HoREA chỉ ra 9 điểm nhấn nổi bật trong Luật Đất đai (sửa đổi) 2024

Luật Đất đai (sửa đổi) 2024 đã đồng bộ thể chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển.
Luật Đất đai sửa đổi: Hạn chế “găm đất”, tăng tính cạnh tranh trên thị trường bất động sản Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ sự hoan nghênh Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai 2024, hoàn thiện thể chế pháp luật đồng bộ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

HoREA chỉ ra 9 điểm nhấn nổi bật trong Luật Đất đai (sửa đổi) 2024

Luật Đất đai 2024, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (Ảnh minh họa)

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh, Luật Đất đai 2024 được thông qua có hiệu lực từ 1/1/2025, có 9 “điểm nhấn” nổi bật.

Đầu tiên, Luật Đất đai 2024 cho phép mở rộng “hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất” tại khoản 1 Điều 177 và các quy định về “tập trung đất nông nghiệp”, “tích tụ đất nông nghiệp” tại Điều 192, Điều 193 tạo điều kiện để nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2030 phát triển 1 triệu ha đất chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải ròng bằng 0 (Netzero) tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Luật Đất đai 2024 sẽ tạo điều kiện sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn để cho ngành nông nghiệp ngày càng phát triển, nông dân ngày càng giàu có và bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Từ đó sẽ tác động tích cực đến cả nền kinh tế và thị trường bất động sản trong quá trình đô thị hóa và phát triển các khu dân cư nông thôn, làm tăng nhu cầu tạo lập nhà ở của người dân nông thôn, nhất là các nông dân tỷ phú.

Thứ hai, Điều 138 Luật Đất đai 2024 tiếp tục quy định “cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 của Luật này, không thuộc trường hợp quy định tại Điều 139 và Điều 140 của Luật này”.

Đặc biệt là tại khoản 9 Điều 138 Luật Đất đai 2024 đã bổ sung quy định “có tính đổi mới” về trách nhiệm của Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả “người sử dụng đất” theo yêu cầu (có đơn đề nghị) hoặc cả trường hợp “người sử dụng đất” không có yêu cầu (không có đơn đề nghị). Cụ thể, khoản 9 Điều 138 Luật Đất đai 2024 quy định “Nhà nước có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các trường hợp đã đăng ký và đủ điều kiện theo quy định tại Điều này”.

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho rằng, đây là thay đổi rất lớn, rất căn bản trong công tác quản lý nhà nước, bởi lẽ Điều 101 Luật Đất đai 2013 tuy đã quy định “cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất”, nhưng do chưa quy định “Nhà nước có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các trường hợp đã đăng ký và đủ điều kiện theo quy định tại Điều này”…

Do vậy, khoản 9 Điều 138 Luật Đất đai 2024 vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của “người sử dụng đất”, vừa thể hiện đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước đối với “người sử dụng đất” và vừa nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước đối với đất đai. Và với các trường hợp Nhà nước chủ động thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thì Hiệp hội đề nghị cho “nợ” tiền sử dụng đất “đối với diện tích vượt hạn mức công nhận đất ở” đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai 2024.

Thứ ba, Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể 31 trường hợp Nhà nước “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” và tại khoản 32 Điều 79 còn quy định “32. Trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc các trường hợp quy định từ khoản 1 đến khoản 31 của Điều này thì Quốc hội sửa đổi, bổ sung các trường hợp thu hồi đất của Điều này” đảm bảo được tính công khai, minh bạch, dễ giám sát và khắc phục được tình trạng có một số trường hợp địa phương thu hồi đất tràn lan như đã xảy ra trước đây.

Đồng thời, Chương VII Luật Đất đai 2024 đã quy định chặt chẽ về công tác “bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người có đất bị thu hồi.

Thứ tư, Luật Đất đai 2024 đã bỏ “khung giá đất” và quy định “bảng giá đất” tại Điều 159, theo đó “bảng giá đất” được xây dựng hằng năm và “bảng giá đất lần đầu” được công bố và áp dụng từ ngày 01/01/2026 và được điều chỉnh từ ngày 1 tháng 1 của năm tiếp theo sẽ giúp cho “bảng giá đất” tiệm cận giá đất thị trường, nhưng quy định này cũng sẽ làm gia tăng áp lực công việc cho các địa phương.

Đồng thời, khoản 5 Điều 158 và Điều 160 Luật Đất đai 2024 đã quy định 4 phương pháp định giá đất gồm “phương pháp so sánh”, “phương pháp thu nhập”, “phương pháp thặng dư”, “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” để xác định “giá đất cụ thể” và trong trường hợp cần thiết phải quy định “phương pháp định giá đất khác” chưa được quy định thì Chính phủ đề xuất và được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để đảm bảo vận hành thông suốt công tác định giá đất để phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ năm, Luật Đất đai 2024 đã bổ sung Chương VIII về “phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất” (Ghi chú: Luật Đất đai 2013 không có Chương này) quy định “nguyên tắc phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất” yêu cầu “việc phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất phải theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, công khai, minh bạch, hợp lý, hiệu quả và theo quy định của pháp luật; bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ tái định cư, an sinh xã hội, bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện chính sách theo quy định của Luật này” (Điều 112), mà nếu thực hiện được các nguyên tắc này thì Tổ chức phát triển quỹ đất của Nhà nước sẽ trở thành nhà cung cấp quỹ đất lớn nhất trên “thị trường sơ cấp đất đai” phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và thông qua việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất thì toàn bộ “địa tô chênh lệch” sẽ thu vào ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích công cộng, sẽ được sự ủng hộ, đồng thuận của người có đất bị thu hồi và xã hội.

Thứ sáu, Chương IX Luật Đất đai 2024 đã quy định cụ thể việc “giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất” (Điều 125) đối với “đất sạch” do Nhà nước tạo lập, hoặc “giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất” (Điều 126) đối với “đất chưa giải phóng mặt bằng” đã bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Chương VIII về “phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất”.

Thứ bảy, Điều 127 Luật Đất đai 2024 quy định rất thông thoáng việc “sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất” hoặc “đang có quyền sử dụng đất” đối với hầu hết các dự án phát triển kinh tế - xã hội bao gồm cả dự án nhà ở xã hội…

Do vậy, Luật Đất đai 2024 sẽ tạo điều kiện sử dụng đất rất thuận lợi để thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh (không bao gồm dự án nhà ở thương mại) như phát triển các dự án khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, công viên, khu vui chơi giải trí…

Tuy nhiên, Hiệp hội nhận thấy, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai 2024 có thể dẫn đến hệ quả là trong khoảng 5-7 năm tới đây thì thị trường bất động sản nhà ở thương mại sẽ tiếp tục thiếu nguồn cung quỹ đất dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở thương mại do Tổ chức phát triển quỹ đất chưa thể tạo quỹ đất.

Thứ tám, Điều 30 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất có “quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất”, hoặc “trả tiền thuê đất hằng năm” hoặc “trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê” và điểm b khoản 1 Điều 34 Luật Đất đai 2024 quy định về “quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất do Nhà nước cho thuê đất thu tiền hằng năm” cho phép.

Thứ chín, đặc biệt, Quốc hội cho phép áp dụng ngay một số quy định của Luật Đất đai 2024 như các quy định về định giá đất hoặc các quy định về sử dụng đất để thực hiện dự án lấn biển để tháo gỡ các vướng mắc từ thực tiễn, nhất là việc cho phép áp dụng ngay các quy định về định giá đất sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ xây dựng và ban hành “Nghị định quy định về giá đất” thực hiện Luật Đất đai 2024, thay vì ban hành “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đất đai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khi nào Quảng Nam, Quảng Ngãi có nhà ở xã hội?

Khi nào Quảng Nam, Quảng Ngãi có nhà ở xã hội?

Được giao chỉ tiêu đến năm 2030 có hàng chục nghìn nhà ở xã hội, nhưng đến nay một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi vẫn ''trắng'' nhà ở xã hội.
Việt Nam thành điểm đến đầu tư bất động sản cao cấp

Việt Nam thành điểm đến đầu tư bất động sản cao cấp

Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á cho các khoản đầu tư vào bất động sản cao cấp.
3 yếu tố người mua bất động sản coi trọng nhất

3 yếu tố người mua bất động sản coi trọng nhất

Bất động sản bước vào chu kỳ mới, người mua quan tâm điều gì nhất? Chuyên gia đã chỉ ra 3 yếu tố người mua bất động sản coi trọng nhất.
Hà Nội: Nhiều dự án tái định cư tại quận Long Biên bỏ hoang phí

Hà Nội: Nhiều dự án tái định cư tại quận Long Biên bỏ hoang phí

Trong khi nhu cầu nhà ở của người dân tại Hà Nội đang rất cao, trên địa bàn quận Long Biên vẫn có nhiều tòa nhà tái định cư bỏ hoang.
Thị trường nhà ở Anh chậm nhất trong hơn một năm

Thị trường nhà ở Anh chậm nhất trong hơn một năm

Thị trường nhà ở Vương Quốc Anh đã có tháng chậm nhất trong hơn một năm vào tháng Hai.

Tin cùng chuyên mục

Bất động sản hàng hiệu ở Việt Nam lên sàn quốc tế

Bất động sản hàng hiệu ở Việt Nam lên sàn quốc tế

Masterise Homes chính thức hợp tác với S&S Christie’s International Real Estate, đưa các dự án bất động sản hạng sang của mình lên mạng lưới toàn cầu.
Sức hút đến từ dự án căn hộ thương gia The Cosmopolitan

Sức hút đến từ dự án căn hộ thương gia The Cosmopolitan

The Cosmopolitan – thuộc dự án Imperia Signature Cổ Loa trở thành tâm chấn của thị trường bất động sản đầu năm 2025 ngay khi thông tin chính thức được công bố.
Đà Nẵng: Giá đất

Đà Nẵng: Giá đất ''rục rịch'' tăng, người mua cần thận trọng!

Giá đất tại TP. Đà Nẵng và vùng ven ''rục rịch' tăng nhưng không có chuyện 'sốt đất'. Chuyên gia bất động sản khuyến cáo người mua thận trọng trong giao dịch.
Chủ tịch VARS: Hầu hết doanh nghiệp đều ‘tự bơi’ khi làm nhà ở xã hội

Chủ tịch VARS: Hầu hết doanh nghiệp đều ‘tự bơi’ khi làm nhà ở xã hội

Chủ tịch VARS cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp đều phải 'đơn thương độc mã' thực hiện giải phóng mặt bằng, gây ra nhiều khó khăn trong xây dựng nhà ở xã hội.
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tạo

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tạo 'gánh nặng' cho doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng, việc xét duyệt thông tin và hồ sơ của người mua nhà ở xã hội sẽ tạo 'gánh nặng' cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 'khát' quỹ đất sạch, lo ngại thủ tục kéo dài khi làm nhà ở xã hội

Lãnh đạo UDIC cho rằng, quỹ đất nhà ở xã hội rất ít, rất thiếu; thủ tục, quy trình phê duyệt dự án tương đối dài là một trong những khó khăn, vướng mắc.
Vingroup, Becamex, HUD kiến nghị giải pháp gì để phát triển nhà ở xã hội?

Vingroup, Becamex, HUD kiến nghị giải pháp gì để phát triển nhà ở xã hội?

Đại diện Vingroup, Becamex, HUD đã đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp để phát triển nhà ở xã hội...
Khám phá dinh thự đáng sống bậc nhất tại Van Phuc City

Khám phá dinh thự đáng sống bậc nhất tại Van Phuc City

Van Phuc City - khu đô thị nằm bên dòng sông Sài Gòn thơ mộng kết hợp với tiện nghi hiện đại đã tạo nên không gian sống lý tưởng cho cư dân tinh hoa.
Cấm cho thuê ngắn ngày ở chung cư: Cư dân đồng tình nhà đầu tư băn khoăn

Cấm cho thuê ngắn ngày ở chung cư: Cư dân đồng tình nhà đầu tư băn khoăn

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quy định cấm cho thuê dịch vụ lưu trú du lịch tại các căn hộ chung cư không phải dịch vụ.
Hà Nội: Thêm dự án nhà ở xã hội mới, giá chỉ hơn 18 triệu đồng/m2

Hà Nội: Thêm dự án nhà ở xã hội mới, giá chỉ hơn 18 triệu đồng/m2

Ngày 3/3, dự án nhà xã hội Thăng Long Green City tại ô đất CT3, Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh đã được khởi công.
Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu đánh thuế bất động sản thứ hai

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu đánh thuế bất động sản thứ hai

Việc tiếp tục nghiên cứu đánh thuế bất động sản thứ hai được xem là một trong nhiều biện pháp giúp thị trường bất động sản phát triển minh bạch và bền vững.
Masterise Homes khai trương khu căn hộ đẳng cấp thế giới

Masterise Homes khai trương khu căn hộ đẳng cấp thế giới

Tập đoàn bất động sản Masterise Homes vừa chính thức khai trương khu căn hộ hàng hiệu phân khúc đô thị đầu tiên của JW Marriott tại châu Á - Thái Bình Dương.
Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh hấp dẫn hàng đầu khu vực

Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh hấp dẫn hàng đầu khu vực

Theo CBRE, TP. Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 4 trong số những thị trường bất động sản hấp dẫn nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2025.
Trung tâm thành phố Vinh sắp có khu đô thị hiện đại hơn 4.000 tỉ đồng

Trung tâm thành phố Vinh sắp có khu đô thị hiện đại hơn 4.000 tỉ đồng

UBND tỉnh Nghệ An vừa giao Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Bất động sản Eurowindow Sport City thực hiện dự án khu đô thị hiện đại lớn nhất trung tâm TP. Vinh.
Vay vàng mua đất: Vàng

Vay vàng mua đất: Vàng 'nóng', méo mặt trả nợ

Một người dân ở Hà Nội vay vàng mua đất nhưng giá vàng liên tục lên 'đỉnh', anh phải lên kế hoạch bán đất để trả nợ.

'Liều thuốc' giải cứu bất động sản Trung Quốc chưa đủ mạnh

Các công cụ ổn định thị trường bất động sản của Trung Quốc đang có rất ít tác động, buộc chính quyền nước này phải tìm kiếm các giải pháp mới cho lĩnh vực này.
Giá biệt thự tại Quảng Ninh giảm 51%, Hà Nội vẫn

Giá biệt thự tại Quảng Ninh giảm 51%, Hà Nội vẫn 'nóng'

Giá biệt thự tại Quảng Ninh đang có xu hướng giảm, có nơi chào bán với mức giảm lên tới 51,9%, trong khi tại Hà Nội, phân khúc này vẫn tăng 'nóng'.
Văn Phú - Invest lọt Top 10 nhà phát triển bất động sản Việt Nam

Văn Phú - Invest lọt Top 10 nhà phát triển bất động sản Việt Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest đã chứng minh năng lực vượt trội khi vinh dự góp mặt trong Top 10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam 2024.
Đưa thị trường bất động sản vào

Đưa thị trường bất động sản vào 'đường ray' phát triển bền vững

Việc gỡ các điểm nghẽn về thể chế, quy hoạch phát triển dự án là vấn đề cấp bách cần giải quyết để thị trường bất động sản vào 'đường ray' phát triển bền vững.
Van Phuc City lọt top 10 dự án chất lượng năm 2024

Van Phuc City lọt top 10 dự án chất lượng năm 2024

Van Phuc City xuất sắc nhận được giải thưởng “Top 10 Dự án BĐS nhà ở thương mại chất lượng nhất năm 2024" tại Lễ Vinh danh thương hiệu BĐS dẫn đầu năm 2024.
Mobile VerionPhiên bản di động