Thi đua yêu nước tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế

Các ý kiến phát biểu trước và trong Đại hội thi đua yêu nước ngành Công Thương lần thứ III (2020-2025) đều khẳng định, thi đua yêu nước đã tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và ổn định thị trường.
Phong trào thi đua yêu nước đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành Công Thương

*Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên

Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nhờ các hiệp định thương mại

Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA đều là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, khi mới khởi động đàm phán có nhiều nội dung còn mới mẻ với Việt Nam mà ta chưa từng đàm phán và cam kết trước đó. Do vậy, việc xây dựng phương án đàm phán và đàm phán trực tiếp với các đối tác đòi hỏi mất nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu để có thể đạt được lợi ích tối đa cho đất nước.

4053-cvd-4624-copy-1
Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên

Tuy vậy, bên cạnh những thách thức, khó khăn, quá trình đàm phán, ký kết các Hiệp định này cũng đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo nhất quán của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ; sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ trách hội nhập kinh tế quốc tế kiêm Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế; cũng như sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của các Bộ, ngành và đơn vị có liên quan trong Bộ. Những yếu tố này đã giúp Vụ Chính sách thương mại đa biên đã hoàn thành xuất sắc những công việc được giao, đóng góp quan trọng vào việc kết thúc thành công quá trình đàm phán, ký kết và phê chuẩn các Hiệp định.

Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ đô-la Mỹ lên 80 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.

Với đàm phán, ký kết Hiệp định EVFTA cũng góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đến từ EU và các nước khác.

Trong giai đoạn 2015-2020, Vụ Chính sách thương mại đa biên đã chủ trì việc đàm phán và ký kết 02 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có tính chất quan trọng và có phạm vi lớn nhất của Việt Nam là Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA. Việc thực thi các Hiệp định này cũng gửi đi một thông điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó dự đoán, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế

*Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo

Ngành điện đảm bảo nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội

Sau gần 10 năm thực hiện Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh, ngành điện Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong các lĩnh vực, bám sát các quan điểm phát triển và đã đạt được nhiều mục tiêu quy hoạch đề ra. Ngành điện đã cung cấp điện ổn định, an toàn, cơ bản đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

4055-cvd-4625-copy
Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo

Giai đoạn từ 2011 đến 2019, tốc độ tăng trưởng phụ tải điện của cả nước luôn duy trì ở mức cao, trung bình là 10,5%/năm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành điện vẫn đảm bảo cung cấp đủ điện an toàn, tin cậy, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp điện đã có sự phát triển mạnh mẽ và là điều kiện quan trọng cho việc đảm bảo an ninh cung ứng điện. Nhìn chung, công tác đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu điện cả nước. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành nhiều công trình nguồn và lưới điện đảm bảo được tiến độ yêu cầu, tăng cường năng lực cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Bên cạnh đó, công tác đầu tư xây dựng của ngành điện cũng dần có sự chuyển dịch từ việc đầu tư phát triển về chiều rộng để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện sang đầu tư theo chiều sâu để đảm bảo chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện.

*Ông Phan Văn Chinh- Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu luôn là điểm sáng của nền kinh tế

5 năm vừa qua là thời kỳ kinh tế thế giới chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều và khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, Anh rời Liên minh châu Âu đến các biến động về quan hệ kinh tế - chính trị giữa các nền kinh tế lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU,...; Nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu thấp; Giá xuất khẩu nông sản không còn là yếu tố thuận lợi tác động đến tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu luôn là điểm sáng của nền kinh tế giai đoạn 2015-2020, điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước được cải thiện và kết quả tích cực của công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

Phong trào thi đua yêu nước ngành Công Thương đã tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế
Ông Phan Văn Chinh- Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu

Với sự nỗ lực của Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp, xuất nhập khẩu của nước ta đạt được những kết quả hết sức tích cực: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chính thức vượt mốc 500 tỷ USD trong tháng 12 năm 2019. Xuất khẩu ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về quy mô, từ 162 tỷ USD năm 2015 lên 264,27 tỷ USD năm 2019. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2015-2019 đạt trung bình 12%/năm, cao hơn mục tiêu 10% do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đề ra. Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD tăng dần, từ 23 mặt hàng năm 2015 lên 32 mặt hàng năm 2019.

Việc khai thác các Hiệp định thương mại tự do cũng đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần phát triển xuất khẩu nhanh và bền vững, giảm dần phụ thuộc vào một hay một vài thị trường. Đến nay, nước ta đã thực thi 13 FTA với hơn 50 thị trường, trong đó có hầu hết các nền kinh tế lớn nhất của thế giới. Năm 2019 có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

*Ông Lê Triệu Dũng- Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại

Thúc đẩy thi đua yêu nước gắn với tiêu chí đảm bảo hiệu quả công tác quản lý Nhà nước

Các nội dung về thi đua yêu nước Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) luôn quán triệt cho các công chức, viên chức người lao động. Theo đó, công việc cụ thể của đơn vị đều gắn với tiêu chí đảm bảo hiệu công tác quản lý Nhà nước, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước.

Với công tác quản lý Nhà nước ngày từ đầu năm 2019, trước khả năng gian lận xuất xứ và lẩn tránh biện pháp PVTM có những diễn biến phức tạp, là cơ quan đại diện cho Chính phủ xử lý các vụ việc liên quan đến PVTM, Bộ Công Thương, trong đó nòng cốt là Cục PVTM đơn vị thực hiện chức năng nhà nước về công tác PVTM của Bộ đã nghiên cứu và tham mưu với Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 4/7/2019 phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ”.

4622-le-trieu-dung-copy
Ông Lê Triệu Dũng- Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại

Đề án 824 đặt ra 3 yêu cầu lớn cho các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương. Một là, tiếp tục nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc các cam kết trong khuôn khổ WTO và các FTA. Hai là, ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ để hưởng ưu đãi bất hợp pháp hoặc để lẩn tránh biện pháp PVTM của nước ngoài, giúp phát triển bền vững hoạt động xuất khẩu. Ba là, bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế, trong đó có quyền và lợi ích của các doanh nghiệp chân chính của Việt Nam.

Bộ Công Thương cũng đã tham mưu và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Theo đó, Quyết định 824 và Nghị quyết 119 đã đề ra những giải pháp cụ thể, đồng bộ để Bộ Công Thương cùng với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện nhằm đấu tranh chống lại các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp PVTM.

*Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Triển khai việc thực thi Luật Cạnh tranh nghiêm túc, hiệu quả

Hoàn thiện pháp luật cạnh tranh là một trong nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm tạo lập hành lang pháp lý đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về cạnh tranh và hoạt động tố tụng cạnh tranh. Thực hiện nhiệm vụ của mình, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm triển khai việc thực thi Luật Cạnh tranh nghiêm túc, hiệu quả.

4828-cyc-canh-tranh-copy
Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

Luật Cạnh tranh năm 2018, được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa Luật Cạnh tranh năm 2004 đã đảm bảo phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn và tăng cường khả năng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trên thị trường; đồng thời, được xây dựng trên cơ sở có sự kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý trong đó nhấn mạnh mục tiêu tăng cường hiệu quả thực thi và có những điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng.

Luật cũng hoàn thiện quy định kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bổ sung quy định về chính sách khoan hồng nhằm tăng cường hiệu quả thực thi, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được khai báo với cơ quan điều tra để hưởng miễn, giảm mức xử phạt. Bổ sung tiêu chí xác định sức mạnh thị trường đáng kể làm cơ sở xác định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để từ đó xử lý triệt để hơn đối với doanh nghiệp có sức mạnh thị trường có hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

*Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại đóng góp vào nâng cao kim ngạch xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, kinh phí hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn hạn chế, nhưng với sự đa dạng hóa hình thức, không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), thông qua Chương trình XTTM quốc gia đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp vào việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu và đạt kết quả xuất siêu, củng cố và phát triển thị trường trong nước.

Cụ thể, trong năm 2019, Cục Xúc tiến thương mại đã góp phần nâng cao sản lượng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2019 ước đạt giá trị 263,451 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2019 ước đạt 253,508 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 9,943 tỷ USD.

5006-2942-ong-vu-ba-phu-cuc-truong-cuc-xttm-copy
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại

Về công tác quản lý nhà nước về hoạt động XTTM, từ năm 2000 đến nay, Cục XTTM đã xác nhận đăng ký cho hơn trên 7.700 chương trình khuyến mại thuộc thẩm quyền của Cục theo quy định của pháp luật; xác nhận cho các thương nhân, tổ chức đăng ký tổ chức 471 hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài và phối hợp với các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ và giám sát việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đảm bảo đúng quy định pháp luật Việt Nam và quy định pháp luật của nước sở tại.

*Ông Lý Ngọc Minh- Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I

Sự tin tưởng của người dùng là động lực giúp doanh nghiệp đi lên

Công ty TNHH Minh Long I được thành lập từ năm 1970, bắt đầu từ việc sản xuất đồ gốm mỹ nghệ xuất khẩu và sau 1995 là sản xuất sứ gia dụng cao cấp. Minh Long phát triển với niềm tự hào là thương hiệu uy tín trong ngành gốm sứ Việt Nam.

Trong lĩnh vực sản xuất, Minh Long không chỉ đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa và công nghệ tiên tiến trên thế giới (Đức, Nhật), Minh Long còn luôn đầu tư chế tác ra những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Công ty chú trọng đón đầu cuộc cách mạng 4.0 trong sản xuất và quản lý. Chiến lược này được Minh Long đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng và từng bước thực hiện trong nhiều năm qua, tạo ra bước đột phá trong sản xuất, như: công nghệ nung một lần lửa ở nhiệt độ cao, công nghệ vẽ màu trên sứ, ứng dụng công nghệ nano, ứng dụng robot và dàn máy hiện đại nhất… giúp nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.

4059-cvd-4655-copy
Ông Lý Ngọc Minh- Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I

Đến nay, hơn 50 năm xây dựng và phát triển, sản phẩm của Minh Long đã có mặt ở khắp Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt được ưa chuộng tại các thị trường khó tính như Đức, Pháp, Hà Lan, Tiệp Khắc, Mỹ, Nhật... Hơn 50 năm xây dựng và phát triển không ngừng, đến nay Minh Long đã có hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước với khoảng 30 showroom và đại lý trực thuộc từ Nam ra Bắc.

Từ năm 2015 đến nay, doanh thu bán hàng ở thị trường nội địa liên tục ổn định và tăng lên, riêng với tổng doanh thu từ năm 2015 đến năm 2019 đạt gần 4.379 tỷ đổng. Điều đó đã tạo động lực để công ty tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến và cho ra đời ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng, phù hợp với thị trường nội địa, để mỗi người dân Việt Nam đều có thể sử dụng sản phẩm cao cấp, do chính người Việt Nam chế tác ra. Thương hiệu Minh Long được các cấp, người tiêu dùng tin tưởng và ủng hộ như ngày nay là động lực để công ty vượt qua khó khăn, bất lợi trong quá trình phát triển hàng chục năm qua”.

*Ông Phạm Văn Tài- Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO)

Thi đua yêu nước có ý nghĩa rất lớn với doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn kinh doanh ở quy mô lớn phải cùng các bộ chủ quản để xây dựng chiến lược phù hợp; đồng thời kiên định bám sát chiến lược đã đề ra. Về định hướng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp phải cùng với chiến lược phát triển của ngành cũng như chiến lược phát triển của đất nước.

Do vậy, ngay từ khi bắt đầu tham gia vào sản xuất lắp ráp ô tô năm 2003, chúng tôi đã bám vào Quyết định số 175 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010 tầm nhìn tới năm 2020”, trong đó nhấn mạnh đến hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia để góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

4104-cvd-4663-copy
Ông Phạm Văn Tài- Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO)

Sau hơn 20 năm hoạt động, Thaco đã tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong sản xuất lắp ráp ô tô và linh kiện phụ tùng: với xe du lịch là các thương hiệu Kia (Hàn Quốc), Mazda (Nhật), Peugeot (Pháp); xe tải là Mitsubishi Fuso (Nhật); xe bus là Mercedes-Benz (Đức). Thaco đã xuất khẩu các dòng xe du lịch Kia như Kia Sedona, Kia Cerato và Kia Soluto sang Myanmar và Thái Lan, hiện nay đang hướng đến cung cấp cho thị trường Myanmar tất cả các sản phẩm Kia do Thaco sản xuất tại Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.

Phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016 – 2020 có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Thaco. Với kinh nghiệm quản trị công nghiệp trong sản xuất kinh doanh ô tô theo chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu phát triển sản phẩm; sản xuất; phân phối và bán lẻ, Thaco đã đề ra chiến lược phát triển sau 2018 là trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành trong đó ô tô và cơ khí là chủ lực, 2 lĩnh vực chính là nông nghiệp và đầu tư xây dựng, 2 lĩnh vực hỗ trợ là logistics và thương mại dịch vụ.

*Bà Trần Thị Phương Lan- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

Ngành Công Thương Thủ đô luôn chú trọng thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, đảm bảo nguồn cung hàng hoá trong mọi tình huống

Nhằm thực hiện Quyết định 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2014 – 2020, ngành Công Thương Hà Nội đã phối hợp cơ quan thông tấn báo chí thực hiện trên 350 bài viết, phóng sự tuyên truyền về sản phẩm, hàng hóa, thương hiệu Việt.

Thực hiện hiệu quả hoạt động kết nối cung- cầu hàng hóa: ngành Công Thương Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động, hình thức kết nối giữa các đơn vị sản xuất- phân phối như: hàng năm, tổ chức đưa một số doanh nghiệp phân phối xuống trực tiếp một số vùng sản xuất để hướng dẫn cho các hợp tác xã, hộ nông dân... về cách bảo quản, thu mua, sơ chế, đóng gói, dán tem, nhãn mác...

4102-cvd-4659-copy
Bà Trần Thị Phương Lan- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

Trước diễn biến phức tạp tình hình dịch bệnh Covid- 19 những tháng đầu năm và ứng phó diễn biến những tháng cuối năm 2020 trên địa bàn Thành phố, nhằm đảm bảo cung- cầu hàng hóa, bình ổn thị trường theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND Thành phố. Ngành Công Thương Hà Nội đã tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020.

Thành phố đã huy động, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp lớn trên địa bàn đảm bảo dự trữ 17 nhóm hàng hóa thiết yếu trong 3 tháng của Quý III/2020 với tổng trị giá hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng, đồng thời xây dựng phương án dự trữ thêm một lượng hàng hóa phục vụ các tỉnh/ thành phố trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ với trị giá hàng hóa khoảng 21.500 tỷ đồng.

Các Chương trình trên của ngành Công Thương Hà Nội đã góp phần giúp hàng hóa do các DN trong nước sản xuất có vị thế, được người tiêu dùng lựa chọn. Cùng với đó, người tiêu dùng đã nâng cao được lòng tự tôn, tự hào dân tộc, quan tâm nhiều hơn, ưu tiên sử dụng và khuyến khích người thân sử dụng hàng Việt.

Lộc- Anh- Dũng (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phong trào thi đua yêu nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EVNHCMC: Khuyến khích người lao động làm chủ công nghệ

EVNHCMC: Khuyến khích người lao động làm chủ công nghệ

Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã và đang chú trọng phát triển đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giỏi, công nhân lành nghề có trách nhiệm, đủ năng lực để tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới.
Lực lượng quản lý thị trường Thái Bình: Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Lực lượng quản lý thị trường Thái Bình: Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Nhờ phát huy tinh thần tập thể, nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động bám sát địa bàn, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Thái Bình đã không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững ổn định thị trường, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quảng Nam: Tăng cường công tác quản lý thị trường trên địa bàn

Quảng Nam: Tăng cường công tác quản lý thị trường trên địa bàn

Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo các đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu gom hoặc tăng giá bất hợp lý đối với hàng hóa. Đồng thời, nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn, không để hàng lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại, kém chất lượng.
Bộ Công Thương luôn coi trọng công tác chỉ đạo vận hành các nhà máy thuỷ điện mùa mưa bão

Bộ Công Thương luôn coi trọng công tác chỉ đạo vận hành các nhà máy thuỷ điện mùa mưa bão

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã luôn chú trọng đến công tác chỉ đạo quản lý, vận hành các nhà máy thuỷ điện, đặc biệt trong mùa mưa bão.
Quản lý thị trường: Phát huy ưu điểm từ mô hình ngành dọc

Quản lý thị trường: Phát huy ưu điểm từ mô hình ngành dọc

Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương, thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã đạt những hiệu quả thiết thực trong công tác đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại. Đặc biệt, sau 2 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng QLTT đã chứng minh được tính hiệu quả xuyên suốt, mang lại hiệu ứng tốt trên thị trường, nhận được đánh giá tích cực từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường Bắc Kạn: Nắm chắc địa bàn, đánh trúng mục tiêu

Quản lý thị trường Bắc Kạn: Nắm chắc địa bàn, đánh trúng mục tiêu

Với phương châm “Quản lý và kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm”, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo sát sao các Đội QLTT nắm chắc địa bàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm pháp luật.
Quản lý thị trường Hòa Bình: Nhận diện nhiều vấn đề nổi cộm trong chống buôn lậu, hàng giả

Quản lý thị trường Hòa Bình: Nhận diện nhiều vấn đề nổi cộm trong chống buôn lậu, hàng giả

Hòa chung trong không khí cả nước thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng.
Hiệu quả cao từ hoạt động tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững

Hiệu quả cao từ hoạt động tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững

Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác thi đua khen thưởng, giai đoạn 2016-2020, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Vụ TKNL) luôn quan tâm và nghiêm túc triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Bộ Công Thương về thi đua, khen thưởng.
Phong trào thi đua là động lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển công thương địa phương

Phong trào thi đua là động lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển công thương địa phương

Thấm nhuần lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/6/1948, những năm qua, Cục Công Thương địa phương (CTĐP) luôn xác định công tác thi đua, khen thưởng là nhân tố quan trọng; động lực to lớn để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn đơn vị nỗ lực phấn đấu, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Lồng ghép công tác thi đua với thực hiện nhiệm vụ thanh tra

Lồng ghép công tác thi đua với thực hiện nhiệm vụ thanh tra

Với những kết quả và thành tích đạt được trong giai đoạn 2016-2020, cơ quan Thanh tra Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo và đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra, trình Thanh tra Chính phủ xem xét, đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ tặng Bằng khen cho tập thể Thanh tra Bộ Công Thương.
Thúc đẩy tăng trưởng giao thương bền vững sang thị trường châu Á - châu Phi

Thúc đẩy tăng trưởng giao thương bền vững sang thị trường châu Á - châu Phi

Được thành lập mới (năm 2017) sau khi sáp nhập Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Phi và một phần Vụ Hợp tác quốc tế, nhưng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (AP) đã nhanh chóng, kịp thời kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thành xuất sắc công tác chuyên môn, góp phần phát triển thị trường, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu sang khu vực Á - Phi bền vững.
Tăng cường quan hệ thương mại với các nước Âu - Mỹ

Tăng cường quan hệ thương mại với các nước Âu - Mỹ

Với sự đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện, phong trào thi đua, khen thưởng của Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Vụ AM) đã góp phần khơi dậy sự tin tưởng, năng lực và nhiệt tình các cán bộ trong đơn vị, tạo động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Thương mại điện tử và kinh tế số đã tiến bước dài trong hội nhập

Thương mại điện tử và kinh tế số đã tiến bước dài trong hội nhập

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT& KTS) đã từng bước khẳng định vai trò nòng cốt trong phát triển TMĐT; đồng thời, xác định rõ, TMĐT là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền KTS, giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao sức cạnh tranh.
Phát huy vai trò đầu mối quản lý tài chính, doanh nghiệp

Phát huy vai trò đầu mối quản lý tài chính, doanh nghiệp

Thực hiện nhiệm vụ do Lãnh đạo Bộ và Đảng uỷ cơ quan Bộ giao, trong điều kiện phát sinh nhiều nhiệm vụ mới, nhân lực thiếu hụt, nhưng những năm qua, tập thể Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp đã đoàn kết, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Bộ Công Thương.
Phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thời gian qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) đã phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC, NLĐ), góp phần khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn đơn vị, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu trên lĩnh vực quản lý nhà nước về cạnh tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thi đua yêu nước tạo động lực phấn đấu và cống hiến

Thi đua yêu nước tạo động lực phấn đấu và cống hiến

Vụ Kế hoạch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thống kê đầu tư, các chương trình, đề án phát triển của ngành... Một trong những nhân tố góp phần giúp Vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thời gian qua, đó là công tác thi đua luôn được quan tâm, tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả.
Đổi mới phương thức tổ chức, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng

Đổi mới phương thức tổ chức, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng

Luôn bám sát các chương trình công tác, kế hoạch của Đảng ủy Bộ và của Bộ Công Thương để xây dựng và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là điểm nổi bật trong công tác của Cơ quan chuyên trách Đảng ủy Bộ Công Thương thời gian qua. Cùng đó, Cơ quan chuyên trách không ngừng nỗ lực, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng được giao.
Coi trọng chất lượng và hiệu quả thi đua trong nghiên cứu khoa học

Coi trọng chất lượng và hiệu quả thi đua trong nghiên cứu khoa học

Thời gian qua, phong trào thi đua yêu nước do Viện Nghiên cứu điện tử, Tin học, Tự động hóa (VIELINA) phát động đã được triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ, viên chức của Viện; gắn với nhiều nội dung, tiêu chí và biện pháp cụ thể; coi trọng chất lượng, hiệu quả của các phong trào thi đua.
Bảo vệ môi trường và an toàn công nghiệp

Bảo vệ môi trường và an toàn công nghiệp

Năm 2019, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị liên quan, cùng quyết tâm, nỗ lực của cán bộ, công chức Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (KTAT & MTCN) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác triển khai nhiệm vụ, góp phần vào thành công chung của ngành Công Thương.
Quảng Bình: Phát động thi đua sâu rộng tại lực lượng quản lý thị trường

Quảng Bình: Phát động thi đua sâu rộng tại lực lượng quản lý thị trường

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình xác định, công tác thi đua, khen thưởng có vai trò quan trọng trong thực thi nhiệm vụ được giao, xây dựng đơn vị vững mạnh. Bên cạnh làm tốt công tác thi đua, khen thưởng của Bộ Công Thương, Tổng Cục QLTT, UBND tỉnh Quảng Bình, cục QLTT Quảng Bình còn phát động phong trào thi đua, ký giao ước tại đơn vị.
Công tác tham mưu, phát triển nguồn nhân lực được thực hiện hiệu quả

Công tác tham mưu, phát triển nguồn nhân lực được thực hiện hiệu quả

Với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể, thời gian qua Vụ Tổ chức cán bộ (TCCB) đã làm tốt công tác tham mưu giúp Bộ Công Thương tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ; đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức, lao động và phát triển nguồn nhân lực.
Hoàn thiện cơ chế, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong phát triển khoa khọc công nghệ

Hoàn thiện cơ chế, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong phát triển khoa khọc công nghệ

Giai đoạn 2016-2020, Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) – Bộ Công Thương tập trung vào công tác tham mưu, hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực được phân công; đồng thời đẩy mạnh việc hướng dẫn, thống nhất trong tổ chức triển khai, lấy mục tiêu phát triển doanh nghiệp (DN) làm trọng tâm, từ đó đóng góp vào mục tiêu và yêu cầu phát triển ngành Công Thương.
Xây dựng thị trường điện cạnh tranh minh bạch

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh minh bạch

Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương, hàng năm, Cục Điều tiết điện lực (ĐTĐL) đã xây dựng, tổ chức triển khai nhiều phong trào thi đua thiết thực gắn với nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ được giao, trong đó có xây dựng thị trường điện cạnh tranh minh bạch.
Phong trào thi đua yêu nước đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành Công Thương

Phong trào thi đua yêu nước đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành Công Thương

Các phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương đã mang lại những hiệu quả thiết thực, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Cầu nối cho doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại

Cầu nối cho doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, qua 20 năm thành lập, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) - Bộ Công Thương đã từng bước khẳng định vai trò nòng cốt trong công tác XTTM trong và ngoài nước, phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu với định hướng từng bước hướng tới phát triển thương mại bền vững.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động