Chủ nhật 24/11/2024 02:12

Hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước: Chính sách phù hợp nhưng cần kịp thời

Một trong những chính sách quan trọng được các doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng rất mong chờ là Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Doanh nghiệp và người tiêu dùng mong chờ

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Nếu chính sách được thông qua, sẽ tạo dòng tiền cho DN phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Tại tờ trình Nghị định gửi Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trong năm 2021 đã kìm hãm đà hồi phục của thị trường ôtô. Thực hiện chỉ thị chống dịch của chính quyền địa phương, các hãng xe Toyota, Ford, Mitsubishi... tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh - những thị trường ôtô lớn nhất cả nước phải tạm dừng hoạt động và gần như rơi vào cảnh "đóng băng".

DN sản xuất, lắp ráp ôtô chờ đợi chính sách ưu đãi về thuế TTĐB

Không chỉ vậy, các nhà máy sản xuất ôtô của một số hãng xe trong nước cũng bị ảnh hưởng vì thiếu chip, linh kiện lắp ráp do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Năm 2021, doanh số bán hàng của thị trường ôtô sụt giảm mạnh. Sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước là lĩnh vực chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, cần có sự hỗ trợ của nhà nước.

Trước thực tế trên, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Cụ thể, thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9/2022 chậm nhất ngày 20/11/2022. Sau thời gian gia hạn theo Nghị định này, việc nộp thuế TTĐB đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành.

Dự kiến, tổng số tiền thuế TTĐB phát sinh được gia hạn 4 kỳ (từ kỳ tính thuế tháng 6 đến kỳ tính thuế tháng 9) khoảng 9.300 - 11.400 tỷ đồng. Không chỉ các DN ôtô mà người tiêu dùng cũng rất mong chờ chính sách này sớm ban hành, giúp giá xe giảm.

Thêm trợ lực cạnh tranh

Về phía Bộ Công Thương, trước đó cũng đã đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế TTĐB theo hướng áp dụng chính sách ưu đãi về thuế TTĐB cho ôtô kèm theo điều kiện khuyến khích các DN nâng cao sản lượng sản xuất và giá trị gia tăng tạo ra trong nước.

Lý do được Bộ Công Thương chỉ ra, trước hết, dung lượng thị trường hiện tại của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam còn nhỏ, không tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô của ngành, khiến chi phí cao hơn so với các nước ASEAN khác vốn đã có thị trường và ngành công nghiệp ôtô đi trước rất lâu. Bên cạnh đó, các linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ôtô hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài, phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm…, từ đó ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

Đại diện một DN sản xuất lắp ráp xe ôtô cho rằng, nếu chính sách gia hạn thuế TTĐB được thông qua sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với DN. Qua đó, giúp DN có khả năng duy trì dòng tiền, góp phần tạo động lực để DN vượt qua khó khăn, đặc biệt là trong thời điểm ngành ôtô đang trên đà phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Cũng theo đại diện DN này, trước đó, Nghị định 103/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/12/2021 - 31/5/2022 giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp sản xuất trong nước đã tạo cơ hội cho doanh số xe sản xuất, lắp ráp trong nước đạt con số áp đảo so với xe nhập khẩu.

Thực tế, một trong những chính sách quan trọng, được các DN sản xuất, lắp ráp ôtô chờ đợi nhất, chính là ưu đãi về thuế TTĐB. Các cơ quan chức năng và chuyên gia trong lĩnh vực ôtô đều thừa nhận, chính sách này sẽ khuyến khích DN đẩy mạnh việc tìm mua linh kiện sản xuất trong nước, thay thế cho hàng nhập khẩu. Qua đó, sẽ mở ra cơ hội phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ôtô, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, giúp DN có khả năng duy trì dòng tiền, góp phần tạo động lực vượt qua khó khăn, đặc biệt trong thời điểm ngành ôtô đang trên đà phục hồi sau đại dịch Covid-19...

Do là giải pháp cấp bách để kịp thời hỗ trợ các DN sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, dự thảo sẽ được gửi lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ ban hành Nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

"Làn sóng" cắt giảm nhân sự tại nhiều hãng ô tô, có nơi đã đóng cửa nhà máy

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Mẫu xe Omoda đầu tiên sắp mở bán tại Việt Nam có gì đặc biệt

Hãng ô tô Nhật Bản đang phân phối tại Việt Nam kinh doanh thế nào trên thế giới?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

VAMA, VIVA và VAMM khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp ô tô và xe máy nội địa

Kịch tính ô tô vượt rừng, bốn bánh lơ lửng tại giải đua ô tô địa hình lớn nhất toàn quốc

'Nghẹt thở' với những màn drift bốc lửa tại giải đua ô tô lớn nhất toàn quốc ở Hà Nội

Hàng chục ô tô bán tải, SUV 'hầm hố' góp mặt Lễ khai mạc giải đua Ô tô Địa hình Việt Nam

Nhiều hãng giảm mạnh giá ô tô nhập khẩu trong dịp mua sắm cuối năm

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Người đàn ông Hà Nội chi hơn 10 tỷ đồng, coi đua xe như cách để thiền định