Phát triển công nghiệp cơ khí, chế tạo máy nông nghiệp là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp cơ khí trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Để ngành công nghiệp cơ khí phát triển, các chuyên gia cho rằng cần giải quyết được hai vấn đề về công nghiệp phụ trợ và công nghiệp vật liệu.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ôtô thực sự; giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Để khắc phục bất lợi về giá thành giữa ôtô sản xuất trong nước và nhập khẩu (NK), cần có chính sách thuế hợp lý.
Từng được coi là “máy cái” của sản xuất công nghiệp trong nước, là ngành công nghiệp mũi nhọn, giữ vai trò chủ đạo... nhưng ngành cơ khí đã qua “thời oanh liệt”, đang phải tìm cách để tồn tại và phát triển.
Trong Công văn phúc đáp của Công ty Honda Việt Nam (HVN) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào ngày 29/4/2020, HVN đã báo cáo tình hình hoạt động và kiến nghị các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do đại dịch COVID-19. Theo đó, HVN vẫn tiếp tục đi theo định hướng chung của Chính phủ trong việc tập trung vào phát triển sản xuất trong nước.
“Cần có chiều sâu và tầm nhìn xa hơn về phát triển ngành công nghiệp Alumin và nhôm ở Việt Nam đến năm 2025 và 2030” là yêu cầu được Thủ tướng nhấn mạnh tại cuộc họp tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 245 của Bộ Chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 diễn ra sáng 16/4.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cùng với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ô tô hiện nay, THACO đã bước đầu thành công khi “lội ngược dòng” xuất khẩu các sản phẩm ô tô, linh kiện phụ tùng và cơ khí ra nước ngoài. Mới đây, THACO đã hợp tác với với một đối tác ở Mỹ để xuất khẩu sơmi rơmoóc được sản xuất tại Chu Lai - Quảng Nam sang thị trường Mỹ - một trong những thị trường khó tính nhất thế giới với những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng.
Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đang tích cực triển khai xây dựng Bộ tiêu chuẩn ngành nhôm, xúc tiến thương mại và xây dựng chính sách giá, góp phần phát triển bền vững ngành nhôm Việt.
Trong bối cảnh thị trường toàn cầu trầm lắng, thị trường thép trong nước tháng 01/2020 giảm cả ở sản xuất và bán hàng thép lần lượt là 22,3% và 31% so với cùng kỳ năm 2019.
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) vừa phân tích về diễn biến của ngành thép trong năm 2019 và đưa ra những nhận định về triển vọng của ngành này trong năm 2020 và những rủi ro tác động đếngiá thép.
Ngày 08/1, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng), ông Phạm Trọng Thực – Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp - đánh giá cao công tác đầu tư và vận hành hệ thống thiêt bị bảo vệ môi trường của đơn vị. Tuy nhiên, cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống này, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác vận hành, tuân thủ quy trình kỹ thuật, thường xuyên giám sát, kiểm tra và có kế hoạch phòng sự cố trong quá trình hoạt động của nhà máy