Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần có chế tài xử lý, bắt buộc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Chiều 10/2 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp lần 1 Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Tập trung sửa đổi, hoàn thiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên – Trưởng Ban soạn thảo chủ trì cuộc họp. Cùng dự có Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Phó Trưởng Ban soạn thảo và các thành viên Ban soạn thảo đến từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Giáo dục Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...; các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội cùng các Tập đoàn năng lượng.

Bổ sung chế tài trong dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Cấn Dũng

Trước đó, ngày 17/12/2024 Chính phủ đã có Nghị quyết số 240/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024 bao gồm kết luận về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật SDNL TK&HQ). Theo đó, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để thể chế hóa các chủ trương của Đảng về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra, trong đó có mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP 26).

Trên cơ sở các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã thực hiện tổng kết, đánh giá quy định của hiện hành; thành lập Ban soạn thảo (gồm 29 thành viên) và Tổ biên tập Luật (gồm 38 thành viên); tổ chức xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Luật.

Luật SDNL TK&HQ (Luật số 50/2010/QH12) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Tuy nhiên, sau hơn 15 năm triển khai thi hành, đến nay đã bộc lộ bất cập cần phải rà soát để sửa đổi, bổ sung một số nội dung được quy định tại Luật và các luật liên quan để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm công nghiệp để ứng phó với các thách thức mới, đặc biệt là các thách thức ở quy mô toàn cầu.

Bổ sung chế tài trong dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)
Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững Nguyễn Thị Lâm Giang báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Cấn Dũng

Tại phiên họp, Tổ trưởng Tổ biên tập, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững Nguyễn Thị Lâm Giang đã báo cáo kết quả phiên họp thứ nhất của Tổ Biên tập diễn ra vào ngày 7/2/2025 trước đó với các nội dung: Kế hoạch triển khai Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật; Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban soạn thảo; Các định hướng chính liên quan đến sửa đổi Luật; Dự thảo Luật và Tờ trình Chính phủ; và các ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo tham dự.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị thành viên Ban soạn thảo tập trung cho ý kiến, đảm bảo công bố dự thảo Luật trên Cổng chính phủ Cổng Bộ Công Thương để lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trước ngày 13/2/2025.

Theo Bộ trưởng, quan điểm chung của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ cùng với việc sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng rút ngắn thời gian, thực thi quy trình trong cả lộ trình làm luật. Áp dụng công nghệ để lấy được nhiều ý kiến của các đối tượng chịu tác động của luật nhưng thời gian không quá dài như quy định hiện hành.

Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững Nguyễn Thị Lâm Giang
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Cấn Dũng

Bộ trưởng cho rằng, thế giới thay đổi hàng giờ, nếu Luật cứ “nhất thành, bất biến” thì không thể thực hiện được. Với quan điểm "vừa chạy vừa xếp hàng" nên Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ, Chính phủ đồng ý đề xuất với Quốc hội sẽ thảo luận, xem xét thông qua tại một kỳ họp- Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

"Để đáp ứng được yêu cầu này, cả quy trình, lộ trình làm luật phải khẩn trương, tiết kiệm thời gian tối đa để đáp ứng được tiến độ”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh và khẳng định: “Chúng ta phải cố gắng không bỏ sót quy trình nhưng thời gian tiết kiệm tối đa. Đề nghị đại biểu cho ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản, ý kiến bổ sung các qui định để có thể giải quyết được các vấn đề vướng mắc, bất cập trong các qui định hiện hành cũng như kịp thời thể chế hóa các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước; ý kiến về 4 nhóm chính sách chủ yếu và góp ý về mục tiêu và giải pháp để thực hiện chính sách. Và quan điểm Luật chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội”.

Bổ sung chế tài trong dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)
Ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: Cấn Dũng

Tại phiên họp, đã có 11 ý kiến tham gia góp ý trong đó tập trung vào các nội dung: Đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển từ cơ chế khuyến khích sang bắt buộc đối với các đối tượng sử dụng năng lượng cũng như quy định rõ cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cho sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; dịch vụ ESCO; nhãn năng lượng; thời gian ban hành danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm….

Luật chỉ quy định vấn đề khung, ngắn gọn

Kết luận chỉ đạo phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các thành viên Ban soạn thảo, đồng thời nhấn mạnh việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SDNL TK&HQ là cần thiết để thể chế hóa các chủ trương của Đảng về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra, trong đó có mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP 26).

Sau khi được nghe các dự thảo Ban soạn thảo thống nhất: Kế hoạch triển khai dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; cơ bản thống nhất phân công nhiệm vụ các thành viên Ban soạn thảo, tổ biên tập; những chính sách có liên quan đến quá trình sửa đổi luật; dự thảo luật và tờ trình Chính phủ, Quốc hội.

Bổ sung chế tài trong dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)
Đại diện Bộ Tài chính phát biểu góp ý. Ảnh: Cấn Dũng

Bộ trưởng khẳng định sự cần thiết phải sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Thứ nhất, điều này nhằm kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực này thời gian qua. Đồng thời, để giải quyết được những bất cập của luật hiện hành để có thể thực hiện được cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 nhằm đạt trung hòa carbon vào năm 2050.

Thứ hai, sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm giải quyết được các vấn đề của thực tiễn trong nước đặt ra, phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế, tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ vướng mắc, rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tăng cường các cơ chế khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhưng vừa có cơ chế và chế tài xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Các đại biểu đều thống nhất ở giai đoạn này trở đi cần có các chế tài xử lý, bắt buộc. Bộ trưởng nhấn mạnh: Năng lượng ngày càng cần nhiều hơn nhưng đòi hỏi phải sạch hơn nếu việc sử dụng không tiết kiệm, không hiệu quả sẽ lãng phí nguồn tài nguyên; không góp phần để đạt trung hòa carbon mà lại làm ngược lại. Cho nên phải có những quy định khắt khe để buộc các tổ chức, cá nhân, đơn vị có liên quan phải thực hiện quy định này.

Bổ sung chế tài trong dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)
Đại diện Bộ Tư pháp phát biểu góp ý. Ảnh: Cấn Dũng

Thứ ba, sửa đổi luật sẽ giúp chúng ta kịp thời tận dụng và thu hút được đầu tư các nguồn lực quốc tế trong quá trình thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Thứ tư, cơ bản thống nhất với nội dung dự thảo lần đầu của luật và tờ trình Chính phủ và cho phép muộn nhất đến ngày 12/2 sẽ đăng tải chính thức dự thảo của luật, cũng như dự thảo tờ trình Chính phủ, Quốc hội để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các bộ, ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan theo đúng quy định.

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo

Bộ trưởng đề nghị Tổ biên tập tiếp tục tiếp thu ý kiến của các thành viên để hoàn thiện dự thảo theo tinh thần thể chế hóa đầy đủ, chính xác các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

Đồng thời, tiếp tục tổng kết các quy định của pháp luật có liên quan về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; tiếp tục kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh áp dụng có hiệu quả, bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc của pháp luật hiện hành và các phát sinh của thực tiễn với mục tiêu lớn nhất đáp ứng được yêu cầu về năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng. Ngoài ra, phải rà soát để xử lý được những mâu thuẫn, chồng chéo với các luật khác có liên quan.

Bổ sung chế tài trong dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kết luận phiên họp. Ảnh: Cấn Dũng

Như vậy, mục tiêu của chúng ta lần này không chỉ sửa cho phù hợp với thực tiễn mà còn sửa để làm sao cho phù hợp với các luật có liên quan khác”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng đề nghị các thành viên tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Tiếp tục tổng kết các quy định pháp luật có liên quan về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc của pháp luật hiện hành và các phát sinh trên thực tiễn với mục tiêu lớn nhất là đáp ứng yêu cầu về năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng;

Bộ trưởng nhấn mạnh, việc xây dựng dự thảo luật được thực hiện theo tinh thần chỉ quy định các vấn đề khung, ngắn gọn, đi thẳng vào các chính sách, nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Thực hiện cắt giảm thủ tục hành chính và phân cấp tối đa để các địa phương, doanh nghiệp chủ động thực hiện.

Cuối cùng, độ dài của Luật, tạm tiếp thu 48 điều, sửa đổi 16 điều, quy định đúng chức năng thẩm quyền của Quốc hội.

Bộ trưởng cũng đề nghị các thành viên Ban soạn thảo tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công.

Thực hiện Thông báo Kết luận của Thường trực Chính phủ, Bộ Công Thương đang tập trung đánh giá, đề xuất sửa đổi 04 nhóm chính sách của Luật, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Chính sách về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Mục tiêu của chính sách: Tăng số lượng cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, đảm bảo mục tiêu tăng quản lý bắt buộc đối với nhóm đối tượng sử dụng nhiều năng lượng; Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước (trung ương và địa phương) trong việc xây dựng chính sách và quản lý hoạt động tiết kiệm năng lượng (TKNL) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải.

Giải pháp thực hiện chính sách: Giao Chính phủ điều chỉnh việc xác định mức sử dụng năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu tiết kiệm năng lượng của đất nước.

Xem xét điều chỉnh tăng cường trách nhiệm của địa phương trong việc kiểm tra tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức tiêu thụ năng lượng của các doanh nghiệp tại địa phương và việc xây dựng kế hoạch SDNL TK&HQ; theo dõi, đôn đốc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch của địa phương, kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về SDNL TK&HQ.

Bổ sung trách nhiệm quản lý hoạt động dán nhãn năng lượng đối với sản phẩm vật liệu xây dựng, giao Chính phủ quy định trong tổ chức, triển khai, thực hiện, tăng cường phân cấp cho địa phương trong hoạt động kiểm tra giám sát.

Thứ hai, chính sách về quản lý, phát triển đối với dịch vụ tư vấn năng lượng, kiểm toán năng lượng, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực SDNL TK&HQ

Mục tiêu của chính sách: Bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý để tạo điều kiện và khuyến khích các bên tham gia thị trường năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tư vấn; Cải thiện chất lượng đào tạo đội ngũ quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng và nâng cao được năng lực chuyên môn cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực SDNL TK&HQ.

Giải pháp thực hiện chính sách: Giao Chính phủ nghiên cứu xây dựng các cơ chế hỗ trợ và khuyến khích để hình thành hệ thống các công ty dịch vụ tư vấn năng lượng; Bổ sung thêm nội dung quy định cụ thể về thời hạn của chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng và chứng chỉ quản lý năng lượng; Giao Chính phủ quy định điều kiện về điều kiện kinh doanh ngành nghề kiểm toán năng lượng để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Thứ ba: Chính sách, quy định về chính sách ưu đãi, công cụ hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Mục tiêu của chính sách: Xây dựng cơ sở pháp lý để có thể hình thành và vận hành hiệu quả công cụ Quỹ tài chính quốc gia thúc đẩy SDNL TK&HQ theo hướng xã hội hoá; Huy động nguồn lực trong và ngoài nước để triển khai các hoạt động TKNL, hình thành thị trường dịch vụ TKNL minh bạch tại Việt Nam.

Giải pháp thực hiện chính sách: Bổ sung quy định thành lập Quỹ thúc đẩy SDNL TK&HQ Việt Nam theo hướng xã hội hoá, tận dụng các nguồn lực trong và ngoài nước, hạn chế sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; Bổ sung, làm rõ các quy định về hỗ trợ thuế, hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư các giải pháp SDNL TK&HQ, trong đó có các dự án nâng cấp, cải tạo dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ TKNL.

Thứ tư, chính sách chuyển đổi thị trường và quản lý hiệu suất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng.

Mục tiêu của chính sách: Xây dựng, bổ sung các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư phát triển các sản phẩm hiệu suất cao, từng bước loại bỏ các sản phẩm hiệu suất thấp đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng; Giải quyết các thiếu sót, vướng mắc về chính sách về quản lý hiệu suất năng lượng cho các phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc lĩnh vực xây dựng.

Giải pháp thực hiện chính sách: Bổ sung làm rõ đối tượng dán nhãn năng lượng cho nhóm vật liệu xây dựng; Bãi bỏ quy định cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tăng cường việc kiểm tra sau dán nhãn (hậu kiểm).

Thu Hường - Thanh Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) có gì mới?

Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) có gì mới?

Mục đích ban hành Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về năng lượng nguyên tử.
EVNCPC: Tăng quản lý hành lang tuyến để đảm bảo an toàn trong vận hành

EVNCPC: Tăng quản lý hành lang tuyến để đảm bảo an toàn trong vận hành

Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) yêu cầu các đơn vị thành viên tăng quản lý hành lang tuyến, đẩy mạnh tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân.
Vì sao nhiều trạm LNG nổi tại châu Âu bị bỏ không?

Vì sao nhiều trạm LNG nổi tại châu Âu bị bỏ không?

Mặc dù giá cao và nhu cầu ở châu Âu tăng mạnh, thế nhưng các trạm nhập khẩu LNG nổi tại Pháp và Đức đã bị bỏ không nhiều tháng. Vậy lý do là gì?.
6 bài học cho Việt Nam từ chính sách năng lượng Australia

6 bài học cho Việt Nam từ chính sách năng lượng Australia

Tình trạng bất ổn lưới điện, thiếu hụt điện, khí đốt đang là thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng Australia, mang lại nhiều bài học cho Việt Nam.
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện

Nhờ phát huy hiệu quả các chương trình tiết kiệm điện, năm 2024, sản lượng điện tiết kiệm của Quảng Ninh đạt 134.533.191 kWh, tương đương tỷ lệ 2,05%.

Tin cùng chuyên mục

Tiết kiệm hàng tỷ đồng nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả

Tiết kiệm hàng tỷ đồng nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả

Sử dụng đèn led tiết kiệm điện, lắp biến tần, tận dụng than nhiệt trị thấp để cung cấp nhiệt cho nồi hơi… đã giúp Than Núi Béo tiết kiệm trên 1 triệu kWh/năm.
Hoàn thành Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước ngày 20/3

Hoàn thành Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước ngày 20/3

Chiều 18/3, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp rà soát Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
Sự suy giảm nhu cầu dầu toàn cầu tác động gì đến Việt Nam?

Sự suy giảm nhu cầu dầu toàn cầu tác động gì đến Việt Nam?

Sự dư thừa nguồn cung đang tạo ra một cú sốc lớn trên thị trường, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng khi nhu cầu dầu toàn cầu có dấu hiệu suy giảm.
Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025

Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025

Lễ phát động hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025 sẽ được Hà Nội tổ chức vào ngày 22/3/2025 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Đảng bộ than Núi Béo - Một nhiệm kỳ vượt khó thành công

Đảng bộ than Núi Béo - Một nhiệm kỳ vượt khó thành công

Đảng bộ Công ty Cổ phần Than Núi Béo - Vincomin vượt khó, hoàn thành thắng lợi nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Công ty lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng

Để nâng cao hiệu quả thực thi, Luật sử dụng năng lượng tiết tiết kiệm và hiệu quả được sửa đổi theo hướng tăng chế tài, phân cấp mạnh cho địa phương.
Mỹ chi 57 triệu USD tái khởi động lò phản ứng hạt nhân

Mỹ chi 57 triệu USD tái khởi động lò phản ứng hạt nhân

Bộ Năng lượng Mỹ cho biết họ đã giải ngân 57 triệu USD trong khoản bảo lãnh vay 1,52 tỷ USD cho nhà máy điện hạt nhân Palisades của Holtec tại Michigan.
Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Năng lực cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) của châu Á sẽ cao hơn nhu cầu khu vực trong năm nay và năm tới với nhiều cơ sở sản xuất mới.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Bài 2- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Bài 2- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

Cùng với chuyển dịch xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
Đảm bảo đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên sớm về đích

Đảm bảo đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên sớm về đích

Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên được khởi công sáng 16/3 với mục tiêu về đích trước 2/9, phát huy tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, "4 tại chỗ"...
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xem là một trong những trụ cột quan trọng đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
Ấn Độ chuyển hướng lọc dầu sang Mỹ Latinh và châu Phi

Ấn Độ chuyển hướng lọc dầu sang Mỹ Latinh và châu Phi

Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Mỹ Latinh và châu Phi đã tăng nhẹ trong tháng 2, khi các nhà máy lọc dầu chuyển sang các nguồn cung thay thế.
Vì sao nhu cầu dầu mỏ ngày càng tăng ở Ấn Độ?

Vì sao nhu cầu dầu mỏ ngày càng tăng ở Ấn Độ?

Ấn Độ - “con hổ” đang trỗi dậy ở châu Á, tiếp tục cho thấy nhu cầu năng lượng khổng lồ và đây là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của quốc gia này.
Chuyển dịch xanh cho tương lai xanh. Bài 2: Doanh nghiệp Quảng Ninh đồng hành

Chuyển dịch xanh cho tương lai xanh. Bài 2: Doanh nghiệp Quảng Ninh đồng hành

Để chuyển đổi xanh, nhiều doanh nghiệp Quảng Ninh đã chủ động đổi mới công nghệ, thực hiện kinh tế tuần hoàn nhằm tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện.
Điểm tên 7 dự án truyền tải điện gần 10.000 tỷ đồng

Điểm tên 7 dự án truyền tải điện gần 10.000 tỷ đồng

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, Thủ tướng Chính phủ và các địa phương đã phê duyệt chủ trương đầu tư 7 dự án truyền tải điện với giá trị gần 10 nghìn tỷ đồng
Nguồn cung tăng vọt, Ấn Độ sẽ lập sàn giao dịch than?

Nguồn cung tăng vọt, Ấn Độ sẽ lập sàn giao dịch than?

Bộ Than của Ấn Độ đang đề xuất thành lập một sàn giao dịch than khi sản lượng than trong nước tăng mạnh.
Kazakhstan sản xuất dầu mỏ vượt quá hạn ngạch

Kazakhstan sản xuất dầu mỏ vượt quá hạn ngạch

Kazakhstan liên tục sản xuất vượt quá hạn ngạch 1,468 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà OPEC và các đồng minh bao gồm cả Nga, đã ký kết.
Chuyển dịch xanh cho tương lai xanh! Bài 1: Góp phần hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng xanh

Chuyển dịch xanh cho tương lai xanh! Bài 1: Góp phần hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng xanh

Với khát vọng tăng trưởng xanh, cùng với kinh tế tuần hoàn thì tiết kiệm năng lượng là một trong những giải pháp quan trọng được Quảng Ninh đẩy mạnh thực thi.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Pacifico Energy.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Điện lực Pháp

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Điện lực Pháp

Chiều 12/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF).
Mobile VerionPhiên bản di động