Thứ tư 14/05/2025 10:41

Công khai giá bán, tránh thao túng, ‘bắt chẹt’ người mua

Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc việc công khai giá, bán theo niêm yết là biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, tránh thao túng, “bắt chẹt” người mua.

Thực hiện nghiêm quy định niêm yết giá

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá ngày 6/2, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, Luật Giá (sửa đổi) có hiệu lực từ tháng 7/2024 nhưng các quy định chưa được thực hiện nghiêm. Ông dẫn lại câu chuyện bát phở lên đến 1 triệu đồng vào ngày Tết, hay những trường hợp bị tước giấy phép kinh doanh do vi phạm về bán hàng. Do đó, cần phải niêm yết và bán theo giá niêm yết.

Theo Phó thủ tướng, các quy định về niêm yết giá cần phải thực hiện nghiêm để giữ môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh thao túng, nâng khống giá bán. Bộ Tài chính được yêu cầu tham mưu Thủ tướng ban hành chỉ thị yêu cầu thực hiện ngay và nghiêm túc việc này.

“Vấn đề không nằm ở chỗ đắt hay rẻ mà phải công khai minh bạch về giá để người mua hàng lựa chọn, tránh tình trạng người bán lợi dụng “bắt chẹt” khách để lấy tiền” - Phó thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo để đánh giá công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng năm 2025. Ảnh: VGP

Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8%, phấn đấu hai chữ số trong những năm tới. Cùng với đó, lạm phát năm 2025 dự kiến ở mức 4,5% theo Nghị quyết của Quốc hội. Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, với mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8%, lượng tiền cung ứng vào nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều so với 2024. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá, nhất là giá tiêu dùng.

Kiểm soát lạm phát

Cùng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, lạm phát phải được kiểm soát tốt trong điều kiện các nguồn lực được đẩy mạnh để đạt tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất.

Bộ Tài chính dự báo việc điều hành giá năm nay sẽ gặp áp lực đến từ thị trường, giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như nhiên liệu, vật liệu xây dựng, thực phẩm và một số mặt hàng do Nhà nước quản lý. Theo đó, cơ quan này đưa ra 3 kịch bản với dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,83 - 4,5%.

“Điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm nay cần tiếp tục thận trọng, linh hoạt” - ông Cận nói; đồng thời ông cho biết, nhà điều hành sẽ tập trung vào bình ổn giá để ổn định sản xuất, sinh hoạt của người dân. Họ đề nghị các bộ ngành, địa phương phối hợp, chủ động đề xuất phương án điều hành, bình ổn giá, nhất là với các hàng hóa, tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ công theo lộ trình thị trường.

Trong ba kịch bản lạm phát năm nay được Bộ Tài chính phác thảo, Phó thủ tướng đề nghị chọn kịch bản CPI bình quân tăng khoảng 4,15% so với năm 2024.

“Điều hành giá phải chủ động, cụ thể và hiệu quả” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu các bộ ngành xây dựng kịch bản điều hành giá mặt hàng quản lý theo từng quý. Sau đó, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê sẽ tổng hợp, tham mưu Chính phủ các biện pháp điều hành khả thi.

Với những mặt hàng do Nhà nước quản lý, các bộ ngành có biện pháp điều chỉnh theo lộ trình ở mức độ, thời điểm phù hợp. Cùng với đó, việc thanh kiểm tra, giám sát thị trường phải được tăng cường, để không để xảy ra thiếu hàng, gián đoạn nguồn cung gây tăng giá đột biến.

Bộ Tài chính giả định biến động giá một số mặt hàng thiết yếu tác động đến CPI theo 3 kịch bản.

Kịch bản 1, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 3,83% so với năm 2024.

Kịch bản 2, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024.

Kịch bản 3, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,5% so với năm 2024.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ 'bữa tiệc' ánh sáng

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus