Cải cách cơ chế, chính sách: Lực đẩy giúp doanh nghiệp hồi phục hậu Covid-19

Cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính được xem là một trong những kênh quan trọng giúp doanh nghiệp vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19.

Tiết kiệm 6.300 tỷ đồng/năm nhờ cải cách

Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã bùng phát và lan rộng ra nhiều quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Ở trong nước, dịch Covid-19 đã và đang tác động nhiều mặt kinh tế - xã hội, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã phải dừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng.

Tại hội nghị trực tuyến “Hiến kế cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19”, diễn ra chiều ngày 26/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: để kịp thời ứng phó với đại dịch Covid-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, an ninh lương thực, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội; tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và chuyển đổi phương thức làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nước theo hướng điện tử hóa phi giấy tờ, ứng dụng công nghệ thông tin.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, cắt giảm 6.776/9.926 danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm ước tính khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.

cai cach co che chinh sach tao da vuc day doanh nghiep hau covid 19
Hội nghị trực tuyến “Hiến kế cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19"

Các bộ, ngành cũng đã có phương án xử lý 1.501 mặt hàng chồng chéo về thẩm quyền. Đặc biệt, Cổng Dịch vụ công quốc gia, sau hơn 5 tháng hoạt động, đã tích hợp, cung cấp 408 dịch vụ công trực tuyến; có hơn 39 triệu lượt truy cập; hơn 150.000 tài khoản đăng ký; gần 8,5 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái; gần 85.000 hồ sơ được thực hiện qua Cổng; tiếp nhận gần 6.000 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

“Thời gian tới, Chính phủ xác định sẽ thông qua và triển khai thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025, với mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khẳng định, có rất nhiều lợi ích từ cải cách thủ tục hành chính. Việc này góp phần khuyến khích đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động; tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; giải phóng nguồn lực của người dân, doanh nghiệp dành cho việc tuân thủ các thủ tục không cần thiết; tạo ra môi trường đầu tư - kinh doanh lành mạnh, hiệu quả, khuyến khích đầu tư - kinh doanh; giảm chi phí giám sát của Nhà nước cũng như chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp…

“Cải cách thủ tục hành chính là một trong những kênh quan trọng giúp doanh nghiệp "vực dậy" hoạt động sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19” - TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh và cho biết thêm, qua khảo sát 15 ngành nghề bị tác động bởi Covid-19, thì ngành dệt may, da giày, sản xuất kinh doanh thép, khai khoáng, dầu thô, du lịch, vận tải kho bãi, tài chính ngân hàng, kinh doanh bất động sản và giáo dục đào tạo là những ngành hiện đang gặp vô vàn khó khăn.

“Hiến kế” cải cách cơ chế, chính sách

Có thể thấy, môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước cải thiện nhanh, rõ nét, các doanh nghiệp đã tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí hoạt động so với trước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những nút thắt, cần tiếp tục được tháo gỡ nhằm tạo cú hích đột phá cho việc phát triển của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Kim Nam cho rằng, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản trị phù hợp với từng đối tượng chủ thể kinh doanh để doanh nghiệp tự tham chiếu, đánh giá và hoàn thiện bản thân doanh nghiệp. Với những đối tượng chưa đạt tiêu chuẩn, Nhà nước cần đưa ra các chính sách nâng đỡ, dìu dắt; còn với những doanh nghiệp đã đạt chuẩn nên đưa ra các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó, hiện nay đang tồn tại thực trạng là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh rất khó tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thiếu môi trường kinh doanh trên không gian số. Mặc dù, hiện vấn đề số hóa, chuyển đổi số đang được đề cập đến rất nhiều, tuy nhiên để hoàn toàn nắm được việc số hóa là gì, chuyển đổi số là gì… một cách cụ thể rõ ràng thì giới doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như còn rất mơ hồ.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) bày tỏ, cần đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như hậu Covid-19. Điều này, có ý nghĩa và tác động rất lớn tới sự ổn định và niềm tin của doanh nghiệp, người dân. Bên cạnh đó, tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường các dịch vụ công trực tuyến để giảm bớt các gánh nặng tuân thủ, tiết giảm thời gian, chi phí làm thủ tục cho doanh nghiệp, người dân,

“Cần sớm thực hiện các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc tháo gỡ khó khăn và sửa đổi, bãi bỏ quy định in mã số mã vạch nước ngoài lên bao bì hàng hóa xuất khẩu quy định tại tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP; xây dựng và xác lập hàng “chế biến” đối với sản phẩm thủy sản thay vì bị áp đặt là “sơ chế” khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đa số hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp hiện nay…” - ông Nguyễn Hoài Nam kiến nghị.

Theo bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Chính phủ, Quốc hội cần xem xét, bổ sung thêm các sắc thuế, phí cần miễn, giảm; kéo dài thời hạn hoãn các khoản phải nộp, phải trả của doanh nghiệp; nới trần hạn mức tăng trưởng tín dụng cho vay… Đặc biệt, cần có chính sách miễn giảm chi phí thuê mặt bằng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất; miễn giảm thuế xuất nhập khẩu cho các nguyên vật liệu sản xuất và tiêu dùng nhằm đẩy mạnh bù đắp thiếu hụt trong thời kỳ Covid-19.

Đồng thời, cần có gói hỗ trợ cho các nhà bán lẻ để các nhà bán lẻ đồng hành với doanh nghiệp sản xuất kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất phát triển… “Các cơ quan chức năng thực hiện nhất quán và triệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thực chất, tập trung giải quyết các điểm nghẽn, bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển”- bà Vũ Thị Hậu nói.

Tại Nghị quyết số 68/NQ-CP về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 mới được Chính phủ ban hành, đã nêu quan điểm: Cắt giảm, đơn giản hóa ngay những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân trong các văn bản hiện hành góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, có nhà tư vấn tốt mới có quy hoạch tốt, có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt.
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Chiều 21/4/2024, tại tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động