Gỡ vướng cho thị trường bảo hiểm sẽ thúc đẩy phát triển thị trường vốn

Tại phiên thảo luận tổ ngày 25/10 của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ rõ, dư địa phát triển của thị trường bảo hiểm nước ta còn rất lớn. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bảo hiểm cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.
Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn về các loại hình bảo hiểm ở Việt Nam

Bảo hiểm là loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao

Nhận xét chung về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã chủ động vào cuộc từ rất sớm, quá trình góp ý tiếp thu qua nhiều vòng. Bộ Tài chính cũng đã giải trình, tiếp thu rất chi tiết nhiều ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, chất lượng dự án Luật trình Quốc hội lần này đã được nâng lên, nội dung tiếp thu rất nhiều, nội dung còn ý kiến khác nhau không nhiều.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bảo hiểm sẽ thúc đẩy phát triển thị trường vốn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp tổ ngày 25/10

Trước đây, khi dự luật mới được đưa ra thì các doanh nghiệp nước ngoài, các hiệp hội kinh doanh băn khoăn, lo ngại về nhiều vấn đề nhưng “đến nay, đều đã được tháo gỡ”, các quy định trong dự thảo Luật đã tiệm cận thông lệ tốt của quốc tế, bảo đảm phát triển thị trường bảo hiểm bền vững, đáp ứng yêu cầu.

Tuy về kỹ thuật thì vẫn còn phải xử lý thêm nhưng Chủ tịch Quốc hội cho biết, vừa qua đã tiếp, đối thoại trực tuyến với lãnh đạo, CEO của các tập đoàn lớn của thế giới, của Hoa Kỳ thì không còn băn khoăn về những vấn đề mang tính chất quan điểm, định hướng, các nội dung cốt lõi của dự luật nữa.

Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành đã ban hành được 20 năm. Việc sửa đổi Luật lần này nhằm tháo gỡ các vướng mắc, các quy định không còn phù hợp với thực tiễn phát triển và thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, dư địa phát triển của thị trường bảo hiểm nước ta còn rất lớn. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bảo hiểm cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.

Mặt khác, bảo hiểm là loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao và ngày càng hiện đại. Chủ trương, mong muốn của chúng ta là tốc độ tăng trưởng của các loại hình dịch vụ phải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP và đặc biệt chú trọng vào các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistic, khoa học, công nghệ... Các văn kiện Đại hội Đảng đều nhấn mạnh tinh thần này.

Do đó, dự thảo Luật phải đáp ứng các yêu cầu này. Về tổng thể, với quá trình chuẩn bị vừa qua, trên cơ sở thảo luận của Quốc hội tại Kỳ họp này và tiếp thu tối đa, nghiêm túc thì dự luật trình Quốc hội tại Kỳ họp tới sẽ đáp ứng được tối đa yêu cầu đặt ra. “Cá nhân tôi và trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng khá an tâm về dự luật này” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Rà soát nâng cao hơn nữa chất lượng dự thảo Luật

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ một số nội dung cần tiếp tục rà soát để nâng cao hơn nữa chất lượng dự thảo Luật. Trước hết, cần tiếp tục rà soát các quy định về lĩnh vực bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm để bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hòa hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm kể cả bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm vi mô…

Trong bảo hiểm phi nhân thọ, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần hết sức quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp. Báo cáo giải trình của Chính phủ đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nội dung này nhưng phải “gia công” nhiều hơn nữa.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bảo hiểm sẽ thúc đẩy phát triển thị trường vốn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu Quốc hội trao đổi bên lề phiên họp ngày 25/10

Đặc thù nước ta bị ảnh hưởng rất nặng nề của thiên tai, mưa lũ, dịch bệnh khiến lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp bị thiệt hại rất lớn, nhưng hiện nay mới chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước và hoạt động trợ giúp, thiện nguyện của xã hội còn việc bù đắp thiệt hại qua bảo hiểm còn rất ít, thậm chí bảo hiểm ngư nghiệp, lâm nghiệp hiện chưa có, bảo hiểm cây trồng vật nuôi cũng mới đang thí điểm.

Để tính toán được phí bảo hiểm trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp là rất khó nhưng Chủ tịch Quốc hội cho rằng, không thể không làm. Về lâu dài, phải hướng đến việc bù đắp thiệt hại của các lĩnh vực này bằng bảo hiểm để người nông dân yên tâm hơn, có bệ đỡ để khôi phục sản xuất khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

“Đương nhiên, trong dự án luật này thì không thể quy định được hết nhưng phải có quy định những vấn đề căn bản nhất để Chính phủ tiếp tục hoàn thiện Nghị định hướng dẫn về bảo hiểm nông nghiệp. Hiện nay chúng ta có nghị định này rồi nhưng chưa đi vào cuộc sống, phải tổng kết, đánh giá để đúc kết những nội dung nào có thể thể chế hóa, pháp điển hóa trong dự thảo Luật này” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Về bảo hiểm vi mô, Chủ tịch Quốc hội cho biết đã có ý kiến tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo cũng đã tiếp thu nhưng cần tiếp tục nghiên cứu thêm. Trong đó, cần tiếp tục nghiên cứu Chiến lược tài chính toàn diện để thể chế hóa bảo hiểm vi mô trong dự án luật này bởi Chiến lược tài chính toàn diện là do Ngân hàng Nhà nước xây dựng nhưng bảo hiểm vi mô lại thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính.

Bảo hiểm vi mô đến được với người dân vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người yếu thế thì rất tốt nên cần tổng kết, đánh giá cả việc thực hiện hình thức bảo hiểm vi mô do các tổ chức chính trị xã hội thực hiện thời gian qua, nhất là do Mặt trận Tổ quốc và Hội phụ nữ thực hiện để quy định cụ thể hơn về bảo hiểm vi mô trên cơ sở chiến lược tài chính toàn diện.

Các quy định về hợp đồng bảo hiểm theo Chủ tịch Quốc hội cũng phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện theo hướng bảo đảm sự bình đẳng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cả người cung cấp dịch vụ và người mua bảo hiểm, phù hợp với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Vấn đề xử lý các tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm cũng đã được Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, không còn cơ chế trọng tài về bảo hiểm như dự thảo lúc đầu vì Luật Trọng tài Thương mại đã bao quát hết các vấn đề này.

Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm cần phù hợp với kinh doanh bảo hiểm tới đây trên môi trường điện tử, liên quan đến các vấn đề số hóa, chữ kỹ điện tử, hồ sơ điện tử… Đây là cơ hội rất tốt để chúng ta tiếp cận, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực này.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bảo hiểm sẽ thúc đẩy phát triển thị trường vốn
Thảo luận tại tổ 3 ngày 25/10 về Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

Liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm và quản trị doanh nghiệp bảo hiểm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải đánh giá kỹ lưỡng kết quả thực hiện Đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mà cần nâng chuẩn hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, không chấp nhận các doanh nghiệp kinh doanh dưới chuẩn (cả về vốn, quản trị…).

Bộ Tài chính cần tiếp thu thêm vấn đề này, như dự thảo hiện nay theo Chủ tịch Quốc hội “chưa thuyết phục lắm”. Ví dụ kiểm toán nội bộ thì có nhiều mô hình, các luật hiện hành liên quan đến đầu tư kinh doanh đã rõ rồi.

Về thời điểm có hiệu lực của Luật sau khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ đề nghị lấy mốc thời gian là 1/7/2023, tức là hơn một năm sau khi được Quốc hội thông qua (dự kiến tại Kỳ họp tháng 5/2022). Chủ tịch Quốc hội cho rằng, giải trình của Chính phủ về vấn đề này không thuyết phục. Không có lý do gì để kéo dài như vậy.

Nếu phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành thì Chính phủ, các bộ, ngành liên quan phải tập trung hoàn thiện chứ không thể để tình trạng Luật ban hành xong cả thị trường, cả nước phải ngồi chờ văn bản hướng dẫn thi hành được, nhất là trong thời gian tới vừa phải phòng, chống dịch vừa phải phục hồi, phát triển kinh tế thì việc có một luật mới được đưa thực thi ngay có thể đẩy thị trường lên cũng là một giải pháp thiết thực cho việc phục hồi kinh tế hậu đại dịch.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội sẽ trở thành đô thị hiện đại hàng đầu châu Á vào năm 2050

Hà Nội sẽ trở thành đô thị hiện đại hàng đầu châu Á vào năm 2050

Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ truyền thống và hợp tác với Algeria

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ truyền thống và hợp tác với Algeria

Chiều 13/12, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Algeria tại Việt Nam Sofiane Chaib đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba dự kiến diễn ra vào ngày 5/1/2025

Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba dự kiến diễn ra vào ngày 5/1/2025

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ ba - năm 2025 (Giải Diên Hồng) dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 5/1/2025.
Nhân sự 12/12: Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thêm nhiệm vụ

Nhân sự 12/12: Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thêm nhiệm vụ

Về thông tin nhân sự ngày 12/12, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Dominicana

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Dominicana

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Cộng hòa Dominicana.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường: Ngành ngoại giao tiên phong thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước

Chủ tịch nước Lương Cường: Ngành ngoại giao tiên phong thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước

Làm việc với Bộ Ngoại giao chiều 12/12, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, ngành ngoại giao tiên phong thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước.
Thủ tướng: Thống nhất cao với giải pháp tháo gỡ khó khăn các dự án NLTT do Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo

Thủ tướng: Thống nhất cao với giải pháp tháo gỡ khó khăn các dự án NLTT do Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, dứt khoát giải quyết, xử lý khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo để tạo đà tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt ít nhất 8%.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhận thêm nhiệm vụ mới

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhận thêm nhiệm vụ mới

Chiều 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định phân công thêm nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh.
Kiện toàn Ban chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án

Kiện toàn Ban chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án

Trưởng Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án là Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình.
Phó Thủ tướng: Ưu tiên nguồn lực, nỗ lực thực hiện cam kết về phòng, chống rửa tiền

Phó Thủ tướng: Ưu tiên nguồn lực, nỗ lực thực hiện cam kết về phòng, chống rửa tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các bộ ngành khẩn trương ưu tiên nguồn lực, nỗ lực hết mình để thực hiện các hành động đã cam kết với Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.
Thủ tướng: Chống

Thủ tướng: Chống 'chạy chọt', xóa bỏ cơ chế xin, cho trong tinh gọn bộ máy

Theo kế hoạch, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ giảm tối thiểu 15-20% đầu mối tổ chức bên trong.
Hội nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc các dự án năng lượng tái tạo: Bộ Công Thương đề xuất loạt giải pháp khả thi

Hội nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc các dự án năng lượng tái tạo: Bộ Công Thương đề xuất loạt giải pháp khả thi

Chiều 12/12, tại hội nghị của Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất 6 quan điểm, 2 nguyên tắc, 6 nhóm giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án năng lượng tái tạo
Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối

Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, đề xuất phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại Bộ Công Thương.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị

Sáng 12/12, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Tổng Bí thư: Tổng cục Chính trị tăng cường tham mưu chiến lược về công tác Đảng, công tác chính trị

Tổng Bí thư: Tổng cục Chính trị tăng cường tham mưu chiến lược về công tác Đảng, công tác chính trị

Sáng 12/12, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.
Chùm ảnh: Hội nghị của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Chùm ảnh: Hội nghị của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Sáng 12/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương về tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt người có công tỉnh Đồng Tháp, thị sát cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt người có công tỉnh Đồng Tháp, thị sát cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

Ngày 11/12, tại Đồng Tháp, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt, tặng quà cho 80 hộ gia đình chính sách, người có công và thị sát dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.
Dấu mốc mới trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Israel

Dấu mốc mới trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Israel

Ngày 11/12, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) đã được giới thiệu chính thức tại Hà Nội.
Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho đồng chí Lê Quang Minh

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho đồng chí Lê Quang Minh

Chiều 11/12, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng đối với đồng chí Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương trong sạch, vững mạnh

Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương trong sạch, vững mạnh

Tại buổi làm việc với Bộ Công an sáng 11/12, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh cần tập trung xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương trong sạch, vững mạnh.
Thủ tướng: Bảo vệ và giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của toàn dân, có tính toàn diện, bao trùm

Thủ tướng: Bảo vệ và giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của toàn dân, có tính toàn diện, bao trùm

Sáng 11/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.
Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản

Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản

Thủ tướng vừa ký công điện về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản.
Tổng Bí thư: Đồng Tháp cần phát triển chuỗi cung ứng công nghiệp chế biến liên vùng

Tổng Bí thư: Đồng Tháp cần phát triển chuỗi cung ứng công nghiệp chế biến liên vùng

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đến năm 2030, phải xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động