với 3 địa phương Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk. Hội nghị kết nối cung cầu Đà Nẵng năm 2022 cũng sẽ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp thay vì hình thức trực tuyến như năm 2021. Bên cạnh đó, sẽ tổ chức các chương trình hội chợ, triển lãm…Ngoài ra, trung tâm sẽ hỗ trợ để đưa các đoàn doanh nghiệp của TP. Đà Nẵng đi tham gia kết nối cung cầu, giao thương trực tiếp ở các địa phương khác để tìm kiếm cơ hội hợp tác, giúp doanh nghiệp thuận lợi phục hồi sau dịch Covid – 19.

“13 đơn vị doanh nghiệp với khoảng hơn 50 sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Kon Tum sẽ tham gia chương trình kết nối giao thương với TP. Đà Nẵng vào ngày 29/3 tới đây. Chúng tôi kỳ vọng những chương trình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp tìm kiếm thêm đối tác, ổn định lại và mở rộng sản xuất kinh doanh”, Đại diện trung tâm Khuyến công & XTTM tỉnh Kon Tum nói.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động