Thứ tư 18/12/2024 05:44

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Tín dụng chính sách đã trở thành “chủ công” hỗ trợ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bố Trạch vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trong chặng đường 10 năm triển khai, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chỉ đạo và thực hiện tốt nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ đó nguồn vốn vay đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế và nhiều nét khởi sắc.

Ngoài ra, người dân được vay vốn ưu đãi từ nhiều chương trình cho vay tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương, những chương trình vay vốn thiết thực mang lại an sinh xã hội cao như chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, học sinh- sinh viên...

Một hộ nông dân được hỗ trợ vay vốn tín dụng để mua gia súc chăn nuôi phát triển kinh tế tại huyện Bố Trạch (Ảnh: Thanh Sang)

Trong những năm qua chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cùng toàn thể nhân dân đã đồng lòng chung sức, quyết tâm thực hiện công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời Huyện uỷ, UBND huyện Bố Trạch đã triển khai phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW và các văn bản liên quan của Chính phủ, của tỉnh tới 100% các chi bộ, Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy; chỉ đạo các các cơ quan, đơn vị, cấp ủy đảng, chính quyền xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là hoạt động thường xuyên, tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Hội đoàn thể nhận ủy thác mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi...cho Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để đầu tư có hiệu quả nguồn vốn vay của NHCSXH. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương, tạo điều kiện làm việc cho NHCSXH trên địa bàn, đặc biệt quan tâm bố trí nơi làm việc thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH định kỳ tại Điểm giao dịch xã.

Tín dụng chính sách đã trở thành một chủ công hỗ trợ nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của huyện Bố Trạch vươn lên trong cuộc sống. Tín dụng chính sách đang là lực đẩy giúp người dân huyện Bố Trạch từng bước thoát nghèo bền vững…..

Theo đại diện NHCSXH huyện Bố Trạch, trong thời gian tới, để tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội phải xác định chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn... Tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; điều tra, rà soát, bổ sung đối tượng đủ điều kiện vay vốn theo quy định tăng cường tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu dãi của Nhà nước, phối hợp, lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, công tác khuyến nông, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo và các dối tượng chính sách; phổ biến các mô hình vay vốn, các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả; các điển hình giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xà hội ở địa phương.

Thành Long- Thanh Sang
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Chính sách xã hội

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm