Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 tại TP. Hồ Chí Minh

Xoay quanh việc đưa ra các giải pháp phục hồi sau dịch, Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 đã thu hút đông đảo cộng đồng doanh nghiệp tham gia.

Sáng 10/5, Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 (VOBF) có chủ đề “Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch” đã khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh.

VOBF 2022 xoay quanh việc đưa ra các giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng lớn và ứng dụng chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất.

Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 tại TP. Hồ Chí Minh
Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, diễn đàn năm nay thu hút hơn 1.000 người tham dự, gồm đại diện các Sở Công Thương phía Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tham gia.

Diễn đàn gồm 4 phiên mang các chủ đề: Tín hiệu phục hồi toàn cầu, kết nối toàn cầu trở lại, lực đẩy và công nghệ tương lai của thương mại điện tử. Các phiên thảo nhằm tạo cơ hội để các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trao đổi về tiềm năng thị trường, những xu hướng giải pháp và công nghệ nổi bật, những chính sách và quy định pháp luật mới ban hành.

Trong đó, ở phiên thứ nhất với tên gọi “Tín hiệu phục hồi toàn cầu”, ông Nguyễn Tấn Vương - đại diện NielsenIQ Việt Nam đã chia sẻ thống kê thị trường của Nielsen sau giãn cách và nhận xét về tình hình phục hồi và phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2022.

Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 tại TP. Hồ Chí Minh
Các diễn giả trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp tham gia diễn đàn

Theo ông Vương, tác động của Covid-19 đã thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng của đại dịch và người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Đáng chú ý, xu hướng mua sắm đa kênh có sự tăng trưởng vượt bậc, nhiều nhất trong nhóm người tiêu dùng phục hồi sau dịch.

Dưới góc độ sàn thương mại điện tử, bà Phạm Thị Quỳnh Trang - Giám đốc Thương mại Lazada Việt Nam đánh giá, trong đại dịch thương mại điện tử là cầu nối thúc đẩy tốc độ chuyển đổi số, nối liền đứt gãy thị trường. Tại Việt Nam có tới 85% người tiêu dùng Việt chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm trực tuyến kể từ khi dịch bùng phát. Với đà đó, bà Trang khẳng định, thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng và góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế sau dịch.

Trên thực tế, trong một khảo sát về hành vi mua sắm trực tuyến được Lazada thực hiện với sự hợp tác của đối tác nghiên cứu thị trường Milieu Insight công bố hồi tháng 3/2022 cho thấy, 81% người Việt Nam khi được hỏi cho biết họ xem việc mua sắm trực tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày, cũng như tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất một lần mỗi tuần đạt mức 59%. Đặc biệt, người tiêu dùng ở Việt Nam đang dành nhiều ưu ái cho các thương hiệu nội địa khi 52% người Việt được hỏi cho biết họ ưa thích lựa chọn những thương hiệu Việt.

Trong phiên 2 “Kết nối toàn cầu trở lại”, bà Lương Thị Nhật Phương - Quản lý Nhà bán hàng TikTok Shop Việt Nam đã chia sẻ góc nhìn về nền tảng giải trí kết hợp mua sắm TikTok Shop mà sàn thương mại điện tử này phát triển trong thời gian gần đây. Còn ông Loic Gautier - CEO Leflair Group thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp cơ hội định hình kết nối và đẩy mạnh kinh doanh hàng hiệu phong cách sống tại thị trường Đông Nam Á.

Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 được trích xuất từ nền tảng số liệu của Metric.vn, trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19 đang trên đà phát triển vượt bậc thì Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Và hiện nay ngành hàng làm đẹp, thời trang nữ, gia dụng- đời sống là những sản phẩm được quan tâm, mua sắm nhiều nhất trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.

Cũng theo báo cáo này, phân khúc giá 200.000-500.000 đồng dễ “chốt đơn” nhất trên tất cả các sàn thương mại điện tử. Những sản phẩm có giá trị cao, cần sự tư vấn và bảo hành lâu dài thì người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm tại các cửa hàng, showroom uy tín.

Từ các con số nghiên cứu kể trên, các diễn giả cho rằng doanh nghiệp cần nắm bắt để có thể tận dụng và đưa ra chiến lược kinh doanh sau dịch hiệu quả hơn.

Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc khánh 2/9

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cuộc đua đầu tư logistics cho thương mại điện tử tiếp tục nóng

Cuộc đua đầu tư logistics cho thương mại điện tử tiếp tục nóng

Doanh thu bán hàng trực tuyến tăng cao đã tạo áp lực lên hệ thống hậu cần (logistics), từ đó kích hoạt cuộc đua đầu tư logistics thương mại điện tử Việt Nam.
6 xu hướng phát triển bền vững của thương mại điện tử Việt Nam trong tương lai

6 xu hướng phát triển bền vững của thương mại điện tử Việt Nam trong tương lai

Thương mại điện tử Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới, tập trung cho phát triển bền vững dựa trên sự kết hợp giữa thị trường và công nghệ.
Doanh nghiệp gia tăng cơ hội xuất khẩu trên nền tảng số

Doanh nghiệp gia tăng cơ hội xuất khẩu trên nền tảng số

Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đầu tư sâu vào công nghệ nhằm gia tăng cơ hội xuất khẩu trên nền tảng số.
TP. Hải Phòng ra mắt kênh thương mại điện tử “Chợ online quận Ngô Quyền”

TP. Hải Phòng ra mắt kênh thương mại điện tử “Chợ online quận Ngô Quyền”

Việc xây dựng và đưa vào vận hành kênh thương mại điện tử Choonlinengoquyen.vn nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của các hộ kinh doanh nhỏ và vừa.
Siết thuế thu nhập từ kinh doanh online: Còn nhiều thách thức

Siết thuế thu nhập từ kinh doanh online: Còn nhiều thách thức

Với việc nắm thông tin 53.000 người bán hàng qua các sàn thương mại điện tử sẽ giúp cơ quan thuế siết thuế thu nhập. Song, thực tế còn nhiều thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Shopee: Chỉ lo thu phí bán hàng, để mặc hàng nhái, hàng giả tràn lan

Bài 4: Shopee: Chỉ lo thu phí bán hàng, để mặc hàng nhái, hàng giả tràn lan

Từ 2019 đến nay, Shopee 4 lần thay phí bán hàng nhưng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được rao bán trên sàn TMĐT này.
Tràn lan sản phẩm không tem nhãn phụ được rao bán công khai trên Shopee

Tràn lan sản phẩm không tem nhãn phụ được rao bán công khai trên Shopee

Bất chấp quy định về hàng hoá có xuất xứ nước ngoài được tiêu thụ tại TTTN, vô vàn sản phẩm trên sàn Shopee đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Bài 2: Tiktok đang đánh đổi rủi ro của người tiêu dùng để lấy doanh thu khủng?

Bài 2: Tiktok đang đánh đổi rủi ro của người tiêu dùng để lấy doanh thu khủng?

Theo báo cáo của Metric cuối năm 2022, doanh thu của Tiktok tương đương 80% doanh thu của Lazada, gấp 4 lần Tiki.
Bài 1: Hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên nền tảng Tiktok

Bài 1: Hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên nền tảng Tiktok

Hàng giả, hàng nhái đang trở thành 1 trong những vấn nạn nhức nhối của xã hội. Vi phạm hàng giả, hàng nhái trên nền tảng Tiktok ngày càng khó kiểm soát
Dồn lực chống thất thu thuế thương mại điện tử

Dồn lực chống thất thu thuế thương mại điện tử

Sau chiến dịch đưa các đại gia xuyên biên giới kê khai nộp thuế, năm 2023 sẽ tiếp tục truy thu thuế doanh nghiệp, nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Ba xu hướng thương mại điện tử nổi bật trong năm 2023

Ba xu hướng thương mại điện tử nổi bật trong năm 2023

Các xu hướng mua sắm hiện tại đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Theo ước tính, hơn 265 triệu người tiêu dùng sẽ mua sắm trực tuyến trong năm 2023.
Dự báo 3 xu hướng tiêu dùng sẽ định hình nền kinh tế số trong 2023

Dự báo 3 xu hướng tiêu dùng sẽ định hình nền kinh tế số trong 2023

Gia tăng sử dụng dịch vụ tiêu dùng số tại khu vực tỉnh thành nhỏ, người dùng trẻ tuổi trở thành nhóm người dùng số chủ lực… là xu hướng tiêu dùng trong 2023.
Giải pháp kiểm soát hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử

Giải pháp kiểm soát hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Nông sản Hà Tĩnh thời 4.0 - Kỳ 2: Khi nông sản Hà Tĩnh lên sàn

Nông sản Hà Tĩnh thời 4.0 - Kỳ 2: Khi nông sản Hà Tĩnh lên sàn

Đăng ký nhãn hiệu, QR-Cod, lên sàn thương mại điện tử đã giúp nông sản, các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh vươn tầm ra thế giới.
Quy mô kinh tế số Việt Nam dự báo đạt 50 tỷ USD vào năm 2050

Quy mô kinh tế số Việt Nam dự báo đạt 50 tỷ USD vào năm 2050

Quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050, trong đó thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực đóng góp quan trọng nhất.
Các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Sendo… đã cung cấp, kê khai với Tổng cục Thuế

Các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Sendo… đã cung cấp, kê khai với Tổng cục Thuế

Tổng cục Thuế cho biết, tính đến ngày 6/2/2023, đã có 258 sàn cung cấp thông tin trên Cổng thông tin thương mại điện tử.
Gia hạn thời gian nộp báo cáo hoạt động thương mại điện tử đến 18/02/2023

Gia hạn thời gian nộp báo cáo hoạt động thương mại điện tử đến 18/02/2023

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ gia hạn thời gian nộp báo cáo trực tuyến, do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc khi đăng nhập hệ thống.
Lazada Việt Nam vinh danh 10 thương hiệu phát triển bền vững trên sàn thương mại điện tử

Lazada Việt Nam vinh danh 10 thương hiệu phát triển bền vững trên sàn thương mại điện tử

Vừa qua, Lazada Việt Nam chính thức vinh danh 10 thương hiệu phát triển bền vững trên sàn thương mại điện tử trong khuôn khổ giải thưởng LazMall Brand Awards.
Bộ Công Thương cảnh báo về việc mua pháo hoa trực tuyến dịp Tết

Bộ Công Thương cảnh báo về việc mua pháo hoa trực tuyến dịp Tết

Bộ Công Thương cảnh báo người dùng chỉ mua các sản phẩm pháo hoa không tiếng nổ tại các cửa hàng kinh doanh của 2 đơn vị do Bộ Quốc Phòng cấp phép.
Đưa thương mại điện tử trở thành “bệ phóng” của nền kinh tế số

Đưa thương mại điện tử trở thành “bệ phóng” của nền kinh tế số

Để thương mại điện tử là trợ lực quan trọng của nền kinh tế số, việc quyết liệt thực hiện các giải pháp tổng thể là "chìa khoá" đưa nền kinh tế số tăng tốc.
Dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế số mạnh trong khu vực Đông Nam Á

Dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế số mạnh trong khu vực Đông Nam Á

Ước tính kinh tế số của Việt Nam đạt 23 tỷ USD trong năm 2022 và cao thứ 3 trong khu vực, sau Indonesia đạt 77 tỷ USD và Thái Lan 33 tỷ USD.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử

Ngoài việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, công tác phổ biến giáo dục pháp luật thương mại điện tử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Bộ Công Thương: Tạo liên kết vùng thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương: Tạo liên kết vùng thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử

Trong năm qua, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh liên kết vùng để tiêu thụ nông sản, thực phẩm, đặc sản địa phương qua phương thức thương mại điện tử.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số gỡ bỏ 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số gỡ bỏ 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm

Đây là thông tin được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, chiều 9/1.
Lazada hai năm liên tiếp được “xướng tên” là nền tảng thương mại điện tử xuất sắc

Lazada hai năm liên tiếp được “xướng tên” là nền tảng thương mại điện tử xuất sắc

Tối ngày 6/1, Lazada được vinh danh là nền tảng thương mại điện tử xuất sắc tại Tech Awards 2022. Đây là năm thứ 2 Lazada nhận được giải thưởng uy tín này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động