Chủ nhật 22/12/2024 09:49

Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ: Mở rộng sản xuất nhờ khuyến công

Sự hỗ trợ kịp thời từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia đã giúp Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Năm 2022, sau một thời gian dài học tập kinh nghiệm tại các cơ sở nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo, anh Đặng Kiên - Chủ Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ (thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) đã mạnh dạn đầu tư 1,2 tỷ đồng xây dựng nhà nhà trồng loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao này.

Anh Kiên cho hay, Sìn Hồ là địa phương có khí hậu mát mẻ quanh năm phù hợp để phát triển cây dược liệu, sợi nấm đông trùng hạ thảo trồng tại Sìn Hồ to, mập, giá trị dinh dưỡng cao. Đồng hành cùng anh Kiên trong phát triển mô hình kinh tế nhiều triển vọng này, năm 2023 từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ ứng dụng 01 máy sấy thăng hoa công suất 15kg/mẻ (01 mẻ khoảng 24 - 40 giờ). Thiết bị có tổng kinh phí đầu tư 423,5 triệu đồng, trong đó, nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 200 triệu đồng và nguồn kinh phí đóng góp của đơn vị 223,5 triệu đồng.

Sản phẩm của Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ. Ảnh: Mai Loan

Đánh giá về hiệu quả sau đầu tư, anh Kiên nhấn mạnh, máy sấy thăng hoa có ưu điểm hơn các dòng máy khác là giữ nguyên được màu sắc và dưỡng chất của sản phẩm, thời gian sấy được rút ngắn hơn giúp tăng năng suất. “Máy sấy mới đầu tư giúp hộ kinh doanh tăng hơn 50% năng suất so với trước khi đầu tư”, anh Kiên cho hay.

Được biết, sau khi được hỗ trợ máy sấy thăng hoa từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ đã đầu tư mở rộng thêm một nhà trồng nấm. Hiện bên cạnh nấm tươi, Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ còn có nấm khô sấy thăng hoa. Sản phẩm của hộ kinh doanh được tiêu thụ rộng khắp qua mạng lưới phân phối trên cả nước, đồng thời được quảng bá và tiêu thụ rộng rãi qua các kênh mạng xã hội như facebook, zalo.

Tự tin với chất lượng sản phẩm của hộ kinh doanh, anh Kiên cho biết, nấm đông trùng hạ thảo đã được nhiều nơi phát triển, ngay tại Lai Châu cũng đã có nơi phát triển mô hình này. Tuy nhiên, nhờ đặc tính khí hậu mát mẻ, tương đồng với những vùng có đông trùng hạ thảo tự nhiên như Tây Tạng nên chất lượng nấm vượt trội hơn hẳn.

Bên cạnh đó, nấm của hộ kinh doanh được trồng theo mô hình bán tự nhiên. Có nghĩa, một ngày hộ kinh doanh chỉ phải sử dụng điều hoà nhiệt độ cho nhà trồng nấm từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều, mùa đông không sử dụng điều hoà. Trong khi các vùng khác phải sử dụng điều hoà 24/24 giờ. Điều này đã giúp Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ giảm đáng kể chi phí tiền điện (khoảng 10 triệu đồng/tháng), chi phí bảo dưỡng máy móc.

Cũng đồng thời giảm khoảng 20% giá thành sản phẩm đã giúp sản phẩm có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn khi đưa ra thị trường. Hiện bình quân mỗi tháng hộ kinh doanh đưa ra thị trường khoảng 15-20 kg nấm khô, 10.000 hộp nấm tươi. “Hàng tươi của chúng tôi đang không kịp cung cấp ra thị trường theo đặt hàng của các nhà phân phối”, anh Kiên cho hay.

Được biết, bên cạnh được hỗ trợ về máy móc thiết bị sản xuất, Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ, còn được Sở Công Thương Lai Châu tạo điều kiện cho tham dự các hội chợ hàng công nghiệp nông thôn tổ chức trong và ngoài tỉnh nhằm tăng độ nhận diện và mở rộng quảng bá sản phẩm.

Chia sẻ về mong muốn trong tương lai, anh Kiên bày tỏ: Mong muốn của tôi cũng như nhiều cơ sở sản xuất là tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Sở Công Thương qua các chương trình nhằm mở rộng sản xuất, kinh doanh mạnh hơn nữa để góp sức phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm