Doanh nghiệp sứ vệ sinh trong nước "kêu cứu" vì bị cạnh tranh không lành mạnh

Một số doanh nghiệp phản ánh sản phẩm sứ vệ sinh và sứ dân dụng từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có dấu hiệu gian lận xuất xứ, trốn thuế… gây lũng đoạn thị trường, đe dọa sản xuất trong nước, cơ quan chức năng cần có các biện pháp kiểm tra, ngăn chặn để tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, lành mạnh.    

Nhóm các công ty sản xuất sứ vệ sinh, sứ dân dụng trong nước gồm Công ty TNHH Lixil Việt Nam; Công ty Cổ phần thương mại Viglacera; Công ty Cổ phần Ceravi; Công ty TNHH SXKD sứ Hảo Cảnh; Công ty TNHH gạch men sứ Thanh Hải; Công ty Cổ phần gốm sứ Long Hầu; Công ty Cổ phần Xuân Sinh; Công ty TNHH sứ Đông Lâm, mới đây đã thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị tới các cơ quan chức năng và Chính phủ, cho biết: Từ năm 2016 đến nay, các sản phẩm thiết bị vệ sinh, đặc biệt là sứ vệ sinh, sứ dân dụng nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam với số lượng lớn, chất lượng thấp, giá bán rất thấp, có dấu hiệu gian lận xuất xứ, trốn thuế… đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại ở trong nước.

su ve sinh trung quoc nhap khau lung doan thi truong
Sản xuất sứ vệ sinh trong nước. Ảnh minh họa

Theo nhóm các doanh nghiệp nêu trên phản ánh, từ năm 2016 đến nay, sản phẩm sứ vệ sinh từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng rất nhanh. Ước tính năm 2016, tổng số lượng sứ vệ sinh nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam khoảng 300.000 sản phẩm, đến năm 2017 đã tăng lên gấp đôi (khoảng 600.000 sản phẩm), năm 2018 tiếp tục tăng lên khoảng 900.000 sản phẩm, trong năm 2019 ước tính có thể lên tới 1.200.000 sản phẩm. Ngoài sản phẩm thiết bị vệ sinh, các sản phẩm sứ dân dụng từ Trung Quốc cũng nhập khẩu vào Việt Nam số lượng rất lớn.

Đa số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đều có giá bán rất thấp, thậm chí giá bán thấp hơn cả chi phí sản xuất các sản phẩm cùng loại ở trong nước, đặc biệt có sự chênh lệch lớn giữa giá khai báo hải quan và giá nhập thực tế. Sản phẩm này còn có dấu hiệu vi phạm quy định về bao bì, nhãn mác như không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tên thương hiệu trên sản phẩm, sau khi đưa vào thị trường Việt Nam mới được các đối tượng gian lận gắn mác để đánh lừa người tiêu dùng, có thể dán cả nhãn mác của các nhà sản xuất trong nước.

Ngoài ra, các sản phẩm sứ vệ sinh, sứ dân dụng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đều không có chứng nhận kiểm định chất lượng. Điều này, ảnh hưởng rất lớn tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng trong nước. Các doanh nghiệp nêu trên phản ánh, việc nhập khẩu sản phẩm sứ vệ sinh, sứ dân dụng Trung Quốc vào thị trường Việt Nam có sự tham gia bất hợp pháp từ các cá nhân người nước ngoài đứng sau một số doanh nghiệp của Việt Nam để lũng đoạn thị trường, gian lận thuế... để trục lợi.

Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất sứ vệ sinh, sứ dân dụng… trong nước những năm gần đây đã đầu tư rất lớn để nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Tuy nhiên, họ đang phải chịu áp lực cạnh tranh không lành mạnh, không công bằng, không bình đẳng của các sản phẩm giá rẻ (do gian lận), chất lượng thấp nhập khẩu từ Trung Quốc, đe dọa đến sự tồn vong của ngành sản xuất, gây nguy cơ bất ổn xã hội nếu các doanh nghiệp đình trệ sản xuất, người lao động mất việc làm. Các doanh nghiệp kiến nghị, Chính phủ, bộ, ngành và cơ quan chức năng liên quan cần có chế tài kiểm soát, xử lý vấn đề này để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng cho các doanh nghiệp trong nước ổn định sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đầu tư phát triển mang lại lợi ích cho quốc gia và xã hội.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

Kiểm tra đột xuất các hộ kinh doanh vàng, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện hàng không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.
Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.
Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón (huyện Châu Thành).
Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang cho biết vừa phát hiện, thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang tập trung kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 102,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu.
Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Sự hiệp đồng của các lực lượng Biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường đã thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ, đem lại hiệu quả tích cực.
Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu tại Móng Cái.
Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận vừa phát hiện và xử lý 2 vụ buôn bán hàng nhập lậu, hàng hóa vi phạm về nhãn.
Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng vàng trang sức mỹ nghệ trên địa bàn thành phố.
Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Là địa bàn cầu nối trực tiếp, cửa ngõ kết nối Trung Quốc – ASEAN, TP. Móng Cái vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tổng cục Quản lý thị trường vừa ban hành văn bản về việc triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024.
Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Kiểm tra đột xuất 2 cơ sở sản xuất bún và bánh phở, Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng phát hiện và tạm giữ hơn 2,6 tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược không có hoá đơn trong khuôn viên kho Quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất.
Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Từ đầu tháng 4 cho đến trước ngày 15/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận sẽ kiểm tra chuyên đề đối với 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Bài thuốc Kháu Vài Lèng - sản phẩm OCOP của Hà Giang hiện đang bị làm giả, bán tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu

Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu

Ngày 10/4, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp kiểm tra, tạm giữ gần 3.000 sản phẩm quần áo nhập lậu.
Liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

Liên tiếp kiểm tra, phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã liên tục tiến hành kiểm tra nhiều điểm kinh doanh vàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Phú Yên: Tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc

Phú Yên: Tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên vừa tạm giữ 4.500 lọ nước hoa hiệu Perfume chưa rõ nguồn gốc để xác minh, xử lý theo quy định.
Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hưng Yên: Thu giữ 15 động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hộ kinh doanh Đ.T.Q bị xử phạt số tiền 17,5 triệu đồng, tịch thu tang vật là 15 chiếc động cơ máy nông nghiệp không rõ nguồn gốc, giá trị khoảng 45 triệu đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động