Đón dòng kiều hối - “Con hổ Việt Nam” tăng sức mạnh tài chính

Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam.
Kiều hối về TP.HCM đạt khoảng 6,6 tỷ USD trong năm 2021 Thu hút kiều hối dự báo tăng 4,4% trong năm 2022
Don dong kieu hoi – “Con ho Viet Nam” tang suc manh tai chinh hinh anh 1

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID nhưng Việt Nam vẫn nằm trong tốp thu hút nhiều nguồn kiều hối. (Ảnh: Vietnam+)

Năm 2022, mặc dù lạm phát trên toàn cầu tăng, nhiều nước thắt chặt chính sách tiền tệ nhưng lượng kiều hối chuyển về nước vẫn tiếp tục tăng mạnh, đưa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới. Đáng chú ý, doanh số chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam qua ngân hàng vẫn duy trì ở mức tích cực nhờ các chính sách thu hút kiều hối tốt.

Nguồn lực khá dồi dào

Báo cáo về Di trú và Phát triển do World Bank và KNOMAD thực hiện nhận định trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu trong 2 năm vừa qua, đi kèm với lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn khá ổn định so với các năm trước. Cụ thể, tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5% trong năm 2022 và từ 3,6%-4,5% trong năm tiếp theo, sau khi ghi nhận mức tăng 5% trong năm 2021. Mức tăng này tương đương khoảng 1 tỷ USD và đạt gần 19 tỷ USD.

Với con số ấn tượng này, Việt Nam nằm trong tốp 3 quốc gia nhận tiền kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thuộc tốp 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.

Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu về lượng kiều hối của cả nước. Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, lượng kiều hối đổ về thành phố năm nay dự báo đạt khoảng 6,8 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng của kiều hối về Thành phố Hồ Chí Minh năm nay tuy thấp hơn năm ngoái, nhưng vẫn là mức tốt.

Có thể thấy đây là một nguồn thu ngoại tệ vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cân đối cung-cầu ngoại tệ, góp phần quan trọng trong việc phát huy chính sách tiền tệ, tỷ giá và lãi suất trong bối cảnh áp lực tăng tỷ giá. Mặt khác, dòng kiều hối đổi về lớn là một tín hiệu tích cực về nguồn lực tài chính giúp Việt Nam có thể bù đắp, giảm thiểu sự ảnh hưởng của của suy thoái kinh tế đất nước.

Lãnh đạo các ngân hàng nhận định, lượng kiều hối về Việt Nam đã tăng mạnh trong những tháng cuối năm do yếu tố mùa vụ bởi cuối năm là thời điểm người Việt lao động ở nước ngoài, kiều bào gửi tiền về Việt Nam hỗ trợ người thân hoặc đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Theo giới chuyên môn, những năm gần đây, lượng kiều hối chuyển về vào dịp Tết thường tăng khoảng 20%-25% so với các tháng trong năm.

Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) lượng kiều hối cuối năm tăng khoảng 30% so với các quý khác trong năm và ngân hàng luôn có các chương trình khuysn mãi hấp dẫn để thu hút lượng tiền này.

Cụ thể, bà Nguyễn Hải Vân - Giám đốc Giải pháp phi tín dụng MSB, cho biết khi khách hàng nhận tiền kiều hối và thực hiện gửi tiết kiệm tại quầy sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi cao hơn so với khách hàng thông thường lên đến 0,5%. Nếu như khách hàng nhận tiền qua kênh truyền thống là Swift sẽ được miễn phí ghi có đồng thời khách hàng cũng sẽ được ưu đãi tỷ giá hơn so với khách hàng giao dịch bình thường nếu như khách hàng có nhu cầu bán lại ngoại tệ

Trong khi đó, một số công ty hoạt động trong lĩnh vực kiều hối cho rằng số lượng kiều hối tăng lên những tháng cuối năm một phần đến từ sự phát triển các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, cùng với đó là chi phí chuyển tiền cũng ở mức hợp lý hơn so với trước đây.

Bà Phạm Thị Thanh Nga (Hoàng Mai-Hà Nội) có con gái đang sinh sống ở Australia, năm 2022 làm ăn thuận lợi hơn nên con gái bà quyết định gửi 800.000 đô la Australia, tương đường gần 13 tỷ đồng về cho mẹ, với hy vọng số tiền này sẽ giúp ích được cho gia đình cũng như đầu tư ở quê hương.

Don dong kieu hoi – “Con ho Viet Nam” tang suc manh tai chinh hinh anh 2
Kiều hối về Việt Nam từ năm 2010-2022. (Nguồn: WB)

Nhận được số tiền khá lớn con gái gửi về, bà Nga cho hay sẽ gửi tiết kiệm khoảng 1/2 vì hiện lãi suất đang ở mức cao, số còn lại bà sẽ đầu tư vào cửa hàng để kinh doanh… “Tiền con gái gửi về đúng dịt Tết khiến gia đình tôi rất vui mừng bởi có khoản vốn để đầu tư cũng như gửi tiết kiệm để an tâm tuổi già,” bà Nga hồ hởi nói.

Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

Đối với Việt Nam, kiều hối được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, nguồn kiều hối đạt mức kỷ lục trong năm 2022 có tác động rất tích cực đối với sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội.

Bởi trước hết, kiều hối giúp Việt Nam ổn định và cân đối cán cân tài khoản vãng lai. Thứ hai, thông qua cân đối cán cân tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam cũng ở trạng thái tích cực nhờ nguồn kiều hối này.

“Chính vì vậy, chúng ta có điều kiện để thực hiện các chính sách về ngoại hối, tỷ giá hối đoái và nhất là tăng dự trữ ngoại hối sẽ góp phần củng cố tiềm lực tài chính nói chung và tiềm lực tài chính đối ngoại nói riêng của Việt Nam trong năm 2022, làm cơ sở hoạch định chính sách ngoại hối cho các năm tiếp theo,” ông Ánh nhận định.

Các chuyên gia đánh giá tại Việt Nam, nếu so với nguồn thu từ xuất khẩu thì kiều hối là khá nhỏ, tuy nhiên nếu so với xuất khẩu ròng thì nguồn thu kiều hối lại lớn hơn rất nhiều lần, thậm chí nguồn thu kiều hối hiện đã tương đương và gần đây cao hơn so với nguồn vốn giải ngân FDI.

Cụ thể, tổng kiều hối từ năm 1993 (năm đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài) đến nay đạt hơn 200 tỷ USD so với khoảng 190 tỷ USD FDI được giải ngân từ năm 1986 đến nay. Trong giai đoạn hơn 10 năm (2011-2022), lượng kiều hối chuyển về Việt Nam có tỷ lệ tăng trung bình khoảng 7%/năm.

Có thể thấy, kết quả đóng góp vào nền kinh tế những năm qua phản ánh vai trò rất quan trọng của kiều hối cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, kiều hối chuyển về Việt Nam qua hai kênh chủ yếu là ngân hàng thương mại và các công ty kiều hối.

Thời gian gần đây, việc mở rộng dịch vụ chuyển tiền 24/7 tại một số quốc gia cũng góp phần vào tăng trưởng kiều hối chi trả qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí cao hơn so với các dịch vụ chuyển tiền khác cũng tạo rào cản để dòng kiều hối về nước kém minh bạch và đầy đủ hơn.

Theo ghi nhận của các ngân hàng, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam, giúp ngành ngân hàng tăng dự trữ ngoại hối./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sách

Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sách

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 5 tháng tăng hơn 18%

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 5 tháng tăng hơn 18%

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 5/2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 45.100 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty chứng khoán vẫn “nóng” kế hoạch tăng vốn

Công ty chứng khoán vẫn “nóng” kế hoạch tăng vốn

Hoạt động tăng vốn của các công ty chứng khoán khá ảm đạm trong gần một năm qua.
Hạ lãi suất điều hành, kênh đầu tư chứng khoán có hấp dẫn hơn?

Hạ lãi suất điều hành, kênh đầu tư chứng khoán có hấp dẫn hơn?

Về dài hạn, việc hạ lãi suất điều hành mang theo chiều hướng tích cực khi có thể hút dòng tiền cá nhân trở lại.
Dòng tiền

Dòng tiền 'thông minh' có thể tìm đến thị trường chứng khoán trong tương lai

Ông Đinh Quang Hinh, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, dòng tiền thông minh sẽ tìm đến thị trường chứng khoán trong tương lai không xa.
Nhiều nhóm ngành sẽ hưởng lợi từ việc giảm lãi suất

Nhiều nhóm ngành sẽ hưởng lợi từ việc giảm lãi suất

Dòng tiền trong nước đã bắt đầu quay trở lại thị trường chứng khoán trong bối cảnh mặt bằng lãi suất trong nước dần hạ nhiệt.
Kho bạc Nhà nước mở rộng dịch vụ công trực tuyến

Kho bạc Nhà nước mở rộng dịch vụ công trực tuyến

Kho bạc Nhà nước đang đẩy mạnh giao dịch trên dịch vụ công trực tuyến.
Giảm lãi suất, ngân hàng đứng trước áp lực suy giảm tiền gửi

Giảm lãi suất, ngân hàng đứng trước áp lực suy giảm tiền gửi

Sau 3 đợt cắt giảm liên tiếp của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất điều hành đã giảm về mức trước Covid-19.
Hàng loạt doanh nghiệp bị phạt nặng vì "ém" thông tin

Hàng loạt doanh nghiệp bị phạt nặng vì "ém" thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt nhiều doanh nghiệp có vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.
Các ngân hàng tích cực triển khai chủ trương hạ lãi suất

Các ngân hàng tích cực triển khai chủ trương hạ lãi suất

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã và đang có các biện pháp giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Tin khác

Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành: Chuyên gia nói gì?

Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành: Chuyên gia nói gì?

Các chuyên gia kinh tế đã có nhận định tích cực xung quanh quyết định giảm tiếp 0,5% lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ ngày 25/5, các mức lãi suất điều hành sẽ giảm thêm 0,5%

Từ ngày 25/5, các mức lãi suất điều hành sẽ giảm thêm 0,5%

Ngày 23/5, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh giảm một số mức lãi suất điều hành 0,5%/năm, có hiệu lực từ ngày 25/5/2023.
VN-index hướng đến mục tiêu vượt ngưỡng 1.100 điểm

VN-index hướng đến mục tiêu vượt ngưỡng 1.100 điểm

VN-Index hoàn toàn có thể bật tăng để kiểm tra lại khu vực kháng cự quanh vùng 1.075-1.080 điểm trong các phiên giao dịch sắp tới.
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có lợi nhuận sau thuế tăng gần 53%

Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có lợi nhuận sau thuế tăng gần 53%

Ngoài hoạt động kinh doanh chủ chốt là chứng khoán, VNX cũng ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 113 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với thực hiện năm 2021.
Thị trường chứng khoán giằng co, nhà đầu tư có nên mua đuổi?

Thị trường chứng khoán giằng co, nhà đầu tư có nên mua đuổi?

Chuyên gia kinh tế cho rằng thị trường chứng khoán tuần này tiếp tục giằng co. Do đó, nhà đầu tư thận trọng không mua đuổi để tránh rủi ro.
Bộ Tài chính yêu cầu chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá

Bộ Tài chính yêu cầu chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá

Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp thẩm định giá, các thẩm định viên nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật về thẩm định giá.
Nhà đầu tư chứng khoán kỳ vọng cú hích từ chính sách

Nhà đầu tư chứng khoán kỳ vọng cú hích từ chính sách

Nhà đầu tư chứng khoán đang rất chờ đợi thêm một đợt giảm lãi suất điều hành nữa của Ngân hàng Nhà nước.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%

Đến nay, dù toàn ngành Ngân hàng đã vào cuộc tích cực, nhưng kết quả thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vẫn khá nhỏ và chưa đạt được như kỳ vọng.
Chứng khoán KB Việt Nam tưng bừng triển khai các gói đầu tư đầu tư hấp dẫn từ tháng 5

Chứng khoán KB Việt Nam tưng bừng triển khai các gói đầu tư đầu tư hấp dẫn từ tháng 5

Bắt đầu từ tháng 5/2023, Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) sẽ triển khai nhiều chương trình, gói tài chính hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước: Chưa phát sinh dư nợ cho vay gói 120.000 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước: Chưa phát sinh dư nợ cho vay gói 120.000 tỷ đồng

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định vẫn còn tồn đọng nhiều thách thức trong việc giải ngân 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội.
Xem thêm

Đọc nhiều

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công khai, minh bạch quá trình đàm phán với chủ đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.
Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Chuyên gia nhấn mạnh việc ký hợp đồng mua bán điện giữa EVN và chủ đầu tư các dự án điện tái tạo chuyển tiếp phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Bộ Công Thương sẽ tạo điều điện thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng cho các hộ gia đình và khu công nghiệp thương mại.
Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội: Những khu vực nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội: Những khu vực nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Chỉ trong 2 ngày 24 – 25/5, Bộ Công Thương liên tiếp ra hai văn bản nhằm gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.
Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Báo Công Thương cập nhật tình hình thực hiện thủ tục các dự án điện tái tạo chưa có giá, tính đến sáng 27/5.
Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội mới nhất theo cập nhật của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất.
Hơn 1.650 drone tham gia trình diễn ánh sáng tại Festival Biển Nha Trang 2023

Hơn 1.650 drone tham gia trình diễn ánh sáng tại Festival Biển Nha Trang 2023

1.653 drone (máy bay không người lái) sẽ thắp sáng bầu trời đêm của Nha Trang trong đêm khai mạc Festival Biển Nha Trang 2023.
Hộp thư bạn đọc: Thông tin phản ánh về Công ty HUDIC và dự án Khu nhà ở Khởi Thành

Hộp thư bạn đọc: Thông tin phản ánh về Công ty HUDIC và dự án Khu nhà ở Khởi Thành

Hộp thư bạn đọc nhận được phản ánh liên quan đến Công ty HUDIC, Than Hà Lầm – Vinacomin, Dự án Khu nhà ở Khởi Thành và Công ty Xây dựng và cây xanh Hà Đô.
Phiên bản di động