Hà Tĩnh: Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường giữa đại dịch Covid-19

Sau khi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 2 ca tái dương tính cộng đồng, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã tăng cường giám sát địa bàn, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng nhằm đẩy giá lên cao và thu lời bất chính.

Xử lý nhiều vi phạm về lĩnh vực hàng hoá

Theo Cục QLTT Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa trên địa bàn. Theo đó, lực lượng đã phát hiện, xử lý 293 vụ, xử phạt hành chính gần 1,2 tỷ đồng; trị giá hàng hoá tịch thu 137,7 triệu đồng; hàng tiêu hủy gần 1,1 tỷ đồng. Các mặt hàng xử lý vi phạm chủ yếu trong đợt này là mỹ phẩm, thuốc lá điện tử, điều hòa nhập lậu, đồ chơi trẻ em, bánh kẹo, thực phẩm công nghiệp…

Hà Tĩnh: Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường giữa đại dịch Covid-19
Đội QLTT số 5 đã tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh hàng Thái của bà Đào Thị Thanh tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh)

Trong 5 tháng đầu năm nay, Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm tra, xử lý trên 50 vụ vi phạm nhãn mác, phạt thu nộp trên 200 triệu đồng. Cụ thể mới đây, chiều ngày 5/5, đội QLTT số 5 đã tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh hàng Thái của bà Đào Thị Thanh tại tổ dân phố 6, thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn. Qua kiểm tra, phát hiện tại cửa hàng đang bày bán một số quạt điện hơi nước nhãn hiệu Misushita do Thái Lan sản xuất, số hàng này có đầy đủ hóa đơn, chứng từ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng Thái Lan nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định. Đội QLTT số 5 đã lập hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Hay rạng sáng ngày 4/5, đội QLTT số 6 bắt giữ xe tải vận chuyển số lượng lớn khí cười không rõ nguồn gốc, xuất xứ vận chuyển qua địa bàn. Cụ thể, xe ô tô tải mang biển kiểm soát 17C 131.81, do ông Mai Xuân Uý, trú tại Đông La, huyện Đông Hưng (Thái Bình) chạy từ hướng Bắc vào Nam. Qua kiểm tra, phát hiện trên xe vận chuyển trên 110 bình khí N­2O (khí cười - theo khai nhận của lái xe), loại từ 15-18kg/bình. Toàn bộ hàng hoá không có hoá đơn chứng từ, không có nhãn mác chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Bên cạnh đó, nhiều vụ kiểm tra, xử lý nhiều cơ sở kinh doanh thiết bị điện, điện tử vi phạm trên địa bàn cũng được lực lượng kiểm tra, rà soát. Trong đợt kiểm tra vừa rồi, đoàn đã tổ chức ký cam kết với 12 cơ sở kinh doanh và tiến hành xử phạt 4 cơ sở kinh doanh vi phạm về nhãn, hàng hóa không có dấu hợp quy… với số tiền hơn 35 triệu đồng.

Theo ông Trương Quang Thắng, Đội trưởng đội QLTT số 1 Hà Tĩnh, thời gian tới đội tiếp tục tăng cường theo dõi, kiểm soát thị trường hàng hóa, xử lý nghiêm các vụ vi phạm, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân nhất là trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng như hiện nay. Bên cạnh đó chất lượng hàng hóa luôn là vấn đề người dân quan tâm, lo lắng. Bởi vậy, chúng tôi đặc biệt chú trọng kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ, hạn sử dụng đối với hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng”.

Tăng cường kiểm tra các mặt hàng thiết yếu chống dịch Covid-19

Tại Hà Tĩnh, ngay sau khi có thông tin về các ca tái nhiễm cộng đồng trên địa bàn, Cục QLTT đã chỉ đạo các đội QLTT triển khai nắm bắt tình hình giá cả thị trường, lương thực, thực phẩm, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn trên địa bàn. Cùng với đó, lực lượng QLTT đã chủ động vào cuộc xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua gom, tích trữ hoặc lợi dụng dịch bệnh để nâng giá, ép giá bất hợp lý đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế như khẩu trang, các loại nước sát trùng, dung dịch nước rửa tay… khi có sự biến động lớn về cung cầu hàng hóa gây xáo trộn tình hình thị trường trên địa bàn, đặc biệt là những khu vực có bệnh nhân Covid-19.

Hà Tĩnh: Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường giữa đại dịch Covid-19
Kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh trên địa bàn TP. Hà Tĩnh

Lực lượng QLTT Hà Tĩnh cho biết, đội QLTT số 1 được giao quản lý địa bàn huyện Thạch Hà (huyện có 2 ca tái dương tính cộng đồng). Xác định đây có thể là thời điểm để các gian thương lợi dụng để trục lợi bằng các hành vi như găm hàng, tăng giá ép giá, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, QLTT là lực lượng chủ công để bình ổn thị trường, góp phần vào công tác phòng chống dịch Covid-19.

Đội QLTT số 1 đã tập trung quân số tăng cường tuyên truyền, nhắc nhỡ, ký cam kết với các cơ sở kinh các mặt hàng thiết yếu như thuốc chữa bệnh, các thiết bị phòng chống dịch Covid-19, lương thực, thực phẩm... đồng thời xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh trái phép nhằm hạn chế thấp nhất các hành vi vi phạm. Trọng tâm là các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch bệnh; các loại lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Chú trọng để phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa do dịch bệnh để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả là hàng hóa dùng để phòng, chữa bệnh; bán hàng hóa không niêm yết giá, bán không đúng giá niêm yết....

Qua kiểm tra, hầu hết các cơ sở kinh doanh chấp hành tương đối tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, trên địa bàn chưa xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá ép giá bất hợp lý. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra vẫn còn phát hiện một số cơ sở chấp hành chưa nghiêm các quy định về niêm yết giá, đội đã lập biên bản xử phạt theo quy định của pháp luật. Chỉ riêng trong ngày 6/5, đội đã ký cam kết với 17 cơ sở kinh doanh và xử phạt 3 trường hợp vi phạm với số tiền 7 triệu đồng.

Cùng với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đại diên Cục QLTT Hà Tĩnh thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid-19 trong quá trình thực thi công vụ. Tăng cường công tác QLTT, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh nhóm mặt hàng phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về niêm yết giá, găm hàng, kinh doanh các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu, vật tư, thiết bị y tế... trên các kênh bán hàng truyền thống cũng như các kênh thương mại điện tử. Trong thời gian tới, Cục QLTT tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đảm bảo ổn định thị trường, góp phần vào công tác phòng chống dịch Covid-19.

Cục QLTT Hà Tĩnh cũng khuyến cáo, người dân nên chọn mua các loại hàng hóa, nhất là các loại thực phẩm, dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay khô, khẩu trang vải kháng khuẩn ở những đơn vị, cửa hàng cung cấp có uy tín. Trước khi chọn mua sản phẩm, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan về nguồn gốc xuất xứ, thành phần, các tiêu chuẩn thể hiện trên nhãn sản phẩm, xem xét hàng hóa trước khi thanh toán, yêu cầu có hóa đơn mua hàng...

Theo Kế hoạch của UBND tỉnh HàTĩnh về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh giao các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, các vi phạm về hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu trong phòng, chống dịch như: khẩu trang, nước rửa tay khô, vật tư y tế...
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

Kiểm tra đột xuất các hộ kinh doanh vàng, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện hàng không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.
Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón (huyện Châu Thành).
Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang cho biết vừa phát hiện, thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang tập trung kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.
Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.
Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 102,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu.
Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Sự hiệp đồng của các lực lượng Biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường đã thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ, đem lại hiệu quả tích cực.
Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu tại Móng Cái.
Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận vừa phát hiện và xử lý 2 vụ buôn bán hàng nhập lậu, hàng hóa vi phạm về nhãn.
Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng vàng trang sức mỹ nghệ trên địa bàn thành phố.
Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Là địa bàn cầu nối trực tiếp, cửa ngõ kết nối Trung Quốc – ASEAN, TP. Móng Cái vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tổng cục Quản lý thị trường vừa ban hành văn bản về việc triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024.
Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Kiểm tra đột xuất 2 cơ sở sản xuất bún và bánh phở, Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng phát hiện và tạm giữ hơn 2,6 tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược không có hoá đơn trong khuôn viên kho Quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất.
Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Từ đầu tháng 4 cho đến trước ngày 15/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận sẽ kiểm tra chuyên đề đối với 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Bài thuốc Kháu Vài Lèng - sản phẩm OCOP của Hà Giang hiện đang bị làm giả, bán tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu

Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu

Ngày 10/4, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp kiểm tra, tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu.
Liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

Liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã liên tục tiến hành kiểm tra nhiều điểm kinh doanh vàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Phú Yên: Tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc

Phú Yên: Tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên vừa tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc để xác minh, xử lý theo quy định.
Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hộ kinh doanh Đ.T.Q bị xử phạt số tiền 17,5 triệu đồng, tịch thu tang vật là 15 chiếc động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, giá trị khoảng 45 triệu đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động