Chủ nhật 22/12/2024 01:27

Bức ảnh 'chiến sĩ bế em nhỏ' và lời cảnh tỉnh về mặt tối của công nghệ AI

Bức ảnh người chiến sĩ bằng trí tuệ nhân tạo (AI) là hồi chuông cảnh tỉnh về khả năng nhận diện thông tin sai của nhiều người dùng mạng xã hội.

Vừa qua, cư dân mạng xã hội đã truyền nhau một bức ảnh ấn tượng, về “người thanh niên” mặc trang phục rằn ri kèm áo phao, bế một “em nhỏ” cười tươi rạng rỡ. Đằng sau hai người là khung cảnh tan hoang, nhà cửa bị tàn phá do bão lũ ở một vùng được cho là ở “miền núi phía Bắc”.

Bức ảnh ở miền núi phía Bắc được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi. Ảnh chụp màn hình.

Ngay lập tức, bức ảnh trên đã nhận được sự chia sẻ rộng rãi trong các hội nhóm trên Facebook. Có vô vàn bình luận đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và tinh thần lạc quan của chàng thanh niên và em bé, đặc biệt, cư dân mạng đã dành vô số lời khen “có cánh” cho “nụ cười” rạng rỡ của hai người.

Ít ai biết rằng, “nụ cười” ấy lại là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI).

Trên thực tế, công nghệ AI là một công cụ đầy tiềm năng trong thời đại 4.0. Hiện nay, AI đang được ứng dụng rộng rãi vào những công việc như phân tích, dự đoán và mô phỏng dữ liệu, ở nhiều ngành lĩnh vực khác nhau như y tế, sản xuất công nghiệp, thương mại điện tử,... Tuy nhiên, AI cũng có thể bị lợi dụng bởi các đối tượng xấu để tạo ra hình ảnh giả mạo "như thật", khiến những người không am hiểu về công nghệ dễ bị đánh lừa.

Tuy nhiên, những bức ảnh AI đều có một số đặc điểm dễ nhận biết, và trong đó rõ ràng nhất chính là độ “hoàn hảo” của bức ảnh. Nếu tinh ý, người xem có thể nhận thấy khuôn mặt của cả người "chiến sĩ" và em bé đều hoàn hảo một cách kỳ lạ, không hề có khuyết điểm trên da, thậm chí không có vết bẩn dù ngụp lặn giữa nước lũ, bùn sâu.

Một số điểm bất hợp lý trong bức ảnh được tạo nên bởi AI.

Ngoài ra, chi tiết về tay và ngón tay của nhân vật cũng là một trong những đặc điểm dễ nhận biết của bức ảnh AI. Nếu phóng to bức ảnh trên, người dùng có thể dễ dàng nhận thấy những chi tiết khó hiểu như: Một tay của em bé chỉ có 4 “ngón”, trong khi tay còn lại có ngón út dài hơn ngón trỏ, còn tay của “chàng chiến sĩ” thì lại có ngón trái “thoát ẩn thoát hiện”.

Đây cũng không phải lần đầu tiên một bức ảnh AI về bão lũ “đánh lừa” cộng đồng mạng. Trước đó, trong những ngày một số tỉnh vùng núi phía Bắc đang phải đối phó với hậu quả của cơn bão số 3, một số tài khoản đã liên tục chia sẻ hình ảnh các em bé nằm trong bùn sâu, người ngợm lấm lem, gợi ra sự thương cảm sâu sắc từ nhiều người.

Bức ảnh AI về các em bé nằm trong bùn sâu đã được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.

Tương tự, người xem cũng dễ để ý được nhiều “chuyện lạ” từ bức ảnh trên. Tay áo của em bé dường như “dính liền” với cánh tay của em, xung quanh người em bé có nhiều điểm màu trắng bất thường, và đặc biệt là một tay của em lại to hơn rất nhiều so với tay còn lại.

Hai bức ảnh trên chỉ là hai trong số vô vàn những bức ảnh do AI “nhào nặn” kể từ khi bão số 3 ập đến nước ta. Trong bối cảnh công nghệ AI phát triển, đã có nhiều đối tượng lợi dụng vào lòng cảm thông và thiếu hiểu biết của một số người để “câu like”, và thậm chí là lừa những người này đóng góp tiền vào các khoản từ thiện giả mạo.

Đây là một hành động vô cùng táo tợn, khi nó không chỉ đánh vào lòng trắc ẩn của nhiều người với mục đích “câu like”, mà còn lợi dụng sự đồng cảm này cho mưu cầu lợi ích của một số cá nhân. Đặc biệt, trong bối cảnh đã có nhiều hình ảnh xúc động về đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lũ và những người lính dũng cảm đối mặt với thiên tai, việc tạo ra các hình ảnh giả mạo nhằm lợi dụng và làm trầm trọng thêm nỗi đau mất mát của người dân là hành động đáng để lên án.

Chính vì vậy, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng là vô cùng cần thiết để ngăn chặn hành vi sử dụng ảnh AI để lan truyền những thông tin giả, sai sự thật. Đặc biệt, sự vào cuộc của các trang mạng xã hội như Facebook trong việc cảnh cáo, nhận diện các hình ảnh giả mạo cũng là tối quan trọng.

Ngoài ra, người dân cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là với nhóm người không thành thạo về công nghệ và dễ bị chi phối bởi cảm xúc, trước những hình ảnh “quá hoàn hảo” hoặc gây xúc động mạnh. Mỗi cá nhân cần tự nhắc nhở người thân và chính mình rằng, khi phát hiện điều gì đó bất thường, cần kiểm chứng lại thông tin và hình ảnh để đảm bảo tính chính xác.

Không phải ai cũng có thể trở thành chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, nhưng việc rèn luyện kỹ năng kiểm chứng và hoài nghi trước thông tin sai lệch là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Trước khi đăng tải hoặc chia sẻ bất kỳ hình ảnh hay thông tin nào, người dân nên kiểm chứng bằng cách tìm kiếm các nguồn tin từ những trang báo chí chính thống, những trang thông tin của các cơ quan chức năng, thông qua công cụ tìm kiếm Google.

Quay trở lại bức ảnh về “người chiến sĩ”, đã có rất nhiều bình luận dù không biết là ảnh AI, nhưng đã kết luận rằng bức ảnh là tin giả. Đó là bởi vì họ đã kịp nhận ra trang phục của “chàng thanh niên” không hề giống với quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trên thực tế, những trang web như Midjourney sử dụng tư liệu hình ảnh từ các nguồn nước ngoài để tạo ra những bức ảnh AI. Chính vì vậy, ngoài việc trao dồi kĩ năng kiểm chứng thông tin, người dùng mạng xã hội cũng nên trao dồi thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa và chính trị Việt Nam. Đây sẽ không chỉ là một công cụ đắc lực trong việc nhận diện những hình ảnh giả mạo, mà còn là một loại vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, thù địch đến từ các đối tượng xấu trên mạng xã hội.

Trí tuệ nhân tạo, giống như nhiều phát minh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, đã, đang và sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho đời sống con người. Tuy nhiên, AI cũng là một công cụ mạnh mẽ, có khả năng tạo ra thông tin nhanh chóng và ảnh hưởng sâu sắc đến dư luận. Vì vậy, chính người sử dụng AI cũng cần đề cao trách nhiệm đạo đức, tránh lạm dụng công nghệ vì mục đích cá nhân, mà gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

Phú Quý
Bài viết cùng chủ đề: mạng xã hội

Tin cùng chuyên mục

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu