Thứ sáu 29/11/2024 15:14

Hoàn thiện hành lang pháp lý, mở đường cho ngân hàng số

Định danh khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo lành mạnh hệ thống ngân hàng, phòng ngừa rủi ro gian lận, rửa tiền, lừa đảo… Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn đang “mắc kẹt” với một số quy định liên quan đến việc định danh khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC).

Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ

Tại buổi Toạ đàm trực tuyến “Thực trạng giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng và kiến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng”, do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức ngày 15/12, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - cho rằng: Những tiến bộ về khoa học công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ vào các hoạt động đời sống kinh tế; trong đó, có lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử 15 năm nay chưa có sự thay đổi hay bổ sung, điều này đặt ra câu hỏi hành lang pháp lý để đảm bảo an toàn để triển khai các hoạt động giao dịch điện tử tại các ngân hàng.

Theo ông Hùng, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam phải giãn cách thời gian dài, nhân dân đều có thể mua hàng và thanh toán qua App, đây là sự tiến bộ, giúp giảm tiêu dùng tiền mặt. Tuy nhiên, nếu công nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán tiêu dùng sẽ gây ra những khó khăn lớn cho người dân. Ông Hùng cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng eKYC nhưng mới chỉ bước đầu, hành lang pháp lý để phát triển chưa có.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: NHNN đã cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng eKYC nhưng mới chỉ bước đầu, hành lang pháp lý để phát triển chưa có

Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn hiện nay của các Bộ, Ngành nói chung và NHNN nói riêng chưa sửa đổi nhiều. Vì vậy, các ngân hàng thương mại không ứng dụng được công nghệ thông tin vào hoạt động các lĩnh vực chuyên sâu. Đây cũng là nhu cầu bức thiết của các tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu người dân và mở rộng các sản phẩm dịch vụ. Vì thực tế, có những ngân hàng hiện nay đã mở rộng, đưa doanh thu hoạt động dịch vụ chiếm tới 40% tổng doanh thu. “Tôi thấy rằng một số luật ban hành vẫn chưa phù hợp do Luật Giao dịch điện tử vẫn chưa được sửa đổi. Đây là vấn đề cấp thiết, cần nhanh chóng sửa đổi cho phù hợp” - ông Hùng kiến nghị.

Đại diện Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng - ông Nguyễn Thành Long cho hay: Thời gian qua, ngân hàng là một trong những lĩnh vực triển khai hoạt động điện tử và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử sớm nhất thông qua các quy định về nghiệp vụ thẻ, ATM, dịch vụ Internet Banking và Mobi Banking... Đến nay, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử được quy định tương đối đầy đủ và tổng thể, với nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành quy định trực tiếp về họat động ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, quá trình thực thi quy định pháp luật về ngân hàng điện tử, nhiều tổ chức tín dụng phát sinh nhiều vướng mắc…

Cụ thể, theo ông Long, những vấn đề, nhóm vấn đề vướng mắc liên quan đến giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng như: Việc định danh, xác thực khách hàng, xác thực giao dịch; vấn đề về chữ ký điện tử, giao dịch điện tử, dữ liệu điện tử; hay nhóm vấn đề về trích lập và xử lý dự phòng rủi ro hoạt động công nghệ thông tin, ngân hàng điện tử. Đặc biệt là các vấn đề về khai thác, sử dụng dữ liệu; và các cơ chế chính sách để thích ứng linh hoạt, an toàn đối với hoạt động ngân hàng điện tử… Đối với hoạt động ngân hàng, định danh khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo lành mạnh hệ thống ngân hàng, phòng ngừa rủi ro gian lận, rửa tiền, lừa đảo. Hiện nay, các điều kiện về kỹ thuật đã cho phép tổ chức tín dụng định danh khách hàng bằng nhiều biện pháp kết hợp an toàn, xác định gần như chính xác giấy tờ tùy thân khách kết hợp với các yếu tố nhận diện sinh trắc học: Vân tay, mống mắt, giọng nói, khuôn mặt…

Đáp ứng yêu cầu của ngành ngân hàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định về việc gặp mặt trực tiếp khách hàng đối với giao dịch liên quan đến công nghệ mới. Theo đó, các tổ chức tín dụng được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng, đối tượng báo cáo phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng. Hay, Thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng đã kịp thời bổ sung quy định về định danh khách hàng cá nhân mở tài khoản thanh toán bằng phương thức eKYC.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các tổ chức tín dụng cũng phát sinh nhiều vướng mắc. Cụ thể, việc định danh khách hàng bằng phương thức điện tử chỉ áp dụng để định danh khách hàng trong hoạt động phòng chống rửa tiền và mở tài khoản thanh toán, chưa được áp dụng chung cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, các thông tư của NHNN quy định các hoạt động nghiệp vụ khác chưa quy định về việc định danh khách hàng, đặc biệt Thông tư 01/2021/TT-NHNN về phát hành giấy tờ của tổ chức tín dụng vẫn còn quy định phải phát hành “trực tiếp” tại địa điểm mạng lưới của tổ chức tín dụng.

Hay, việc NHNN chưa có quy định và cơ chế triển khai đối với việc ngân hàng có thể định danh khách hàng dựa trên việc khai thác thông tin đã được định danh tại bên thứ 3 có các tiêu chuẩn tương đương như các ngân hàng đại lý, tổ chức tín dụng, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính (chứng khoán, bảo hiểm) hoặc việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia, dịch vụ công, công ty viễn thông, điện, nước, các nguồn dữ liệu của các tổ chức khác ở Việt Nam, nước ngoài…

Toạ đàm trực tuyến “Thực trạng giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng và kiến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng”

Theo đó, ông Long kiến nghị, NHNN nghiên cứu, xây dựng thông tư về việc định danh khách hàng khi ngân hàng thiết lập quan hệ và cung cấp tất cả các dịch vụ tới khách hàng, trong đó phạm vi bao gồm: KYC và eKYC khách hàng cá nhân, tổ chức; đồng thời hướng dẫn định danh khách hàng tham chiếu theo các thông tin khách hàng đã định danh tại bên thứ 3 với các tiêu chuẩn định danh khách hàng tương đương như tổ chức tín dụng.

Mở kho dữ liệu quốc gia về công dân để giảm thiểu lừa đảo, mạo danh

Bên cạnh những vướng mắc liên quan đến định danh khách hàng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng cũng đề cập đến quy định về khai thác, sử dụng dữ liệu quốc gia cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cụ thể, theo ông Long, hiện nay, việc các tổ chức tín dụng được tiếp cận với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, doanh nghiệp, tài sản, đất đai, thuế… có giá trị to lớn trong việc đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, an toàn, phòng ngừa rủi ro gian lận, rửa tiền, tội phạm, tiết kiệm chi phí, nguồn lực xã hội.

Tuy nhiên, dù đã có văn bản luật quy định về khai thác, sử dụng dữ liệu quốc gia, tuy nhiên, đến nay các Bộ ngành (Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chưa có quy định cụ thể hướng dẫn việc khai thác, phương thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia của các tổ chức tín dụng. Điều này dẫn đến các tổ chức tín dụng hiện nay đang xây dựng hệ thống dữ liệu riêng cho từng tổ chức tín dụng mà không thể tiếp cận, khai thác hệ thống dữ liệu chung của quốc gia, không đảm bảo tính an toàn, minh bạch, không kịp thời phát hiện các trường hợp gian lận, lừa đảo qua hệ thống ngân hàng, gây tốn kém, lãng phí nguồn lực xã hội.

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng kiến nghị: NHNN đề nghị Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng được khai thác, sử dụng dữ liệu quốc gia về công dân, doanh nghiệp thông qua cổng kết nối trực tiếp với các tổ chức tín dụng. Đồng thời, NHNN nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định Luật Các tổ chức tín dụng về việc cung cấp, chia sẻ dữ liệu quốc gia về công dân, doanh nghiệp và các hệ thống dữ liệu quốc gia khác (đất đai, tài sản, thuế…) để góp phần minh bạch, lành mạnh hóa nền kinh tế.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Công ty Du lịch Thành Thành Công ‘hút' 500 tỷ đồng trái phiếu

MB cùng KiotViet đem lại giải pháp tài chính toàn diện tiếp sức cho hộ kinh doanh mùa Tết 2025

Cổ phiếu HVN 'cất cánh': Giá trị phản ánh sự chuyển mình của Vietnam Airlines

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): chi trả hơn 745 tỷ đồng cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024

Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ‘nóng’

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Đề xuất hỗ trợ các dự án 'nâu' tiếp cận tài chính xanh để chuyển đổi sang dự án 'xanh'

Cổ đông ngân hàng đón tin vui dịp cuối năm

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Tổng thuật: Tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'