Đối ngoại Việt Nam 2023: Chủ động vai trò tiên phong

Đại dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát, từ thích ứng ta chủ động thúc đẩy đối ngoại nhằm tạo ra môi trường hòa bình, phục vụ an ninh và phát triển đất nước.
Việt Nam khẳng định vai trò đối tác đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế

Nhìn lại những thành tựu đối ngoại đạt được cũng như đưa ra phân tích, đánh giá về thời cơ và thách thức với đối ngoại Việt Nam trong thời gian tới, VietNamNet có cuộc trao đổi với Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Cố vấn cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quốc tế (CSSD).

Nhìn nhận lại sự tùy thuộc

Bối cảnh thế giới năm 2022 đặt ra những thuận lợi và khó khăn như thế nào về công tác đối ngoại của Việt Nam, thưa Đại sứ?

Đó là cạnh tranh nước lớn vào phân cực chính trị, đặc biệt là cạnh tranh Mỹ -Trung, rồi thêm quan hệ Nga với EU.

Thứ hai là khủng hoảng Nga – Ukraine và những hệ lụy của nó. Cuộc khủng hoảng này không chỉ giới hạn đến an ninh và địa chiến lược ở châu Âu mà có tác động nhiều chiều đến thế giới và khu vực cả về an ninh và kinh tế. Riêng về kinh tế, là sự đứt gãy chuỗi cung ứng từ khủng hoảng năng lượng, lương thực.

Đại sứ Phạm Quang Vinh. Ảnh: Lê Anh Dũng
Đại sứ Phạm Quang Vinh. Ảnh: Lê Anh Dũng

Người ta còn phải nhìn nhận lại từ sự tùy thuộc lẫn nhau. Hợp tác cùng có lợi là cơ sở cho cả hòa bình lẫn kinh tế thì khi có khủng hoảng xảy ra lại trở thành lệ thuộc. Cần phải đa dạng hóa ra sao để tránh sự phụ thuộc, kể cả đó là nguồn cung năng lượng, lương thực hay là những lĩnh vực khác.

Thứ ba là dịch bệnh. 2022 có những tín hiệu thuận lợi, nhất là nửa sau của năm về việc có thể kiểm soát được dịch Covid-19. Nhưng trên thực tế những hệ lụy của dịch bệnh còn rất lớn. Đó là thời gian rất dài ngưng trệ về sản xuất và đời sống xã hội, khiến nhiều nước phải đưa ra các gói kích cầu để đầu tư, phục hồi sản xuất.

Nhìn lại năm qua trên thế giới thì lạm phát gia tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng, bất ổn trong kinh tế vĩ mô, chọn lựa khó khăn giữa kiểm soát lãi suất với bảo đảm phục hồi, kiểm soát lạm phát. Chưa kể còn là sự chuyển dịch địa chiến lược, nhất là cạnh tranh nước lớn, về khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nhưng thách thức lại đan xen cơ hội và không tách biệt nhau. Trong mỗi vấn đề nảy sinh đều có những cơ hội. Ví dụ, cạnh tranh nước lớn gia tăng thì phức tạp là sức ép chọn bên nhưng đồng thời các nước lớn lại gắn kết với khu vực, tạo điều kiện cho Việt Nam và Đông Nam Á thúc đẩy hợp tác với các đối tác. Nhiều sáng kiến về hợp tác đưa ra như hợp tác về chính trị, an ninh, kinh tế. Và lựa chọn thế nào để không bị kẹt vào bẫy cạnh tranh.

Ngoài ra là thách thức về biến đổi khí hậu rất lớn. Chúng ta cũng đặt ra những cam kết rất cao để bảo đảm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhưng cùng với đó là sự xuất hiện của những ngành kinh tế mới, tài chính xanh, đầu tư xanh, năng lượng xanh, hạ tầng xanh.

Tiếp đến là dịch bệnh, cuộc khủng hoảng an ninh quân sự dẫn đến đứt gãy hoặc dịch chuyển chuỗi cung ứng. Nếu đảm bảo những chuỗi cung ứng chất lượng tốt, thì đó lại là cơ hội.

Hay là cách mạng khoa học công nghệ đặt ra các yêu cầu rất lớn về chuyển đổi số và nếu tụt hậu thì sẽ tụt hậu rất dài so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Nhưng bắt kịp lại là cơ hội.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để vừa kiểm soát được những thách thức, vừa tranh thủ được nhiều cơ hội. Chẳng hạn ta tập trung vào ứng phó với đại dịch, tranh thủ được vắc xin, từ đó mở cửa sớm để tận dụng các nguồn lực bên ngoài, thúc đẩy quan hệ bên ngoài mà trước hết là kết nối lại các chuỗi cung ứng.

Chúng ta có một loạt quan hệ với các nước ở khu vực, thế giới và đối tác chủ chốt cả về chính trị, an ninh và kinh tế. Phát huy các thỏa thuận về thương mại tự do với các nước và khu vực lúc này là cơ hội. Cam kết chuyển đổi số, chuyển đổi xanh của chúng ta rất lớn. Nếu thực hiện tốt sẽ tranh thủ được những nguồn lực lớn cho phát triển ở một tầng nấc cao hơn.

Vào lúc này càng phải phát huy độc lập, tự chủ hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa; nhấn mạnh luật pháp quốc tế, lợi ích quốc gia ra sao để chúng ta không bị kẹt vào bẫy cạnh tranh nước lớn mà vẫn có thể chơi được với họ, để tranh thủ cả về môi trường an ninh lẫn môi trường cho phát triển.

Chủ động thúc đẩy đối ngoại tiên phong

Theo ông, thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong năm 2022 là những gì?

Chúng ta bước đầu kiểm soát được đại dịch, đây là cơ sở rất quan trọng cho đối ngoại Việt Nam. Từ thích ứng, ta chủ động thúc đẩy đối ngoại với vai trò tiên phong nhằm tạo ra môi trường hòa bình, phục vụ cho an ninh và phát triển của đất nước.

Chúng ta đã triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại cấp cao và ở mọi cấp, đặc biệt là với những đối tác chủ chốt để tạo ra những khuôn khổ hợp tác lâu dài, ổn định về mặt chính trị, từ đó tạo thuận lợi cho các mặt khác. Rất nhiều nước đánh giá cao vai trò của Việt Nam.

Chúng ta đã ứng xử tốt trong quan hệ với các nước lớn và với khu vực để xử lý vấn đề cạnh tranh nước lớn và các phức tạp nảy sinh một cách phù hợp với luật pháp quốc tế và hiến chương LHQ cùng với chính sách nhất quán về đối ngoại và lợi ích của ta.

Việt Nam đã triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại cấp cao và ở mọi cấp, để tạo ra những khuôn khổ hợp tác lâu dài, ổn định về mặt chính trị, từ đó tạo thuận lợi cho các mặt khác. Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam
Việt Nam đã triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại cấp cao và ở mọi cấp, để tạo ra những khuôn khổ hợp tác lâu dài, ổn định về mặt chính trị, từ đó tạo thuận lợi cho các mặt khác. Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam

Vậy đâu là thời cơ cũng như thách thức đối với đối ngoại Việt Nam trong năm 2023?

Có lẽ những gì phức tạp đang diễn ra trong năm 2022 như đề cập ở trên sẽ tiếp tục trong năm 2023. Trong năm qua, chúng ta nói đến địa chính trị và cạnh tranh nước lớn chắc chắn sẽ phức tạp hơn. Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine diễn biến rất nhiều chiều mà chúng ta chưa lường trước được. Rồi về kinh tế khi thế giới bắt đầu có thể kiểm soát được lạm phát thì chuyện phục hồi sẽ ra sao? Nối lại chuỗi cung ứng và thúc đẩy các hợp tác quốc tế thế nào? Tất cả vẫn còn là ẩn số.

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong mấy năm đại dịch dù đóng cửa nhưng đã có những biểu hiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Vậy khi năm 2023 mở cửa trở lại, hợp tác gia tăng thì rủi ro cạnh tranh cũng lớn hơn rất nhiều. Khu vực này liên quan trực tiếp đến chúng ta và ASEAN, liên quan đến môi trường hợp tác và an ninh, liên quan đến Biển Đông, Mekong…

Về cơ hội thì cũng có rất nhiều và phụ thuộc vào chính môi trường, khả năng của Việt Nam. Cạnh tranh là rất lớn, đồng thời cho phép chúng ta có thể chơi với nhiều bên và nâng tầm tiếng nói, vị trí địa chiến lược của Việt Nam và ASEAN.

Chúng ta mở cửa từ sớm, kiểm soát được dịch bệnh nên vừa nối lại được các quan hệ về chính trị nhưng đồng thời cả về kinh tế, nhất là nửa cuối năm 2022. Việc này sẽ tạo đà mới cho Việt Nam trong tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.

Chúng ta cũng tranh thủ dành những nguồn lực và đầu tư chính sách cho các ngành kinh tế tương lai về số, về xanh, sạch. Nghĩa là cũng sẽ thu hút được sự đầu tư của thế giới ở lĩnh vực này.

Cơ hội luôn đan xen với thách thức. Các nước trong khu vực đều muốn đón đầu nhưng không phải ai cũng làm được. Chúng ta đã đón được một phần thì càng cần nỗ lực để đón được những cơ hội lớn hơn.

Cá nhân tôi suy nghĩ rằng, bối cảnh thế giới và khu vực trong năm 2023 sẽ tiếp tục chiều hướng phức tạp hơn rất nhiều nhưng khả năng Việt Nam sẽ ở vị trí thuận lợi hơn, có thể tranh thủ được nhiều cơ hội hơn và chúng ta cần nắm bắt những cơ hội đó.

Theo VietnamNet

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp là lực lượng chủ lực phát triển kinh tế của đất nước

Doanh nghiệp là lực lượng chủ lực phát triển kinh tế của đất nước

Doanh nghiệp là lực lượng chủ lực, là động lực quan trọng góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng gửi thông điệp tới hơn 20 triệu thanh niên Việt Nam

Thủ tướng gửi thông điệp tới hơn 20 triệu thanh niên Việt Nam

Thủ tướng mong muốn thanh niên Việt Nam tiên phong trong học tập, nâng cao bản lĩnh, ý chí; tiên phong trong lao động, SX đổi mới sáng tạo trong thời đại CN 4.0
Tiếp tục duy trì trao đổi, các cơ chế song phương Việt Nam - Campuchia

Tiếp tục duy trì trao đổi, các cơ chế song phương Việt Nam - Campuchia

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao-Hợp tác quốc tế Campuchia đồng chủ trì Kỳ họp thứ 20 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia
Báo chí phải thay đổi tư duy, cách làm để đẩy nhanh chuyển đổi số

Báo chí phải thay đổi tư duy, cách làm để đẩy nhanh chuyển đổi số

Dự Lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2023, chiều 19/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn chuyển đổi số báo chí thực sự
Thường trực Ban Bí thư: Tuổi thọ khỏe mạnh là mục tiêu sống quan trọng của người cao tuổi

Thường trực Ban Bí thư: Tuổi thọ khỏe mạnh là mục tiêu sống quan trọng của người cao tuổi

Ngày 18/3, TW Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCH TW Đảng khóa XIII
Thủ tướng chủ trì hội nghị với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thủ tướng chủ trì hội nghị với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 18/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Chiều 17/3, Thủ tướng gặp mặt và tuyên dương các tập thể, cá nhân trong đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa: Xây dựng nền báo chí cách mạng chuyên nghiệp, văn hóa và hiện đại

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa: Xây dựng nền báo chí cách mạng chuyên nghiệp, văn hóa và hiện đại

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh như vậy tại Lễ khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2023, sáng 17/3.
Thủ tướng đề nghị Ba Lan thúc đẩy EC sớm gỡ thẻ vàng IUU với Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Ba Lan thúc đẩy EC sớm gỡ thẻ vàng IUU với Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Ba Lan Zbigniew Rau nhân dịp thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16-17/3/2023.
Góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Chiều 16/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026.Góp phần

Tin khác

Hải Dương cần biến di sản thành nguồn lực phát triển

Hải Dương cần biến di sản thành nguồn lực phát triển

Thủ tướng lưu ý Hải Dương tập trung nguồn lực phát triển, hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối, thu hút nguồn lực đầu tư vào Khu di tích lịch sử Côn Sơn-Kiếp Bạc...
Bộ Giao thông vận tải lập Tổ điều phối Vùng Thủ đô

Bộ Giao thông vận tải lập Tổ điều phối Vùng Thủ đô

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa ký quyết định thành lập Tổ điều phối Vùng Thủ đô nhằm mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông Thủ đô.
Phải chi đúng, chi đủ cho khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Phải chi đúng, chi đủ cho khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Chiều 15/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh phải chi đúng, chi đủ cho khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại cuộc làm việc với Bộ Y tế.
Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn

Tỉnh thứ 5 hoàn thành xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn

Chiều 15/3, tại TP. Hải Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố quyết định công nhận tỉnh Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Thủ tướng làm việc với Công ty Ford Việt Nam và thăm Trung tâm bảo trợ xã hội Hải Dương

Thủ tướng làm việc với Công ty Ford Việt Nam và thăm Trung tâm bảo trợ xã hội Hải Dương

Chiều 15/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc với Công ty TNHH Ford Việt Nam tại nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Ford Việt Nam, TP. Hải Dương.
Hướng tới xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế công nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc

Hướng tới xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế công nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc

Thái Nguyên là địa phương thứ 5 trong cả nước (sau Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh và Thanh Hóa) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh.
Phiên họp 21 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến về dự án Luật Giá

Phiên họp 21 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến về dự án Luật Giá

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết phiên họp thứ 21 của UBTV Quốc hội nhằm chuẩn bị các nội dung rất quan trọng cho Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 21

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 21

Dự kiến diễn ra từ 15-20/3 tới đây, phiên họp thứ 21 của UBTV Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng liên quan đến công tác xây dựng pháp luật
Thiêng liêng Gạc Ma những ngày tháng Ba

Thiêng liêng Gạc Ma những ngày tháng Ba

Những ngày tháng Ba này, muôn triệu trái tim Việt Nam hướng về Gạc Ma, quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Tổng Thư ký IPU

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Tổng Thư ký IPU

Ngày 13/3, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Tổng Thư ký IPU trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 146.
Xem thêm

Đọc nhiều

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Chiều 17/3, Thủ tướng gặp mặt và tuyên dương các tập thể, cá nhân trong đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Rất nhiều kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh đã được Thủ tướng giải đáp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023.
Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Ấn Độ luôn là thị trường khách du lịch tiềm năng mà bất cứ quốc gia nào cũng đều muốn hướng đến. Tuy nhiên đây cũng là thị trường yêu cầu khắt khe, kỹ tính.
Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Đồng Nai đã và đang thực hiện các giải pháp phát triển quỹ đất công nghiệp sạch trên địa bàn để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Cảnh báo giả mạo Tổng cục Thuế yêu cầu cập nhật Căn cước công dân

Cảnh báo giả mạo Tổng cục Thuế yêu cầu cập nhật Căn cước công dân

Tổng cục Thuế khẳng định, không có chủ trương, cũng như không gửi email hay bất kỳ thông báo nào cho người nộp thuế về việc nêu trên.
Diễn đàn Nhịp cầu phát triển: Tìm giải pháp phát triển kinh tế miền Trung- Tây Nguyên

Diễn đàn Nhịp cầu phát triển: Tìm giải pháp phát triển kinh tế miền Trung- Tây Nguyên

Bên cạnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo, liên kết phát triển vùng là giải pháp được kỳ vọng mang lại sự đột phá cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Các nhà nhập khẩu ôtô đề xuất áp dụng chung giảm 50% lệ phí trước bạ

Các nhà nhập khẩu ôtô đề xuất áp dụng chung giảm 50% lệ phí trước bạ

Ủng hộ đề xuất giảm 50% thuế trước bạ, nhưng VIVA cho rằng chỉ khi áp dụng cho tất cả ôtô mới được lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu nguyên chiếc.
Bổ sung 2 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023

Bổ sung 2 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023

Sáng 17/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với 2 dự án luật.
Đề xuất hình thành “Phố đêm Chợ Lớn”, thúc đẩy kinh tế đêm cho TP. Hồ Chí Minh

Đề xuất hình thành “Phố đêm Chợ Lớn”, thúc đẩy kinh tế đêm cho TP. Hồ Chí Minh

Phố đêm Chợ Lớn dự kiến hoạt động từ 18 giờ hằng ngày nhằm phát huy tốt nhất các giá trị văn hóa khu Chợ Lớn, góp phần phát triển kinh tế đêm cho TP.HCM.
Canada hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực hoạt động kiểm toán

Canada hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực hoạt động kiểm toán

Canada luôn dành cho Kiểm toán Nhà nước Việt Nam sự ủng hộ mạnh mẽ và những hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực hoạt động kiểm toán.
Phiên bản di động