Việt Nam ủng hộ những ưu tiên của Quyền Tổng thư ký UNCTAD trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế bao trùm và xanh hơn, thông qua chú trọng các khía cạnh kinh tế-xã hội của phát triển.
RCEP được ký kết là thành quả sau 8 năm đàm phán. Đây là hiệp định phù hợp duy nhất với thời đại hiện nay và nền kinh tế hậu COVID và hậu chính quyền Trump.
Từ tháng 8 - 11/2020, xuất khẩu nông, thủy sản sang Italy ghi nhận mức tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 128,9 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu thủy sản, cà phê và rau quả đều ghi nhận các mức tăng trưởng khá. Đây là 3 mặt hàng được xóa bỏ thuế về 0% đối với hầu hết các chủng loại khi xuất khẩu vào thị trường EU ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.
Trước đại dịch, Đông Nam Á đã có những bước phát triển vượt bậc và được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư vào năm 2030. Đại dịch Covid-19 xảy ra, đã dẫn đến sự tàn phá kinh tế không chỉ đối với ASEAN mà trên toàn thế giới, được cho là đặt ra thách thức lớn nhất kể từ khi khu vực này hình thành.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala đã làm nên lịch sử vào ngày 15/2 khi trở thành người châu Phi và là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Theo đúng kế hoạch, ngày 15/2, tại Geneva, Đại hội đồng WTO đã tổ chức phiên họp đặc biệt qua hình thức trực tuyến để xem xét bổ nhiệm Tổng giám đốc mới của tổ chức này. Bà Ngozi Okonjo-Iweala, một nhà kinh tế học người Nigeria và cựu Bộ trưởng Tài chính, đã sẵn sàng trở thành người phụ nữ đầu tiên và người châu Phi đầu tiên lãnh đạo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Năm 2021, Nhật Bản đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sẽ triệu tập cuộc họp thường niên của các bên, được gọi là Hội đồng CPTPP.
Không khó để tìm thấy các mặt hàng như cà phê hòa tan, cá tra – cá ba tra và trái thanh long… của Việt Nam trên các kệ hàng của trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn 5 sao tại Ấn Độ. Có được những “trái ngọt” này chính là sự nỗ lực và góp sức không nhỏ của Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ. Thậm chí, ngay trong “bão” dịch Covid-19, những “ông mai, bà mối” này vẫn miệt mài “chắp cánh” cho doanh nghiệp Việt Nam để thâm nhập vào thị trường này một cách thuận lợi nhất.
Hình ảnh các y, bác sĩ Singaporevui mừng cầm trên tay các hộp thức ăn như cơm tấm, phở, chả giò Việt Nam, với logo Thương vụ và cờ hữu nghị hai nước Việt Nam – Singapore hồi tháng 4/2020 đã khiến cho những người làm kết nối thị trường thấy ấm lòng và tự hào biết bao. Bởi đây không chỉ là tình cảm hữu nghị giữa hai nước mà còn góp phần quảng bá các sản phẩm và ẩm thực Việt Nam đến người dân quốc đảo Sư tử và lan tỏa ra khắp thế giới. Đó là chia sẻ của TS. Trần Thu Quỳnh – Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Singapore với phóng viên Báo Công Thương xung quanh việc kết nối thị trường từ góc độ của người trong cuộc.
Toàn cầu hóa sau Thế chiến II được thúc đẩy đồng thời bởi hội nhập đa phương cũng như sự hình thành các hiệp định thương mại khu vực (RTA). Theo quan điểm lý thuyết kinh tế, hội nhập đa phương là lựa chọn tốt nhất đầu tiên so với hội nhập khu vực (lựa chọn tốt thứ hai).