Cái bắt tay tạo lập trật tự năng lượng toàn cầu mới

Theo giới chuyên gia, năm 2023 có lẽ được ghi nhớ là năm khởi đầu cho trật tự năng lượng thế giới mới, hình thành bởi liên minh Trung Quốc và Trung Đông.
Nỗi lo dư cung vẫn chi phối thị trường năng lượng toàn cầu Dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng đẩy giá dầu đảo chiều đi lên

Petroyuan đang dần thay thế petrodollars?

Trong báo cáo phân tích thị trường dầu của Ngân hàng Credit Suisse, chuyên gia phân tích nổi tiếng Zoltan Pozsar lưu ý Trung Quốc đã và đang mua rất nhiều dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Iran, Venezuela, Nga và một số nước thuộc khu vực của châu Phi, bằng đồng tiền riêng của nước này. Gần đây nhất, tháng 12/2022, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) và Saudi Arabia. Sự kiện này đánh dấu sự ra đời của một cách thức giao dịch mới gọi là “petroyuan” (giá dầu tính bằng đồng Nhân dân tệ - NDT).

Một cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark ở ngoài khơi Vùng Vịnh.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark ở ngoài khơi Vùng Vịnh.

Chuyên gia Pozsar cho rằng, “Trung Quốc muốn viết lại các quy tắc của thị trường năng lượng toàn cầu, như một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm hạ nhiệt hiện tượng đô la hóa ở nhóm các quốc gia gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như tại nhiều khu vực khác của thế giới. Lý do, theo vị chuyên gia, đó là Bắc Kinh nhận thấy dự trữ ngoại hối bằng đồng USD đã được “vũ khí hóa”, trở thành công cụ hữu hiệu để các quốc gia phương Tây “trừng phạt” Nga, liên quan tới cuộc xung đột Nga-Ukraine. Trung Quốc hướng mục tiêu thúc đẩy các giao dịch mua bán dầu được thanh toán bằng đồng NDT trên Sàn giao dịch dầu mỏ và khí đốt tự nhiên Thượng Hải sớm nhất là vào năm 2025. Động thái này sẽ đánh dấu một sự thay đổi lớn trong nền thương mại năng lượng toàn cầu.

Mặc dù điều này không làm cho đồng NDT có thể thay thế đồng USD và trở thành một loại tiền tệ dự trữ trên phạm vi toàn cầu, nhưng giao dịch dầu mỏ vẫn có ý nghĩa kinh tế và tài chính quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và giới đầu tư. Trước hết, triển vọng về năng lượng giá rẻ đã thu hút các doanh nghiệp công nghiệp phương Tây đến với Trung Quốc. Điều này được thể hiện qua động thái gần đây của tập đoàn BASF (Đức). Tập đoàn này đã thu hẹp quy mô nhà máy chính của họ ở thành phố Ludwigshafen (Đức) và chuyển hoạt động hóa chất sang Trạm Giang (Trung Quốc). Đây có thể là khởi đầu của hiện tượng mà chuyên gia Zoltan Pozsar gọi là xu hướng “từ trang trại đến bàn ăn”, trong đó Trung Quốc cố gắng thu được nhiều sản phẩm giá trị gia tăng hơn tại địa phương, sử dụng năng lượng giá rẻ làm mồi nhử.

Thật vậy, một số nhà sản xuất châu Âu trước đây cũng đã quyết định mở rộng hoạt động sản xuất ở Mỹ vì chi phí năng lượng tại đó thấp hơn châu Âu. Nhưng cần lưu ý rằng chính trị dầu mỏ luôn đi kèm với rủi ro tài chính. Vào cuối thập niên 1970, các quốc gia sở hữu dầu mỏ dồi dào đã tìm cách quay vòng “petrodollars” (đô la dầu mỏ, theo nghĩa rộng là số tiền USD mà các nước xuất khẩu dầu mỏ thu được nhờ xuất khẩu dầu mỏ) vào các thị trường mới nổi như Mexico, Brazil, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác, thông qua các ngân hàng thương mại Mỹ. Chính hiện tượng này đã dẫn đến một số cuộc khủng hoảng nợ ở các thị trường mới nổi.

“Petrodollars” cũng thúc đẩy việc tạo ra một nền kinh tế mang tính đầu cơ, dựa vào nợ nhiều hơn ở Mỹ, khi các ngân hàng tuôn ra lượng tiền mặt để tạo ra tất cả các loại “đổi mới” tài chính mới và một dòng vốn nước ngoài đủ lớn, cho phép Mỹ duy trì mức thâm hụt cao hơn. Xu hướng đó giờ đây bắt đầu “đảo chiều”. Số lượng nhà đầu tư nước ngoài mua Trái phiếu Kho bạc Mỹ ngày một ít hơn.

Nếu “petroyuan” cất cánh, đây sẽ là “mồi” tiếp thêm “lửa” cho quá trình phi đô la hóa. Trung Quốc kiểm soát nhiều dự trữ năng lượng hơn và lượng dự trữ này có thể là một nhân tố mới quan trọng góp phần vào lạm phát ở phương Tây. Đó là một vấn đề “cháy chậm”, nhưng có lẽ không chậm như suy tính của một số chuyên gia và các nước tham gia vào thị trường dầu mỏ toàn cầu. Kết thúc bài viết, tác giả nhấn mạnh sự trỗi dậy của “petroyuan” sẽ là động lực để cả Mỹ và châu Âu tránh xa nhiên liệu hóa thạch, càng nhanh càng tốt.

Chiến thắng lớn của Trung Đông

Trong khi đó, đối với Trung Đông, khu vực này được đánh giá là “một bên chiến thắng lớn trong việc thay thế nguyên liệu của Nga ở châu Âu và sau đó hưởng lợi nhiều hơn bằng cách nhập khẩu nguyên liệu của Nga”. Hay nói cách khác, Trung Đông sẽ củng cố vị thế của mình trên thị trường năng lượng châu Âu khi lệnh cấm đối với dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ của Liên minh châu Âu (EU) với Nga có hiệu lực vào ngày 5/2 tới, được hỗ trợ bởi các nhà máy lọc dầu mới với vị trí địa lý thuận lợi.

Các quốc gia vùng Vịnh đã đổi chỗ với Nga trên thị trường dầu thô, chuyển hướng bán hàng sang châu Âu, trong khi Moscow tập trung vào các khách hàng truyền thống của họ ở châu Á với mức giá chiết khấu. Xuất khẩu dầu thô của vùng Vịnh, cùng với các sản phẩm tinh chế như dầu diesel, dầu nhiên liệu và nhiên liệu máy bay sang châu Âu đã tăng mạnh vào đầu năm 2023, khi EU tìm kiếm các nhà cung cấp mới.

Trong 12 ngày đầu năm 2023, UAE đã xuất khẩu 133.000 thùng dầu/ngày và các sản phẩm liên quan sang châu Âu, phá kỷ lục hàng tháng cho tháng 1 kể từ năm 2017, theo dữ liệu được chia sẻ bởi Kpler, một công ty theo dõi vận chuyển xăng dầu. Xuất khẩu 282.000 thùng/ngày của Saudi Arabia trong cùng khoảng thời gian đã vượt qua toàn bộ mức của tháng 1 kể từ năm 2019. Bên cạnh đó, lệnh cấm dầu diesel cũng được đưa ra vào một thời điểm “tình cờ” đối với các quốc gia vùng Vịnh, khi họ chuẩn bị tung ra một loạt các nhà máy lọc dầu lớn mới.

Ông Ed Morse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu thuộc Ngân hàng Citigroup cho biết, Kuwait đặc biệt thuận lợi để tận dụng các lệnh cấm. Tiểu vương quốc này đang tăng cường sản xuất tại nhà máy lọc dầu al-Zour mới - một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới - có khả năng xử lý 615.000 thùng dầu thô mỗi ngày khi hoạt động hết công suất. Vào tháng 11 năm ngoái, Kuwait đã xuất khẩu lô nhiên liệu máy bay đầu tiên từ địa điểm này. Doanh số bán dầu diesel của Kuwait sang châu Âu trong 12 ngày đầu tháng 1 cho thấy các nhà sản xuất Vùng Vịnh đã tận dụng sự gián đoạn trên thị trường năng lượng toàn cầu để thúc đẩy xuất khẩu như thế nào.

Mặt khác, Trung Đông cũng có thể mua các sản phẩm dầu của Nga với giá rẻ và tái xuất chúng. Mùa Hè vừa qua, Saudi Arabia đã tích cực mua dầu nhiên liệu giá rẻ của Nga, sau đó cho phép dầu thô mà vương quốc này thường sử dụng cho nhu cầu trong nước - như chạy máy điều hòa không khí - được xuất khẩu ra nước ngoài với giá cao hơn. Ai Cập, một nhà sản xuất năng lượng nhỏ hơn so với Saudi Arabia, cũng đã tham gia vào cuộc chơi. Cairo đã nhập khẩu nhiên liệu và dầu đốt của Nga ở mức kỷ lục vào năm ngoái, tái xuất khẩu phần lớn sang Saudi Arabia, nhưng cũng dành cho tiêu dùng ở trong nước để giải phóng khí đốt tự nhiên cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng nguồn cung mới từ Trung Đông, các nhà phân tích cảnh báo châu Âu sẽ phải tìm đến các nhà cung cấp nhiên liệu khác, như Mỹ và Ấn Độ, để lấp đầy “khoảng trống” do Nga để lại.

Theo Công an Nhân dân

Tin mới cập nhật

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Tổng cục Thống kê ngày 29/3 cho biết quý I/2024 kinh tế cả nước xuất siêu khoảng 8,08 tỷ USD, trong đó cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá đều tăng.
Đẩy mạnh mạng lưới khu công nghiệp bền vững, hướng tới mô hình công nghiệp thông minh

Đẩy mạnh mạng lưới khu công nghiệp bền vững, hướng tới mô hình công nghiệp thông minh

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, việc đẩy mạnh mạng lưới khu công nghiệp bền vững là vô cùng quan trọng, xa hơn là mô hình công nghiệp thông minh.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu thu hút FDI

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu thu hút FDI

Số vốn FDI chảy vào Việt Nam năm 2023 tăng cao so với năm trước, trong đó tập trung "cập bến" ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với khoảng 23,5 tỷ USD.
Bức tranh kinh tế Việt Nam 2024: Không chỉ toàn màu hồng

Bức tranh kinh tế Việt Nam 2024: Không chỉ toàn màu hồng

Song song với những dự báo tích cực của các tổ chức quốc tế, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những trở ngại không nhỏ trong năm 2024.
14/63 địa phương trên cả nước hoàn thành xuất hoá đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

14/63 địa phương trên cả nước hoàn thành xuất hoá đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Ngày 24/3/2024, Tổng cục Thuế cho biết, số cây xăng cả nước thực hiện xuất hoá đơn điện tử cho bán lẻ xăng dầu đã đạt trên 92%.
Chủ động nhận diện điểm sáng cùng cơ hội kinh doanh và đầu tư

Chủ động nhận diện điểm sáng cùng cơ hội kinh doanh và đầu tư

Trong bối cảnh kinh tế quý I/2024 có những khởi sắc bước đầu, việc chủ động nắm bắt các cơ hội mới trong kinh doanh và đầu tư là điều hết sức cần thiết.
Vé máy bay tăng nóng trước thềm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo gì?

Vé máy bay tăng nóng trước thềm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo gì?

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các hãng hàng không không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định, kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có).
Người mua vàng lỗ bao nhiêu sau 1 tuần giá vàng biến động liên tục?

Người mua vàng lỗ bao nhiêu sau 1 tuần giá vàng biến động liên tục?

Thị trường vàng tuần qua biến động liên tục khiến người mua vàng SJC chịu khoản lỗ lớn, gần 4 triệu đồng/lượng, chỉ sau 1 tuần mua vàng.
Tỷ giá USD tiếp tục tăng “chóng mặt”: Liệu có đáng lo?

Tỷ giá USD tiếp tục tăng “chóng mặt”: Liệu có đáng lo?

Từ đầu năm đến nay, tỷ giá USD/VND liên tục tăng kết hợp với giá Đô la Mỹ tiếp tục tăng phi mã đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ.

Tin khác

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Việt Nam có thế mạnh "trời cho" về hàng hải

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Việt Nam có thế mạnh "trời cho" về hàng hải

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho rằng, Việt Nam có thế mạnh "trời cho" về hàng hải nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ

Vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm tăng đến 38,6% so với cùng kỳ năm trước đã cho thấy tín hiệu tích cực và sự tăng trưởng mạnh mẽ.
"Ông lớn" FDI kiến nghị những gì để cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam?

"Ông lớn" FDI kiến nghị những gì để cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam?

Samsung - một trong những nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất Việt Nam đã nêu nhiều kiến nghị để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư tới Thủ tướng Chính phủ.
Hai tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm tăng gấp 18 lần

Hai tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm tăng gấp 18 lần

Tính tới cuối tháng 2/2024, xuất khẩu tôm hùm đạt gần 30 triệu USD, tăng 1.746% so với mức 1,6 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
Pacific Airlines lên tiếng vụ trả toàn bộ máy bay để xóa nợ

Pacific Airlines lên tiếng vụ trả toàn bộ máy bay để xóa nợ

Đại diện Pacific Airlines cho biết hãng đang tiến hành tái cấu trúc đội bay và mạng đường bay để đảm bảo gia tăng hiệu quả hoạt động.
Khánh Hoà: Chính phủ chấp thuận xây dựng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng 1.800 tỷ đồng

Khánh Hoà: Chính phủ chấp thuận xây dựng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng 1.800 tỷ đồng

Dự án xây dựng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng tại Khánh Hoà sẽ do Công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ làm nhà đầu tư.
Pacific Airlines trả toàn bộ máy bay, Cục Hàng không nói gì?

Pacific Airlines trả toàn bộ máy bay, Cục Hàng không nói gì?

Hãng Pacific Airlines tạm ngưng khai thác đội bay, toàn bộ khách hàng đã mua vé sẽ được Vietnam Airlines vận chuyển.
Giá vàng giảm sâu sau "lệnh" chống vàng hóa nền kinh tế của Chính phủ

Giá vàng giảm sâu sau "lệnh" chống vàng hóa nền kinh tế của Chính phủ

Nỗ lực ngăn ngừa tình trạng vàng hóa nền kinh tế của Chính phủ đang phát huy tác dụng. Giá vàng trong nước sau khi lập đỉnh thời đại, đã quay đầu trượt dốc...
Hội thảo chứng khoán “Kinh tế hồi phục – Ngân hàng dẫn sóng và triển vọng của thị trường

Hội thảo chứng khoán “Kinh tế hồi phục – Ngân hàng dẫn sóng và triển vọng của thị trường

Thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi báo hiệu những tín hiệu mới của nền kinh tế và những cơ hội đầu tư mới.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Hội nghị Triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô
Xem thêm

Đọc nhiều

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ.
Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024, giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, cụ thể dầu WTI tăng 1,64% dầu Brent tăng 1,46%.
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024: Ngày thứ 5 đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024: Ngày thứ 5 đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 29/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 29/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024, giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần, cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,54%, dầu Brent giảm 0,13%
Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước, trong khi đó, vàng thế giới ghi nhận tăng mạnh tuần qua.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 28/3: PTB, PC1 và FRT

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 28/3: PTB, PC1 và FRT

Việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc đang tạo cơ hội mở rộng thị phần cho PTB, theo đánh giá của BSC.
Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với nghề gốm được tái hiện tưng bừng trong Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024.
Phiên bản di động