Dự án VSIP Hải Phòng: Vướng giải phóng mặt bằng
V |
Thi công hệ thống cống thoát nước Khu công nghiệp và Đô thị VSIP |
Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng có diện tích quy hoạch 1.600 ha trên địa bàn 8 xã thuộc huyện Thủy Nguyên: An Lư, Dương Quan, Lập Lễ, Thủy Triều, Trung Hà, Thủy Đường, Tân Dương, Thủy Sơn.
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án đã được triển khai từ năm 2009. Đến nay, tổng diện tích đã được kiểm kê là 214,86 ha, nhưng VSIP Hải Phòng mới bàn giao được 2 ha. Hiện còn 5 hộ dân trong lô đất của nhà đầu tư Nipro; 11 hộ trong lô đất nhà đầu tư Zeon; 6 hộ trong lô đất nhà đầu tư Kein Hing, EPE và nhà đầu tư Nhật chưa nhận tiền bồi thường để trả lại mặt bằng.
Riêng tại xã An Lư, tổng diện tích phải thu hồi theo kế hoạch là 201,5 ha đến nay đã thu hồi 196,5 ha, còn 60 hộ chưa bàn giao mặt bằng, trong đó có 23 hộ chưa nhận tiền bồi thường hỗ trợ đất nuôi trồng thủy sản; 5 hộ chưa nhận tiền bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp; 32 hộ đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa bàn giao mặt bằng...
Kể từ khi dự án được triển khai, Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể tại địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động để nhân dân nắm được chủ trương, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay trên địa bàn xã An Lư vẫn còn một số hộ, chủ yếu là các hộ có diện tích ao nuôi trồng thủy sản, chưa bàn giao mặt bằng. Một phần do dự án chưa có kế hoạch san lấp, thêm nữa do các hộ còn có kiến nghị về đơn giá bồi thường thấp, chưa thỏa đáng, trong đó có một số hộ đã xây dựng công trình nhà ở trên đất và gia đình không còn nơi ở nào khác, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Đáng chú ý, toàn bộ diện tích đất đã nhận tiền và cam kết bàn giao mặt bằng từ năm 2011 nhưng Công ty TNHH VSIP Hải Phòng chưa có kế hoạch san lấp mặt bằng nên các hộ dân vẫn sử dụng.
Chủ tịch UBND xã An Lư cho biết, việc giao đất tái định cư, xét giao đất có thu tiền sử dụng đất vào khu tái định cư của dự án còn nhiều bất cập. Hiện nhiều hộ được giao đất có thu tiền sử dụng đất vào khu tái định cư của dự án đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây tâm lý không yên tâm cho các hộ. Việc giải quyết việc làm trong khu công nghiệp cho các hộ sau khi giao đất thực hiện chưa tốt cũng ảnh hưởng nhiều đến tiến độ bàn giao mặt bằng. Mặt khác, việc áp dụng chính sách không nhất quán đối với các hộ, các đợt giải phóng mặt bằng gây sự so sánh giữa các hộ cũng là nguyên nhân cản trở công tác giải phóng mặt bằng.
Việc san lấp mặt bằng thực hiện dự án cũng gây ảnh hưởng đến giao thông, thủy lợi của xã. Một số tuyến kênh mương có hiện tượng bèo tây phủ kín mặt nước cản trở dòng chảy, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp… UBND xã đã phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, UBND huyện tiếp tục áp dụng biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục để nhân dân nắm được chính sách của nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng. Đối với các trường hợp cố tình không bàn giao mặt bằng, UBND xã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định để UBND huyện ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất bàn giao cho nhà đầu tư.
UBND xã đề nghị nhà đầu tư giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh sau giải phóng mặt bằng như: Giải quyết công ăn việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề, các vấn đề về an sinh xã hội... để tạo tâm lý tốt, giúp quá trình vận động bàn giao mặt bằng có hiệu quả tốt hơn.nViệc giao đất tái định cư, xét giao đất có thu tiền sử dụng đất vào khu tái định cư của dự án còn nhiều bất cập. Hiện nhiều hộ được giao đất có thu tiền sử dụng đất vào khu tái định cư của dự án đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.