Đại án Việt Á: Lý do tách sai phạm của 3 tướng Học viện Quân y để tiếp tục điều tra

PV

PV

Do thời hạn điều tra đã hết nên Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng đã tách sai phạm của 3 tướng là cựu lãnh đạo Học viện Quân y để tiếp tục điều tra.
Vụ Việt Á, Giám đốc và Phó Giám đốc Học viện Quân y bị cách hết chức vụ trong Đảng Chiêu trò xuyên tạc, chống phá qua các vụ án "chuyến bay giải cứu" và kit test Việt Á: Bổn cũ soạn lại Cháy chung cư, lòi vi phạm: Cần cuộc đại phẫu nghiêm minh như vụ Việt Á

Ngày 27/12, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm với 7 bị cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty Việt Á, Học viện Quân y về các tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Ngoài các bị cáo là cựu cán bộ Học viện Quân y bị truy tố, cáo trạng của Viện kiểm sát quân sự trung ương cũng đề cập đến trách nhiệm của 3 cựu lãnh đạo Học viện Quân y. Đó là Trung tướng Đỗ Quyết, cựu Giám đốc Học viện Quân y; Thiếu tướng Hoàng Văn Lương và Thiếu tướng Lê Bách Quang, cựu Phó giám đốc Học viện Quân y.

Đại án Việt Á: Lý do tách sai phạm của 3 tướng Học viện Quân y để tiếp tục điều tra
Trung tướng Đỗ Quyết, cựu Giám đốc Học viện Quân y

Theo cáo trạng, trước tình hình dịch COVID-19 xuất hiện ở nước ngoài và có nguy cơ lây vào Việt Nam, Ban Giám đốc Học viện Quân y đã chỉ đạo cơ quan chức năng của học viện xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu bộ kit chẩn đoán viêm phổi do virus Corona.

Do vụ lợi các nhân nên từ tháng 1/2020, Trịnh Thanh Hùng đã thông đồng với Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á và Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y để đưa Công ty Việt Á vào tham gia Đề tài nghiên cứu kít test Covid-19 với vai trò là cơ quan phối hợp, sản xuất 20.000 test kít thử nghiệm và sau đó để Công ty Việt Á được cấp phép và sản xuất thương mại trái pháp luật bộ kít.

Cụ thể, Ngày 21/1/2020, cựu Thượng tá Hồ Anh Sơn, cựu Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y trình Thiếu tướng Hoàng Văn Lương công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về đề xuất nhiệm vụ phát triển kit test.

Sau khi nhận được văn bản của Học viện Quân y, Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao đổi thống nhất với Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á về việc để công ty này tham gia đề tài.

Phan Quốc Việt đồng ý, vì vậy Trịnh Thanh Hùng yêu cầu Hồ Anh Sơn bổ sung thêm Công ty Việt Á tham gia đề tài. Thực hiện ý kiến của Trịnh Thanh Hùng, Sơn sửa lại phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học của đề tài, trong đó đưa Công ty Việt Á tham gia và trình Thiếu tướng Hoàng Văn Lương ký.

Ngày 28/2/2020, Phan Quốc Việt cho nhân viên mang ba loạt kit đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá, thử nghiệm.

Ba ngày sau, Nguyễn Thị Lan Anh biết kết quả thử nghiệm bộ kit của Việt Á đạt yêu cầu nên báo cáo ban giám đốc và Trịnh Thanh Hùng biết.

Từ kết quả trên, Hùng yêu cầu Hồ Anh Sơn làm văn bản của Học viện Quân y đề nghị nghiệm thu giai đoạn 1 đề tài.

Ngày 2/3, Hồ Anh Sơn trình Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc học viện, ký văn bản đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu giai đoạn 1 đề tài. Cùng ngày, Bộ này ra quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu.

Một ngày sau, hội đồng nghiệm thu đã thông qua quy trình do Học viện Quân y nghiên cứu nhưng dựa trên kết quả đánh giá bộ kit mà Việt Á cung cấp, và đề nghị Bộ Y tế xem xét cấp phép để sử dụng phòng chống dịch.

Một tháng sau, Bộ Y tế có quyết định cấp số đăng ký tạm thời để sử dụng bộ kit của Việt Á trong xét nghiệm sàng lọc.

Khoảng tháng 4/2020, Công ty Việt Á làm hồ sơ xin cấp phép lưu hành chính thức bộ kit xét nghiệm gửi Vụ Trang thiết bị và công trình y tế thuộc Bộ Y tế. Bộ Y tế đã yêu cầu Việt Á bổ sung tài liệu chứng minh, làm rõ quan hệ của Học viện Quân y với công ty.

Phan Quốc Việt chỉ đạo cấp dưới là Vũ Đình Hiệp, Phó Tổng Giám đốc xây dựng biên bản thể hiện Học viện Quân y bàn giao đề tài và đồng ý cho Việt Á sử dụng sản phẩm. Biên bản này được ghi lùi thời gian về ngày 10/2/2020 rồi chuyển cho Hồ Anh Sơn trình lên cho Thiếu tướng Hoàng Văn Lương ký.

Do tin tưởng Hồ Anh Sơn, Thiếu tướng Hoàng Văn Lương không xem biên bản mà ký và chuyển lại ngay. Sau đó, biên bản này được Công ty Việt Á đưa vào hồ sơ chuyển sang Bộ Y tế xin cấp phép lưu hành chính thức bộ kit xét nghiệm.

"Theo quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ mới là đại diện chủ sở hữu đề tài nghiên cứu cấp quốc gia chứ Học viện Quân y không có thẩm quyền chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Công ty Việt Á", cáo trạng khẳng định.

Sau khi Bộ Y tế cấp phép, Phan Quốc Việt đã đưa Trịnh Thanh Hùng 2 lần tổng số tiền 350.000 USD (hơn 8 tỷ đồng) và chi phần trăm chia sẻ lợi nhuận đề tài cho Hồ Anh Sơn 2,5 tỷ đồng.

Từ tháng 10 đến tháng 12/2021, lần lượt hội đồng nghiệm thu sản phẩm của Học viện Quân y, hội đồng cấp cơ sở Học viện Quân y (do Thiếu tướng Hoàng Văn Lương làm chủ tịch) và hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài của Bộ Khoa học và Công nghệ (do thiếu tướng Lê Bách Quang làm chủ tịch) đều nghiệm thu, thông qua và đánh giá kết quả đề tài ở mức "đạt".

Thực chất việc các hội đồng tổ chức nghiệm thu chỉ mang tính hình thức và không đúng bản chất vì sản phẩm không được sản xuất theo quy trình nghiên cứu, không rõ nguồn gốc và đã được Bộ Y tế cấp phép cho phục vụ phòng chống dịch trước khi nghiệm thu đề tài.

Viện kiểm sát quân sự trung ương cho rằng, hành vi của Trung tướng Đỗ Quyết, Thiếu tướng Hoàng Văn Lương do tin tưởng cấp dưới trong nghiên cứu, thực hiện đề tài và đấu thầu mua kit nên chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm của cấp dưới. Thiếu tướng Hoàng Văn Lương do tin tưởng và không xem biên bản bàn giao do Công ty Việt Á soạn thảo và Hồ Anh Sơn trình ký nên đã ký biên bản bàn giao này.

Thiếu tướng Lê Bách Quang, Chủ tịch các hội đồng do tin tưởng kết quả nghiên cứu của Học viện Quân y, kết quả kiểm nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các ý kiến của các thành viên trong hội đồng nên thông qua nghiệm thu giai đoạn 1 và nghiệm thu đề tài.

"Hành vi của các cá nhân này có dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên do thời hạn điều tra vụ án đã hết nên Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng tách hành vi sai phạm của những người này để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ đánh giá đúng mức độ sai phạm và xem xét trong cùng vụ án Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cùng với bị can Nguyễn Thị Lan Anh là có cơ sở", cáo trạng nêu.

Trước đó, ngày 5/4/2022, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Trung tướng Đỗ Quyết và Thiếu tướng Hoàng Văn Lương bằng hình thức "Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng".

Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 đã gây hậu quả nghiêm trọng. Vi phạm, khuyết điểm của Trung tướng Đỗ Quyết và Thiếu tướng Hoàng Văn Lương gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và Học viện Quân y.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại án Việt Á

Tin cùng chuyên mục

Đại án Việt Á: Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được giảm 1 năm tù

Đại án Việt Á: Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được giảm 1 năm tù

Quảng Nam: Bắt quả tang 5 xe đầu kéo vận chuyển hơn 240m³ gỗ trái phép

Quảng Nam: Bắt quả tang 5 xe đầu kéo vận chuyển hơn 240m³ gỗ trái phép

Thêm một viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bị khởi tố

Thêm một viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bị khởi tố

Cà Mau: Công ty Du lịch Sinh thái Quốc tế nợ thuế 8,7 tỷ đồng, bị cưỡng chế hóa đơn

Cà Mau: Công ty Du lịch Sinh thái Quốc tế nợ thuế 8,7 tỷ đồng, bị cưỡng chế hóa đơn

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 4 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 4 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Ông Lê Thanh Hải bị kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng

Ông Lê Thanh Hải bị kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng

Vì sao Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng bị tạm giữ?

Vì sao Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng bị tạm giữ?

TP. Cần Thơ: Thêm 2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

TP. Cần Thơ: Thêm 2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

Bình Dương: Gỗ Trường Thành (TTF) bị cưỡng chế thuế gần 23 tỷ đồng

Bình Dương: Gỗ Trường Thành (TTF) bị cưỡng chế thuế gần 23 tỷ đồng

Phú Thọ: Triệt phá đường dây mua bán động vật quý hiếm, có cả hổ hoang dã còn sống

Phú Thọ: Triệt phá đường dây mua bán động vật quý hiếm, có cả hổ hoang dã còn sống

TP. Phú Quốc: Chủ tịch xã nhận hối lộ 2,5 tỷ đồng để làm ngơ cho đối tượng phân lô trái phép

TP. Phú Quốc: Chủ tịch xã nhận hối lộ 2,5 tỷ đồng để làm ngơ cho đối tượng phân lô trái phép

TP. Hồ Chí Minh: Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc nợ 34 tỷ đồng tiền thuế

TP. Hồ Chí Minh: Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc nợ 34 tỷ đồng tiền thuế

Làm rõ ‘hành vi lạ’ của Đoàn kiểm tra Sở TN&MT TP. Hà Nội

Làm rõ ‘hành vi lạ’ của Đoàn kiểm tra Sở TN&MT TP. Hà Nội

Phạt tù 16 bị cáo trong vụ án đưa và nhận hối lộ tại Lai Châu

Phạt tù 16 bị cáo trong vụ án đưa và nhận hối lộ tại Lai Châu

Vụ loạt xe tải chở đất ‘lậu’ quay đầu trên cao tốc: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo làm rõ

Vụ loạt xe tải chở đất ‘lậu’ quay đầu trên cao tốc: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo làm rõ

Bắc Giang: Công ty PCCC Phương Nam bị cưỡng chế thuế 82 tỷ đồng

Bắc Giang: Công ty PCCC Phương Nam bị cưỡng chế thuế 82 tỷ đồng

Vụ Việt Á: Ông Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Vụ Việt Á: Ông Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Đồng Nai: Công ty LDG tiếp tục bị cưỡng chế thuế

Đồng Nai: Công ty LDG tiếp tục bị cưỡng chế thuế

Lai Châu: Công khai danh sách 27 doanh nghiệp nợ thuế hơn 9,7 tỷ đồng

Lai Châu: Công khai danh sách 27 doanh nghiệp nợ thuế hơn 9,7 tỷ đồng

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Tìm bị hại mua 25 gói trái phiếu trị giá hơn 30.000 tỷ đồng

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Tìm bị hại mua 25 gói trái phiếu trị giá hơn 30.000 tỷ đồng

Xem thêm