Thứ bảy 23/11/2024 18:59

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Năm 2024, chương trình kết nối cung cầu giữa Đắk Nông và TP Hồ Chí Minh sẽ được triển khai đồng bộ, xuyên suốt cả năm thông qua 3 nhóm nội dung.

Tăng cường các giải pháp kết nối cung cầu

Theo đó, chương trình kết nối cung cầu sẽ tập trung vào kết nối cung cầu trực tuyến; hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh (trực tiếp); kết nối theo mùa vụ, chuyên đề - kế hoạch tại TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khu vực Tây Nguyên.

Quảng bá một số loại nông sản Đắk Nông tại TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Hoài Sương)

Để hiện thực hoá mục tiêu này, từ ngày 5-7/9, Đắk Nông mang đến Hội chợ Du lịch quốc tế ITE HCMC 2024 tại TP. Hồ Chí Minh 200 sản phẩm đặc sản tiêu biểu địa phương để quảng bá, giới thiệu.

Gian hàng “Đắk Nông – Xứ sở của những âm điệu” do Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Hỗ trợ doanh nghiệp và Quản lý Công viên Địa chất Đắk Nông tổ chức đã giới thiệu trên 200 sản phẩm đặc sản tiêu biểu của các doanh nghiệp, HTX, cá nhân trên địa bàn tỉnh như sản phẩm du lịch tiêu biểu; sản phẩm đặc trưng của các cơ sở lưu trú, lữ hành; các sản phẩm đạt OCOP và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, công nghiệp tiêu biểu, đạt giải cao tại các hội thi khởi nghiệm như: Cơm gạo lứt ngũ cốc của Công ty TNHH An Phát; mắc ca sấy khô của Công ty Thịnh Phát, trầm hương Ngọc Đan; cà phê bột nguyên chất, ca cao nguyên chất đạt OCOP hạng 4 sao và socola của Công ty Cà phê Bazan Đắk Nông...

Đây là một trong những hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản của Đắk Nông vào thị trường TP. Hồ Chí Minh được triển khai thời gian qua. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh, sản xuất nông nghiệp của thành phố chưa đủ cho nhu cầu thị trường. Do đó, thành phố mong muốn kết nối các doanh nghiệp với các tỉnh để xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng được yêu cầu thị trường, bảo đảm truy xuất nguồn gốc.

Trong khi đó, Đắk Nông là một tỉnh khu vực Tây Nguyên có nguồn nông sản phong phú, chất lượng cao như cà phê, ca cao, bơ, sầu riêng… Nông dân, HTX của Đắk Nông cũng đang chú trọng nâng cao chất lượng, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản đến các thành phố lớn.

Đơn cử, HTX Nông sản hữu cơ Bechamp Đắk Nông, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song liên kết với nông dân phát triển cà phê theo hướng hữu cơ. HTX hiện có 35 thành viên tạo vùng nguyên liệu 70 ha cà phê. Những năm qua, HTX đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng phục vụ sơ chế, chế biến cà phê chất lượng cao. Sản phẩm cà phê sau chế biến của HTX nhắm đến các thị trường lớn trong nước như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương...

Ông Hà Công Xã, Giám đốc HTX Nông sản hữu cơ Bechamp Đắk Nông cho biết, sản lượng cà phê sau chế biến hàng năm của HTX khá lớn. Nếu chỉ dựa vào thị trường trong tỉnh, HTX sẽ khó mà tiêu thụ hết sản phẩm. Do đó, HTX đã và đang đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cà phê nhân, cà phê bột đến các thành phố lớn. Lượng sản phẩm cà phê của HTX tiêu thụ tới các thành phố lớn vì thế ngày một gia tăng.

Hoặc, với mặt hàng trái vải, trước đây chủ yếu từ 2 tỉnh phía Bắc là Hải Dương và Bắc Giang. Hai năm trở lại đây, nguồn trái vải từ Đắk Nông, Đắk Lắk đã được đưa về phân phối ở 2 chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức với chất lượng không thua kém vải Bắc Giang, sản lượng dồi dào.

Tăng cường kết nối, gia tăng sản lượng tiêu thụ

Chia sẻ về việc kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Đắk Nông, ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, năm 2024, chương trình kết nối cung cầu sẽ được triển khai đồng bộ, xuyên suốt cả năm thông qua 3 nhóm nội dung: Kết nối cung cầu trực tuyến; hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh (trực tiếp); kết nối theo mùa vụ, chuyên đề - kế hoạch tại TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khu vực Tây Nguyên.

Trong đó thành phố sẽ ưu tiên kết nối đối với các doanh nghiệp cung ứng tham gia chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa TP. Hồ Chí Minh vừa triển khai; kết nối các sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện môi trường thuộc các chuỗi cung ứng tuần hoàn; sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP… đạt chuẩn an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: tiêu thụ nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử