Thứ hai 29/04/2024 16:43

Dược sĩ Lê Thị Bình - người gìn giữ tinh hoa y học cổ truyền

Ngay từ khi thành lập công ty, dược sĩ Lê Thị Bình đã định hướng tập trung khai thác và ứng dụng hiệu quả tinh hoa y dược cổ truyền Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ số trong khám chữa bệnh y học cổ truyền Việt Nam tăng cường hợp tác về Y học cổ truyền với Ấn Độ

Khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt rạng ngời, nụ cười ấm áp, đó là chân dung dược sĩ Lê Thị Bình, Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình. Những ai gặp bà lần đầu đều cảm nhận sự thân thiện và chân tình.

"Nâng cánh" dược liệu Việt

Gặp dược sĩ Lê Thị Bình - Tổng giám đốc Dược phẩm Tâm Bình chỉ thấy toát lên một vẻ dịu dàng, giản dị nhưng ẩn sau người phụ nữ ấy là một quyết tâm, kiên trì, bền bỉ và đặc biệt dũng cảm khi lựa chọn cách "thổi hồn" cho dược liệu cổ truyền Việt.

Dược sĩ Lê Thị Bình - người gìn giữ tinh hoa y học cổ truyền
Dược sĩ Lê Thị Bình - "Nữ thuyền trưởng" của Dược phẩm Tâm Bình

Sinh ra trong một gia đình có nghề thuốc Nam gia truyền hàng trăm năm, từ bé bà đã được tiếp xúc với các vị thuốc và cảm thông với nỗi lòng của những người bệnh nên nghề thuốc đã ngấm vào từ lúc nào không hay. Vì thế, lớn lên bà quyết tâm học thật giỏi để thi vào trường Đại học Dược Hà Nội nhằm trau dồi và học hỏi những kiến thức về y dược học hiện đại để sau này kế nghiệp nghề thuốc.

Phong thấp Bà Giằng là bài thuốc quý của dòng họ đã có cách đây trên 100 năm. Bà ngoại dược sĩ Lê Thị Bình là bà Lang Giằng đã đem bài thuốc này trị bệnh cứu người. Tên tuổi của cụ đã nổi tiếng cả một vùng quê xứ Thanh. Vốn là một lương y nhân hậu không giấu nghề, cụ đã đem bài thuốc đó cống hiến cho nhà nước.

Thuốc phong Bà Giằng là một trong số những bài thuốc gia truyền quý được Bộ Y tế cho phép áp dụng rộng rãi trong cả nước.
Năm 1981, trước khi qua đời, bà ngoại đã truyền bài thuốc quý cho con gái là lương y Phạm Thị Giang, mẹ của dược sĩ Lê Thị Bình.

Nhớ lại một ngày đầu năm 2005, bà Phạm Thị Giang đã tâm sự cùng con gái Lê Thị Bình: Thuốc phong thấp Bà Giằng của bà ngoại truyền cho mẹ, nay mẹ lại truyền cho con. Mẹ năm nay đã 74 tuổi, chẳng còn làm được bao lâu nữa. Mẹ tin rằng với học vấn và kinh nghiệm từng trải của con và đất nước đã hội nhập, con có đủ tài năng tâm huyết để giữ gìn và phát huy môn thuốc gia truyền của gia đình mình.


Trước đây, thuốc gia truyền chủ yếu được sản xuất theo lối thủ công manh mún bằng cách lắc thúng vê viên, tiếng tăm thì không vượt quá phạm vi một tỉnh. Chính dược sĩ Bình đã đưa công nghệ hóa dược hiện đại vào trong sản xuất bào chế thuốc đông dược bằng vốn kiến thức được đào tạo bài bản tại Trường Đại học Dược để nâng tầm bài thuốc.

Nghe thì đơn giản thế nhưng dược sĩ Bình đã phải mất thời gian dài nghiên cứu và làm đi làm lại nhiều lần để tạo ra sản phẩm mới và áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc chiết xuất và tinh chế dược liệu chuyển đổi từ dạng viên hoàn cứng sang dạng viên nang mới đạt đến thành công như hôm nay.

Các sản phẩm: Viên Khớp Tâm Bình, Đại tràng Tâm Bình, Viên Gout Tâm Bình, Tiêu hóa Tâm Bình được khách hàng tin dùng và giới chuyên môn đánh giá cao do được bào chế từ những thảo dược trong nước, giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của người dân.

Dược sĩ Lê Thị Bình - người gìn giữ tinh hoa y học cổ truyền
Bà Lê Thị Bình - Tổng Giám đốc Dược phẩm Tâm Bình nhận Cúp "Doanh nghiệp tiêu biểu vì sự phát triển dược liệu Việt"

Đề cao việc xây dựng và bảo tồn các vùng dược liệu, dược sĩ Bình cho rằng, thế mạnh của ngành dược phẩm Việt Nam vẫn là y học cổ truyền. Tuy nhiên, nguồn dược liệu của Việt Nam rất phong phú và hiện vẫn chưa khai thác hết, cũng như chưa có cách khai thác hiệu quả, nhất là các dược liệu biển. Theo bà, để biến cây thuốc thành sản phẩm giá trị thì không có "bàn tay ma thuật" nào hiệu quả bằng công nghệ. Khi có sự đầu tư trọng điểm và đúng mức, bà tin rằng y học cổ truyền của Việt Nam có thể vươn tầm thế giới.

Nhằm góp phần bảo tồn nguồn dược liệu quý, chung tay giải quyết vấn đề an sinh xã hội cũng như chủ động nguồn cung và kiểm soát chất lượng nguyên liệu, Dược phẩm Tâm Bình đã xây dựng vùng trồng Ba kích tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc và vùng trồng Đương quy di thực tại Mộc Châu - Sơn La. Cả hai vùng trồng đều đáp ứng các tiêu chuẩn "Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới", đạt chuẩn GACP-WHO.

Dược sĩ Lê Thị Bình - người gìn giữ tinh hoa y học cổ truyền
Vùng trồng Ba kích đạt tiêu chuẩn GACP-WHO của Dược phẩm Tâm Bình

Vùng trồng dược liệu của Tâm Bình được đánh giá cao từ sự tỉ mỉ trong lựa chọn vùng trồng tới việc kiểm soát chặt chẽ quá trình trồng, thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu. Công ty đã khảo sát thổ nhưỡng, khí hậu của vùng trồng sao cho phù hợp với đặc tính sinh trưởng của dược liệu. Quy trình về canh tác, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng được xây dựng chặt chẽ theo khuyến cáo của chuyên gia đầu ngành, nghiên cứu của dược sĩ, kỹ sư nông nghiệp và kinh nghiệm của người dân bản địa. Nông dân tại vùng trồng được đào tạo bài bản, nắm rõ về quy trình và thành thạo kỹ năng. Đặc biệt, vùng trồng của Tâm Bình không sử dụng thuốc trừ sâu nên không gây nguy hại đến môi trường cũng như sức khoẻ của người dân.

Xây dựng thương hiệu dược phẩm uy tín từ Tâm

Những năm tháng đầu gây dựng Tâm Bình chỉ bằng số vốn ít ỏi và có vài nhân viên với bao khó khăn chồng chất nhưng người phụ nữ bản lĩnh Lê Thị Bình vẫn kiên định phải làm cho bằng được.

"Mỗi người có một cơ duyên đến với nghề thuốc nhưng để thành công không đơn giản chỉ là sự may mắn mà phải có niềm đam mê và sự nỗ lực hết mình", dược sĩ Lê Thị Bình tâm sự.

Dược sĩ Lê Thị Bình - người gìn giữ tinh hoa y học cổ truyền
Dược sĩ, Tổng Giám đốc Lê Thị Bình hướng dẫn công nhân cách sao tẩm dược liệu.

Quyết tâm xây dựng cho Tâm Bình một hướng phát triển bền vững, hơn ai hết bà hiểu rằng chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Cùng với đó, việc xây dựng chữ tín và giáo dục đạo đức, ý thức cho nhân viên trong công ty cũng cần được chú trọng.

Nhiệt huyết và đam mê nghề thuốc, dược sĩ Bình tự mình nghiên cứu đồng thời cũng kiêm luôn là nhà điều hành và trực tiếp sản xuất rồi làm marketing, tìm kiếm, lo kênh phân phối sản phẩm. Bà cũng không quản ngại khó khăn đi đến những vùng rừng núi xa xôi tìm nguồn dược liệu quý.

Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dược sĩ Lê Thị Bình luôn đặt chữ "Tâm" lên hàng đầu. Bà trực tiếp đi tìm dược liệu quý, nghiên cứu công thức sản phẩm rồi hướng dẫn công nhân cách sao tẩm, pha chế sao cho đúng. Đồng thời, là người trực tiếp đưa ra chiến lược marketing và xây dựng hệ thống phân phối bài bản. Từ đó, thương hiệu dược phẩm Tâm Bình được nhiều người biết đến.

Hằng ngày, từ 7h30 sáng, “nữ thuyền trưởng” tất bật với công việc điều hành ở 2 công ty rồi sang nhà máy sản xuất, lúc nào cũng tay năm tay mười, lao động gấp năm gấp bẩy người thường, rảnh ra chút nào lại chăm lo cho tổ ấm gia đình, rồi hăng hái tham gia những chuyến từ thiện khám chữa bệnh miễn phí, phát thuốc, tặng quà cho đồng bào nghèo.

Dược sĩ Lê Thị Bình - người gìn giữ tinh hoa y học cổ truyền
Dược sĩ Lê Thị Bình trao tài trợ xây dựng thư viện
Dược sĩ Lê Thị Bình - người gìn giữ tinh hoa y học cổ truyền

Dược sĩ Lê Thị Bình tổ chức khám, cấp thuốc cho bà con vùng cao Hà Giang

Trong sản xuất, kinh doanh hay hoạt động từ thiện, dược sĩ Lê Thị Bình luôn lấy tâm đức làm gốc, lấy hiệu quả chăm sóc sức khỏe người bệnh làm mục tiêu. bà đã 3 lần được trao tặng cúp Bông Hồng Vàng tôn vinh những nữ doanh nhân xuất sắc và có nhiều đóng góp cho cộng đồng; 2 lần được vinh danh trong Top 100 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu; được trao tặng Cúp Thánh Gióng; tặng danh hiệu "Tri thức trẻ thủ đô", "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và "Nữ doanh nhân tri thức thành đạt", 2 lần nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ y tế vì những thành tích trong việc chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người dân, Bảng Vàng "Trái tim nhân ái tỏa sáng" do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng vì những đóng góp cho các hoạt động từ thiện xã hội…

Nhận xét về nữ dược sĩ Lê Thị Bình, GS. Hoàng Bảo Châu - Nguyên Viện trưởng viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết: "Thừa kế được nghề gia truyền đã khó, song phát triển nó càng khó hơn, không phải ai cũng làm được, cụ thể hiện nay không có nhiều thương hiệu gia truyền được kế tục và phát triển. Sinh ra trong một gia đình có nghề thuốc Nam gia truyền hàng trăm năm nay, dược sĩ Lê Thị Bình được thừa hưởng từ gia đình tài năng và lòng tâm huyết với nghề.

Sau khi tiếp thu bí quyết bài thuốc mà thế hệ trước truyền lại, với lòng trân trọng gia bảo, với trình độ dược sĩ đại học, được tiếp cận công nghệ hiện đại, dược sĩ Bình đã say mê nghiên cứu ứng dụng và phát triển thành các sản phẩm mới. Tôi tin tưởng rằng, dược sĩ Bình sẽ phát triển thương hiệu Tâm Bình thành công vững chắc, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân".

Tin khác

Phiên bản di động