Đại biểu quốc hội: Cần có “van” để khóa tình trạng bong bóng bất động sản

Trong phiên thảo luận tại tổ sáng 5/6 về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), đại biểu quốc hội có ý kiến, cần có “van” để khóa tình trạng bong bóng bất động sản.
TP. Hồ Chí Minh khó xảy ra bong bóng bất động sản trong những tháng cuối năm Năm 2020 ít có nguy cơ “bong bóng” bất động sản

Tiếp tục kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 5/6 sau khi Quốc hội nghe trình bày về Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), các đại biểu đã tham gia thảo luận tại tổ về một số nội dung liên quan của dự thảo Luật.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh – Đoàn Cà Mau đồng ý, thống nhất các nội dung của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp Luật trình bày tại Quốc hội.

Tuy nhiên theo đại biểu Đinh Ngọc Minh: Tôi đọc cả 3 dự thảo luật gồm: Luật Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, tôi thấy chúng ta chưa có “van” để khóa tình trạng bong bóng bất động sản, bong bóng nhà ở. Hiện Trung Quốc đang dư 30 triệu ngôi nhà, Nhật Bản khoảng 3 triệu ngôi nhà và trước đó năm 2008-2009 Mỹ dư 500.000n ngôi nhà, điều này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước. Điều này gây lãng phí rất lớn và ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh thông tin, hầu hết các nước châu Âu, Hàn Quốc đều có “van” điều tiết bong bóng bất động sản bằng cách đánh thuế “mua ngay, bán ngay” hay Việt Nam hay gọi là “lướt sóng”. Thuế “mua ngay, bán ngay” sẽ được nhà nước thu 50% lợi nhuận và tỷ lệ này sẽ giảm dần cho đến năm thứ 10 thì người bán mới được nguyên giá theo thuế thông thường.

Đại biểu quốc hội: Cần có “van” để khóa tình trạng bong bóng bất động sản
Đại biểu Đinh Ngọc Minh đề xuất cần quy định "van" để khóa tình trạng bong bóng của thị trường nhà ở, bất động sản

Do vậy, đại biểu Đinh Ngọc Minh đề nghị dự thảo Luật cần có quy định để kiểm soát hoặc chống việc “lướt sóng” bất động sản, gây bất lợi cho nền kinh tế.

Ở góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Chu Hồi – Đoàn Hải Phòng đề nghị dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cần chuẩn lại các từ ngữ, nên ghi lại cho chặt chẽ. “Tại Điều 1 của dự thảo, tôi thấy lặp lại nhiều chữ “về nhà ở” và “nhà ở” và chữ “sử dụng” phải để cạnh ngay sau chữ “sở hữu”, đề nghị sửa lại “… luật này quy định về sở hữu, sử dụng phát triển quản lý vận hành nhà ở; giao dịch và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam”.

Đại biểu quốc hội: Cần có “van” để khóa tình trạng bong bóng bất động sản
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi đề nghị chuẩn lại các từ ngữ

Liên quan đến Nhà ở công vụ, đại biểu Tống Văn Bằng – Đoàn Hải Phòng đề nghị xem xét đánh giá mở rộng phạm vi nhà ở công vụ trong mục 3 Điều 42, Điều 47 và đề nghị mở rộng đối tượng để đảm bảo công bằng hơn.

Bên cạnh đó, đại biểu Tống Văn Bằng cho rằng, quy định đối với giáo viên, cán bộ y tế làm ở vùng sâu vùng xa mới bố trí nhà ở công vụ. Tuy nhiên chúng ta có thể quy định thực tế trong phạm vi 40 km từ nơi thường trú đến nơi công tác mà cán bộ y tế, giáo viên không thể đi về trong ngày được thì cần bố trí nhà ở công vụ. Như vậy, mới khuyến khích được cán bộ trong triển khai thực hiện các mục tiêu.

Trong khi đó, đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn Hải Phòng nhận xét, đây là dự án Luật liên quan đến nhiều luật dễ có sự chồng lấn, xung đột với các luật như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, đề nghị tiếp tục rà soát để phân định rõ điều chỉnh của luật.

Liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu nhà ở quy định tại khoản 2- Điều 9, đại biểu Lã Thanh Tân cho rằng, hiện đã có quy định cụ thể về “trưng mua, trưng dụng”, việc chúng ta phân định rõ việc “trưng mua trưng dụng”, trong trường hợp nhà nước thu hồi đất cần có chính sách bồi thường hỗ trợ theo quy định của Luật Đất đai. Cần làm rõ điều này, nếu trong dự thảo tiếp tục đưa ra chúng tôi hiểu là vừa “trưng mua, trưng dụng” vừa bồi thường dẫn đến không thống nhất.

Đại biểu quốc hội: Cần có “van” để khóa tình trạng bong bóng bất động sản
Sáng 5.6 các đại biểu họp tại tổ để thảo luận một số điều còn chưa thống nhất trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

Về cải tạo lại nhà ở chung cư, theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu- Đoàn Thừa Thiên Huế, tại Chương 5 kéo dài từ Điều 60- Điều 72 cần có nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định về thủ tục di dời cư dân ra khỏi vùng khu dân cư nguy hiểm có nguy cơ sụp đổ.

Tôi chú ý hình thức lựa chọn chủ đầu tư cải tạo xây dựng lại nhà chung cư. Trong dự thảo quy định lựa chọn Tổng Liên đoàn Lao động Viêt Nam, theo tôi nên có hình thức lựa chọn đa dạng, lựa chọn chủ đầu tư bằng hình thức nào cũng cần được quy định cụ thể. Là chỉ định, đấu thầu hay bằng các phương pháp khác để thể hiện được tính chuyên môn cao nhưng toàn diện, do xây dựng cải tạo cũng là xây dựng nó liên quan đến Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng kể cả quy hoạch, cần lưu ý thêm”- đại biểu Nguyễn Thị Sửu nhấn mạnh.

Theo vị đại biểu đến từ Thừa Thiên Huế, về phát triển nhà ở xã hội, Điều 80 có khái niệm tỷ lệ nhất định. Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng quy định còn chung chung. Đề nghị cần quy định cụ thể tùy thuộc vào các quy mô, chẳng hạn quy mô dưới 10 ha, 20 ha… tỷ lệ nhất định cho các cấp thẩm quyền triển khai như thế nào? Đồng thời phải tương thích với từng loại đô thị. Có đô thị loại 3, loại 4, loại 5 hay tỷ lệ nhất định này áp dụng chung cho cả 3 loại đô thi 3 cấp từ 3-5, cần có quy định cụ thể, tường minh ở đây.

Đại biểu quốc hội: Cần có “van” để khóa tình trạng bong bóng bất động sản
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu phát biểu góp ý tại tổ sáng 5/6

Đối với nhà lưu trú công nhân, đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị cần có quy định hạn định thu nhập bao nhiêu được coi là thu nhập thấp như tiêu chí xác định hộ nghèo, cận nghèo… để có thể xác định cụ thể. Ngoài ra, từng loại đô thị khác nhau cần có tiêu chí khác nhau, đơn cử Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh có mức thu nhập và mức sống khác với các đô thị, nên quy định phải khác. “Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất… không chỉ dành cho thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội mà còn Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng…. Cần cân nhắc để tạo sự công bằng, quan trọng nhất nhằm tạo động lực phát triển toàn xã hội”- đại biểu Nguyễn Thị Sửu nhấn mạnh.

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gồm 13 Chương với 196 Điều. So với Luật Nhà ở năm 2014 thì dự thảo Luật (sửa đổi) đã tăng hơn 13 Điều; trong đó bãi bỏ 07 Điều trong Luật hiện hành (Điều 98, Điều 124, Điều 130, Điều 142, Điều 143, Điều 157, Điều 172), giữ nguyên 47 Điều; sửa đổi, bổ sung 104 Điều; bổ sung mới 34 Điều; Luật hóa từ Nghị định 11 Điều. Luật này quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội của các doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản, giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì thực hiện theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản.
Thu Hường - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Nhà ở (sửa đổi)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch BHS: Thị trường bất động sản bước vào ‘bữa tiệc lớn’ khi sáp nhập tỉnh

Chủ tịch BHS: Thị trường bất động sản bước vào ‘bữa tiệc lớn’ khi sáp nhập tỉnh

Chủ tịch BHS nhận định, thị trường bất động sản sẽ bước vào một ‘bữa tiệc lớn’ khi sáp nhập tỉnh và ai không ngồi vào ‘sẽ bị bụng đói khi tiệc tàn’.
Dạo quanh thị trường bất động sản trước sáp nhập tỉnh

Dạo quanh thị trường bất động sản trước sáp nhập tỉnh

Thị trường bất động sản trước sáp nhập tỉnh hết sức sôi động. Đây được cho là thời điểm vàng để đầu tư sinh lời.
Thông tin mới về đô thị loại 3 Văn Giang khiến giới bất động sản quan tâm

Thông tin mới về đô thị loại 3 Văn Giang khiến giới bất động sản quan tâm

Huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) sẽ trở thành đô thị loại 3 đã khiến thị trường bất động sản khu vực này sôi động hơn và "hút" sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Cảnh giác với tin giả sáp nhập tỉnh để bán nhà đất

Cảnh giác với tin giả sáp nhập tỉnh để bán nhà đất

Lợi dụng chủ trương sáp nhập tỉnh thành phố, nhiều tổ chức cá nhân tung tin giả để tạo “sóng ảo” bán nhà đất.
Trước sáp nhập tỉnh, bất động sản công nghiệp và logistics

Trước sáp nhập tỉnh, bất động sản công nghiệp và logistics 'hút' nhà đầu tư

Nhu cầu của các doanh nghiệp về bất động sản công nghiệp và logistics đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt thời điểm có thông tin chuẩn bị sáp nhập tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Dòng vốn đầu tư bất động sản dịch chuyển thế nào trước sáp nhập tỉnh?

Dòng vốn đầu tư bất động sản dịch chuyển thế nào trước sáp nhập tỉnh?

Thị trường bất động sản có nhiều biến động, dòng vốn dịch chuyển ở nhiều phần khúc trước thời điểm dự kiến sáp nhập tỉnh, thành phố.
Doanh nghiệp đồng hành để Thủ Đức thành cực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp đồng hành để Thủ Đức thành cực tăng trưởng mới

Các doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào Thủ Đức sau quy hoạch mới, sẵn sàng đồng hành cùng chặng đường phát triển tiếp theo của thành phố này.
Bất động sản vùng ven ‘dậy sóng’ sau tin sáp nhập tỉnh

Bất động sản vùng ven ‘dậy sóng’ sau tin sáp nhập tỉnh

Những ngày gần đây, thông tin về việc sáp nhập tỉnh lân cận vào TP. Hồ Chí Minh đã khiến thị trường bất động sản vùng ven có những biến động mạnh mẽ.
Flamingo khởi công khu nghỉ dưỡng quốc tế Luxury Retreat Thái Nguyên

Flamingo khởi công khu nghỉ dưỡng quốc tế Luxury Retreat Thái Nguyên

Ngày 15/3, Tập đoàn Flamingo đã khởi công Flamingo Majestic Island Resort tại Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên.
Hạ tầng bứt phá hút giới đầu tư đổ về Ocean City

Hạ tầng bứt phá hút giới đầu tư đổ về Ocean City

Đầu năm 2025, Ocean City liên tục đón tin vui về quy hoạch hạ tầng trọng điểm. Khi mọi tuyến đường đều dẫn lối về đô thị ở tốt nhất thế giới
Khi nào Quảng Nam, Quảng Ngãi có nhà ở xã hội?

Khi nào Quảng Nam, Quảng Ngãi có nhà ở xã hội?

Được giao chỉ tiêu đến năm 2030 có hàng chục nghìn nhà ở xã hội, nhưng đến nay một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi vẫn ''trắng'' nhà ở xã hội.
Việt Nam thành điểm đến đầu tư bất động sản cao cấp

Việt Nam thành điểm đến đầu tư bất động sản cao cấp

Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á cho các khoản đầu tư vào bất động sản cao cấp.
3 yếu tố người mua bất động sản coi trọng nhất

3 yếu tố người mua bất động sản coi trọng nhất

Bất động sản bước vào chu kỳ mới, người mua quan tâm điều gì nhất? Chuyên gia đã chỉ ra 3 yếu tố người mua bất động sản coi trọng nhất.
Hà Nội: Nhiều dự án tái định cư tại quận Long Biên bỏ hoang phí

Hà Nội: Nhiều dự án tái định cư tại quận Long Biên bỏ hoang phí

Trong khi nhu cầu nhà ở của người dân tại Hà Nội đang rất cao, trên địa bàn quận Long Biên vẫn có nhiều tòa nhà tái định cư bỏ hoang.
Thị trường nhà ở Anh chậm nhất trong hơn một năm

Thị trường nhà ở Anh chậm nhất trong hơn một năm

Thị trường nhà ở Vương Quốc Anh đã có tháng chậm nhất trong hơn một năm vào tháng Hai.
Bất động sản hàng hiệu ở Việt Nam lên sàn quốc tế

Bất động sản hàng hiệu ở Việt Nam lên sàn quốc tế

Masterise Homes chính thức hợp tác với S&S Christie’s International Real Estate, đưa các dự án bất động sản hạng sang của mình lên mạng lưới toàn cầu.
Sức hút đến từ dự án căn hộ thương gia The Cosmopolitan

Sức hút đến từ dự án căn hộ thương gia The Cosmopolitan

The Cosmopolitan – thuộc dự án Imperia Signature Cổ Loa trở thành tâm chấn của thị trường bất động sản đầu năm 2025 ngay khi thông tin chính thức được công bố.
Đà Nẵng: Giá đất

Đà Nẵng: Giá đất ''rục rịch'' tăng, người mua cần thận trọng!

Giá đất tại TP. Đà Nẵng và vùng ven ''rục rịch' tăng nhưng không có chuyện 'sốt đất'. Chuyên gia bất động sản khuyến cáo người mua thận trọng trong giao dịch.
Chủ tịch VARS: Hầu hết doanh nghiệp đều ‘tự bơi’ khi làm nhà ở xã hội

Chủ tịch VARS: Hầu hết doanh nghiệp đều ‘tự bơi’ khi làm nhà ở xã hội

Chủ tịch VARS cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp đều phải 'đơn thương độc mã' thực hiện giải phóng mặt bằng, gây ra nhiều khó khăn trong xây dựng nhà ở xã hội.
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tạo

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội tạo 'gánh nặng' cho doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng, việc xét duyệt thông tin và hồ sơ của người mua nhà ở xã hội sẽ tạo 'gánh nặng' cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 'khát' quỹ đất sạch, lo ngại thủ tục kéo dài khi làm nhà ở xã hội

Lãnh đạo UDIC cho rằng, quỹ đất nhà ở xã hội rất ít, rất thiếu; thủ tục, quy trình phê duyệt dự án tương đối dài là một trong những khó khăn, vướng mắc.
Vingroup, Becamex, HUD kiến nghị giải pháp gì để phát triển nhà ở xã hội?

Vingroup, Becamex, HUD kiến nghị giải pháp gì để phát triển nhà ở xã hội?

Đại diện Vingroup, Becamex, HUD đã đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp để phát triển nhà ở xã hội...
Khám phá dinh thự đáng sống bậc nhất tại Van Phuc City

Khám phá dinh thự đáng sống bậc nhất tại Van Phuc City

Van Phuc City - khu đô thị nằm bên dòng sông Sài Gòn thơ mộng kết hợp với tiện nghi hiện đại đã tạo nên không gian sống lý tưởng cho cư dân tinh hoa.
Cấm cho thuê ngắn ngày ở chung cư: Cư dân đồng tình nhà đầu tư băn khoăn

Cấm cho thuê ngắn ngày ở chung cư: Cư dân đồng tình nhà đầu tư băn khoăn

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quy định cấm cho thuê dịch vụ lưu trú du lịch tại các căn hộ chung cư không phải dịch vụ.
Hà Nội: Thêm dự án nhà ở xã hội mới, giá chỉ hơn 18 triệu đồng/m2

Hà Nội: Thêm dự án nhà ở xã hội mới, giá chỉ hơn 18 triệu đồng/m2

Ngày 3/3, dự án nhà xã hội Thăng Long Green City tại ô đất CT3, Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh đã được khởi công.
Mobile VerionPhiên bản di động