Chủ nhật 24/11/2024 02:03

Hình thành chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm vùng miền theo hướng hiện đại, bền vững

Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo không chỉ kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, mà đã dần hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015. Chương trình được triển khai trên địa bàn 287 huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo là chương trình đầu tiên được Chính phủ phê duyệt nhằm phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với địa bàn khó khăn này.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phát biểu tại Hội thảo

Nhằm chia sẻ các kinh nghiệm, khó khăn, trở ngại trong thực tiễn quá trình triển khai Chương trình, Hội thảo “Quảng bá và kết nối thị trường sản phẩm đặc trưng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo năm 2020” đã diễn ra chiều ngày 1/10, tại Hà Nội.

Phát biểu tại Hội thảo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, qua 5 năm triển khai, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai gần 80 đề án, nhiệm vụ, bám sát nội dung của Chương trình với mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa đặc trưng vùng miền, phát triển hệ thống dịch vụ thương mại, hình thành đội ngũ doanh nhân, các loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Không chỉ kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, mà thông qua việc tổ chức các Hội nghị, hội thảo còn bước đầu hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền theo hướng hiện đại, bền vững.

Chia sẻ về những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển sản phẩm đặc trưng vùng miền với nhóm phụ nữ khởi nghiệp, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, bà Nguyễn Thị Thu, đại diện Công ty Cổ phần Hỗ trợ Sáng kiến Kinh doanh tạo tác động MEVI cho biết, MEVI hiện đang đồng hành cùng các dự án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại các vừng sâu, vùng xa ở các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Bắc Kạn với nội dung tư vấn quy trình canh tác nông sản an toàn dựa trên tài nguyên bản địa để giảm chi phí đầu vào, tư vấn phát triển sản phẩm chế biến và hỗ trợ tiêu thụ đầu ra… nhằm tận dụng những đặc tính vốn có của vùng miền tạo nên hương vị đặc trưng, tạo thành xu hướng. Ngoài ra, áp dụng công nghệ vào việc truyền tải thông tin sản phẩm vùng miền một cách thuận lợi.

Bên cạnh đó, vẫn còn những khó khăn hạn chế và thử thách trong quá trình thực hiện dự án này. Khó khăn lớn nhất vẫn là vùng nguyên liệu còn nhỏ lẻ, manh mún chưa được chú trọng đến việc phát triển bền vững; các doanh nghiệp còn yếu kém trong việc chuẩn hoá pháp lý cho sản phẩm; năng lực quản trị còn yếu kém; sản phẩm chưa được đầu tư bao bì, vẫn còn đơn giản, thô sơ…

Theo bà Thu, để phát triển thương mại miền núi rất cần có sự tuyên truyền, vào cuộc sát sao của lãnh đạo địa phương về định hướng phát triển sản phẩm địa phương như Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) hay xây dựng các chính sách hỗ trợ quy hoạch về phát triển vùng nguyên liệu ổn định, bền vững trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, đại diện các đơn vị sản xuất, phân phối sản phẩm cũng chia sẻ về việc chuẩn hoá sản phẩm và những yêu cầu của thị trường đối với các sản phẩm đặc trưng vùng miền; việc số hoá dữ liệu kết nối tiêu thụ sản phẩm qua thương mại điện tử…

Nhà phân phối ký kết giao thương với các đơn vị cung cấp

Có thể nói, thông qua hội thảo này, các Bộ, ban, ngành, địa phương và cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp đã có cơ hội trao đổi, đề xuất một số biện pháp khuyến khích phát triển những sản phẩm, mặt hàng là lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; xây dựng và phát triển hệ thống kết nối, phân phối sản phẩm đặc trưng vùng miền giữa các doanh nghiệp, hộ sản xuất, HTX... với các đối tác, chuỗi phân phối; xây dựng và phát triển hoạt động hiệu quả của mạng lưới chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Đồng thời chia sẻ, kiến nghị định hướng tuyên truyền, quảng bá kết nối thị trường sản phẩm đặc trưng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong thời gian tới; đề xuất các chính sách khuyến khích, ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển và tiệu thụ sản phẩm đặc trưng miền núi, vùng sâu, vùng và hải đảo, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong giai đoạn tiếp theo.

Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện các đơn vị sản xuất, nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm cũng đã ký kết giao thương tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền.

Thu Trang - Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Giá bạc hôm nay 23/11/2024: Bạc giảm nhẹ 0,2%

Giá heo hơi hôm nay 23/11/2024: Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/11/2024: Đồng Yen Nhật “chợ đen” tiếp đà tăng phiên cuối tuần

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Tỷ giá USD hôm nay 23/11/2024: Chỉ số USD Index đạt mức 107,5 điểm

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay 23/11/2024: Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong hai tuần

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Vàng lại vượt ngưỡng 2.700 USD

Giá vàng chiều nay 22/11/2024: Vàng nhẫn chỉ cách đỉnh cũ 3 triệu đồng

Giá vàng thế giới được hỗ trợ từ đà tăng của Bitcoin

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/11: Gạo đẹp được giá, lúa Thu Đông chào giá cao

Giá vàng SJC và giá vàng nhẫn đều đồng loạt tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Giá heo hơi hôm nay 22/11/2024: Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Giá bạc hôm nay 22/11/2024: Bạc quay đầu giảm 0,82%

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Nông dân phấn khởi vì giá tiêu tăng mạnh đến 1.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê trong nước tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 22/11/2024: Giá dầu tăng đến bao giờ?

Tỷ giá USD hôm nay 22/11/2024: Đồng USD, bitcoin đồng loạt tăng giá

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Vàng tiến sát mốc 2.700 USD