Tổng kết Nghị quyết 37 tại Lai Châu

Cần đầu tư hạ tầng giao thông cho phát triển khu, cụm công nghiệp và kinh tế biên mậu

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu thời gian qua nhưng do điều kiện tự nhiên nên đến nay Lai Châu vẫn là một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước. Tập trung phát triển nông nghiệp với trọng tâm trồng rừng và phát triển gỗ;  Đầu tư hạ tầng giao thông; Phát triển công nghiệp chế biến và chế biến gỗ và phát triển kinh tế biên mậu. … là hướng đi gợi mở để Lai Châu phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới.    

Phát huy kinh tế cửa khẩu, tăng tỷ trọng sản xuất điện, giảm khai khoáng

Hội nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 tại tỉnh Lai Châu” đã được tổ chức sáng nay, 31/7/2019, tại tỉnh Lai Châu.

ca n da u tu ha ta ng giao thong cho pha t trie n khu cu m cong nghie p va kinh te bien ma u
Hội nghị tập trung thảo luận, đánh giá khách quan những thành tựu, kết quả nổi bật đã đạt được; những khó khăn, hạn chế qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và đồng chí Giàng Páo Mỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu chủ trì Hội nghị. Tham dự buổi làm việc các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện trong tỉnh. Đại diện Bộ Công Thương- Thứ trưởng Đặng Hoàng An tham dự hội nghị.

Báo cáo của Tỉnh ủy Lai Châu về 15 năm thực hiện nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh Lai Châu cho thấy, quy mô kinh tế của tỉnh tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Cụ thể: Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của tỉnh theo giá hiện hành là 15.056 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng, tăng 12,7 lần so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004-2018 đạt 11,75%/năm; Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp chiếm 15,63%; Công nghiệp, xây dựng 49,04%; Dịch vụ và thuế nhập khẩu 35,33%. Thu ngân sách tăng nhanh hàng năm, đến năm 2018 đạt 2.247 tỷ đồng, tăng 62,4 lần so với năm 2004.

Trong đó, về nông nghiệp, tỉnh đã ban hành nhiều đề án, cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2004-2018 đạt trung bình 4,56%/năm. Tổng giá trị sản phẩm toàn ngành năm 2018 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.611,66 tỷ đồng; năng suất lao động trong ngành năm 2018 đạt 11,8 triệu đồng/người/năm; an ninh lương thực được đảm bảo, cơ cấu nội bộ ngành đang dần chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tập trung vào sản xuất hàng hóa như: Lúa, ngô, cao su, chè, mắc ca, quế, cây ăn quả,...

Đối với phát triển công nghiệp của địa phương từ 2004 đến nay: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm toàn ngành đạt khá, bình quân giai đoạn 2004-2018 đạt 35,46%/năm, tổng giá trị sản phẩm toàn ngành công nghiệp năm 2018 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 4.726,11 tỷ đồng. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng. Hiện toàn tỉnh có 1.738 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp, số lượng lao động trong ngành công nghiệp tăng nhanh, năm 2018 đạt 5.836 người, năng suất bình quân toàn ngành đạt 32,5 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt, việc thực hiện các nhiệm vụ Nghị quyết 37 đề ra có kết quả tích cực. Cụ thể: Đến nay toàn tỉnh có 104 công trình thủy điện được phê duyệt Quy hoạch với tổng công suất 3.544,7 MW, trong đó có 64 dự án được cấp chủ trương đầu tư với tổng công suất 3.088 MW, tổng mức đầu tư đăng ký 101.979 tỷ đồng, đã có 13 dự án hoàn thành phát điện kinh doanh với tổng công suất lắp máy 2.158,15MW, điện lượng trung bình 8,6 tỷ kWh/năm, trong đó có 03 nhà máy thủy điện lớn đã hoàn thành (Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát). Thu ngân sách về thủy điện năm 2018 đạt trên 1.400 tỷ đồng, góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho tỉnh. Các dự án còn lại đang được các nhà đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện để chuẩn bị cấp chủ trương đầu tư.

Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2004-2018 của Lai Châu bình quân đạt 9%/năm; tổng giá trị sản phẩm toàn ngành năm 2018 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 3.745,75 tỷ đồng; cơ cấu khu vực dịch vụ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại, tài chính, tín dụng,...

Việc xây dựng và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu (KTCK), thực hiện các chính sách khu kinh tế cửa khẩu, thương mại đường biên được tỉnh đã huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu của Khu KTCK Ma Lù Thàng, cửa khẩu U Ma Tu Khoòng. Lai Châu đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết và báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép nâng cấp cặp cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) - Kim Thủy Hà (Trung Quốc) thành cửa khẩu quốc tế.

Thương mại biên giới có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân giai đoạn 2004 - 2018 đạt 10%/năm, năm 2018 tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 67,8 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu hàng địa phương đạt 20,03 triệu USD, tăng 5,56 lần so với năm 2004.

Xác định thế mạnh trong tổng thể liên kết vùng

Theo mục tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của tỉnh Lai Châu, tốc độ tăng trư­ởng tổng sản phẩm trên địa bàn khoảng 6-7%/năm; cơ cấu nền kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ và thuế nhập khẩu: 10%-50%-40%; GRDP bình quân đầu người trên 60 triệu đồng/năm.

Tỉnh sẽ tập trung vào 04 ngành công nghiệp chính có tiềm năng và lợi thế và chuyển dịch theo hướng tiếp tục phát triển: công nghiệp; công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Đồng thời, cơ cấu và mô hình phát triển thương mại, dịch vụ, ưu tiên phát triển dịch thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ xuất nhập khẩu; Phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu với việc tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu và các Khu, Cụm công nghiệp. Nâng cấp cửa khẩu song phương Ma Lù Thàng lên cửa khẩu Quốc tế, đầu tư hoàn thiện hạ tầng Cửa khẩu U Ma Tu Khoòng.

Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đạt được của tỉnh Lai Châu qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị; đạt và vượt phần lớn các mục tiêu, chỉ số nêu trong nghị quyết; thể hiện về cơ bản Nghị quyết 37 đã đi vào cuộc sống, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu thời gian qua, do điều kiện tự nhiên nên đến nay Lai Châu vẫn là một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước. Trưởng ban Kinh tế Trung ương đề nghị cần nghiên cứu để Nghị quyết mới tập trung tháo gỡ khó khăn cho các tỉnh và địa phương trong vùng. Trong đó, cơ chế chính sách mới tập trung vào những vấn đề trọng điểm, từ đó có các đột phá và lan tỏa, đảm bảo nguồn lực và tổ chức thực hiện tốt để đưa các chủ trương chính sách vào cuộc sống. Lai Châu cần đặt trong tổng thể mối liên kết với vùng và cả nước để xác định được thế mạnh và các lợi thế so sánh của tỉnh, từ đó xác định được chỗ nào cần Trung ương hỗ trợ, chỗ nào tỉnh cần cố gắng và chủ động thực hiện.

ca n da u tu ha ta ng giao thong cho pha t trie n khu cu m cong nghie p va kinh te bien ma u
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình chỉ đạo hội nghị

Đặc biệt, tận dụng có đường biên giới và là cửa ngõ kết nối các tỉnh miền Nam của Trung Quốc với Asean và ra biển, Lai Châu cần nghiên cứu đề xuất Trung ương đầu tư hạ tầng giao thông để khai thác và phát triển kinh tế biên mậu.

Bên cạnh đó, Lai Châu cần tập trung phát triển nông nghiệp trong đó trong tâm là khai thác quỹ đất còn trống để trồng rừng và phát triễn gỗ; Nghiên cứu thị trường để trồng một số loại cây ăn quả, cây dược liệu có giá trị, tập trung vào một số sản phẩm chất lượng chứ không chạy theo số lượng sản phẩm.

Về công nghiệp, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đề nghị tỉnh cần phát triển công nghiệp chế biến và chế biến gỗ. Khai thác trồng rừng để tương lai có lượng gỗ lớn, biến tỉnh và vùng thành trung tâm công nghiệp về gỗ và chế biến gỗ, phục vụ xuất khẩu nhằm đem lại giá trị gia tăng cao hơn.

Gỡ khó cho phát triển thủy điện, tháo “điểm nghẽn” trong xuất nhập khẩu

Đánh giá cao giá trị sản xuất công nghiệp của Lai Châu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho rằng, quá trình phát triển công nghiệp thời gian qua của địa phương chủ yếu là thủy điện. Đó là định hướng lớn của Đảng và Chính phủ, phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và là tận dụng nguồn tài nguyên.

Thứ trưởng An chia sẻ, trong định hướng sắp tới của Bộ Công Thương, phát triển thủy điện là một trong 4 trụ cột công nghiệp. Và với Lai Châu, tỉnh xác định thủy điện là ngành công nghiệp tiếp tục tận dụng tài nguyên để phát triển là định hướng đúng. Điều cần bàn ở đây là chúng ta phải làm làm sao phát triển cho bài bản và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

ca n da u tu ha ta ng giao thong cho pha t trie n khu cu m cong nghie p va kinh te bien ma u
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đóng góp ý kiến cho phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Đưa ra những thông tin cụ thể hơn về những khó khăn về những công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang vướng về đầu nối, một số dự án đang “tắc” do Luật Quy hoạch không thể điều chỉnh nổi. Những khó khăn này Bộ Công Thương đã nắm bắt và có báo cáo lên Chính phủ, đồng thời Chính phủ cũng có báo cáo lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đưa ra những phương án tháo gỡ khó khăn.

Đóng góp cho phát triển kinh tế Lai Châu, Thứ trưởng Đặng Hoàng An gợi ý, “điểm nghẽn” trong hoạt động xuất nhập khẩu của địa phương là vấn đề kết nối giao thông. Cần có đề xuất phát triển tuyến nối cao tốc thành phố Lai Châu tới các cửa khẩu như Ma Lù Thàng …, nếu chúng ta có được cái này thì kim nghạch xuất nhập khẩu có thể đẩy lên được. Thực tế, trong toàn vùng trung du và miền núi phía Bắc chúng ta có 30 khu, cụm công nghiệp hoạt động rồi và khoảng 239 cụm công nghiệp thì Lai Châu còn ít khu, cụm công nghiệp. Vì thế, ngay từ bây giờ Lai Châu phải dành đủ đất cho doanh nghiệp, quy hoạch cụ thể khu, cụm công nghiệp hai bên tuyến cao tốc để thu hút doanh nghiệp lên đầu tư.

Để thu hút thêm các doanh nghiệp đến với Lai Châu, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng đề xuất, cần cải thiện hai chỉ số về cải cách hành chính và năng lực dầu tư cấp tỉnh. “Tất cả các con đường chúng ta nói đến kết nối vùng, kết nối kinh tế và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển thì bắt buộc phải có môi trường, Lai Châu tập trung phát triển thêm trong báo cáo chính thức trình Ban chỉ đạo”- Thứ trưởng An bày tỏ.

Thùy Linh
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Marcro della Seta – Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam và Tổng giám đốc SIMEST.
Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Hội đồng kinh doanh Canada đánh dấu một bước phát triển mới trong hợp tác thương mại- đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng.
Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Đối thoại Kinh doanh Việt Nam - Canada là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu thị trường, từ đó khai phá tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh.
Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học công nghệ…

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Sáng 26/3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của tỉnh Bến Tre do bà Hồ Thị Hoàng Yến, Quyền Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.
Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 21/3, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với bà Diana Elena Mondino - Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina.
Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam tiếp tục chủ động hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của hai nước, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, bền vững.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Singapore còn rất lớn, hai bên đang hướng tới nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để Công ty Intel triển khai hoạt động đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Việc Hoa Kỳ ghi nhận các nỗ lực của Việt Nam trong cải cách nền kinh tế sẽ tạo động lực cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh...
Thứ trưởng Phan Thị Thắng gặp gỡ các đối tác tại Hoa Kỳ để thúc đẩy thương mại song phương

Thứ trưởng Phan Thị Thắng gặp gỡ các đối tác tại Hoa Kỳ để thúc đẩy thương mại song phương

Tại Hoa Kỳ, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đã có hàng loạt cuộc làm việc song phương, đa phương để thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước.
Doanh nghiệp Phần Lan muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

Doanh nghiệp Phần Lan muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Phần Lan muốn mở rộng hoạt động hợp tác đầu tư vào thị trường Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng.
Chạy hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024 cùng chung tay “Tiết kiệm điện”

Chạy hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024 cùng chung tay “Tiết kiệm điện”

Sáng 16/3 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ phát động toàn dân thực hiện tiết kiệm điện và Giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất năm 2024.
Sẽ lấy ý kiến góp ý về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trước tháng 4/2024

Sẽ lấy ý kiến góp ý về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trước tháng 4/2024

Chiều 15/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 15/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức họp Ban soạn thảo Dự án Luật Điện lực (sửa đổi), cuộc họp do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì.
Quan hệ Việt Nam - tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc): Sẽ ưu tiên hợp tác 3 nội dung trọng điểm

Quan hệ Việt Nam - tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc): Sẽ ưu tiên hợp tác 3 nội dung trọng điểm

Bộ Công Thương Việt Nam và Chính quyền tỉnh Sơn Đông sẽ thúc đẩy hợp tác trong 3 nội dung trọng điểm, trong đó có ưu tiên kết nối các lĩnh vực tiềm năng.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với tỉnh Sóc Trăng về việc đưa điện lưới ra Côn Đảo

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với tỉnh Sóc Trăng về việc đưa điện lưới ra Côn Đảo

Đoàn công tác Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu đã làm việc về dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo với UBND tỉnh Sóc Trăng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm đẩy mạnh giải pháp đưa đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm đẩy mạnh giải pháp đưa đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Nhằm đưa đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối về đích đúng tiến độ, chất lượng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm.
Nhiều tiềm năng mở rộng quy mô thương mại Việt Nam-Thụy Điển

Nhiều tiềm năng mở rộng quy mô thương mại Việt Nam-Thụy Điển

Hợp tác song phương Việt Nam - Thụy Điển ngày càng được đa dạng hóa trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đang trở thành điểm đầu tư hấp dẫn của doanh nghiệp Thụy Điển.
Họp giao ban định kỳ tháng 3 về đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Họp giao ban định kỳ tháng 3 về đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Ngày 12/3, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban định kỳ về đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối.
Bộ trưởng Thương mại New Zealand: Đưa kim ngạch thương mại với Việt Nam lên 3 tỷ USD vào năm 2026

Bộ trưởng Thương mại New Zealand: Đưa kim ngạch thương mại với Việt Nam lên 3 tỷ USD vào năm 2026

Trên trang facebook cá nhân, Bộ trưởng Bộ Thương mại New Zealand bày tỏ kỳ vọng, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-New Zealand sẽ đạt 3 tỷ USD vào 2026
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng công chức, viên chức, người lao động nữ ngành Công Thương.
Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Australia

Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Australia

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có hoạt động tiếp xúc, làm việc song phương dày đặc bên lề Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động